CÓ THỂ Ở HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HOẶC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA TỪNG QUỐC GIA CÓ NHỮNG QUY ĐỊNH KHÔNG HOÀN TOÀN GIỐNG NHAU VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SHTT ĐƯỢC BẢO HỘ HOẶC THẬM CHÍ CÁC LĨNH VỰC QUYỀN SHTT. CỤ THỂ, THEO QUY ĐỊNH TẠI CÔNG ƯỚC THÀNH LẬP WIPO TẠI STOCKHOLM NGÀY 14/07/1967 ĐÃ LẬP RA HỆ THỐNG CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỘC PHẠM TRÙ SHTT ĐƯỢC CHẤP NHẬN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI NHƯ SAU:
“intellectual property” shall include the rights relating to: literary, artistic and scientific works, performances of performing artists, phonograms, and broadcasts, inventions in all fields of human endeavor, scientific discoveries, industrial designs, trademarks, service marks, and commercial names and designations, protection against unfair competition and all other rights resulting from intellectual activity in the industrial, scientific, literary or artistic fields
Chúng tôi tạm dịch như sau:
Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền gắn liền với các đối tượng: tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; sự biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, bản ghi âm và phát sóng; sáng chế thuộc mọi lĩnh vực nỗ lực của con người; phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu, tên và chỉ dẫn thưong mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh; tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vục công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật [49. Điều 2].
Như vậy, theo quy định của Công ước Stockholm, thì quyền SHTT bao gồm hai lĩnh vực quyền mang tính truyền thống đó là: quyền tác giả, quyền liên quan; và quyền sở hữu công nghiệp (SHCN). Trong khi đó, theo quy định của Luật SHTT của Việt Nam, quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác già và quyền liên quan; quyền SHCN; và quyền đối với giống cây trồng.
– Quyền tác giả và quyền liên quan:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do minh sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tồ chức, cá nhân đối với cuộc biếu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Các tài sản quyền SHTT ở lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan luôn được pháp luật bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản. Chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan được độc quyền sử dụng và khai thác tác phẩm của mình.
Ngoại trừ những trường hợp được pháp luật cho phép sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao thì mọi hành vi sao chép, trích dịch, công bố phổ biến, … nhằm mục đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.
– Quyền SHCN:
Quyền SHCN bao gồm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp (KDCN), nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các quyền SHCN khác do pháp luật quy định.
Quyền SHCN bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng SHCN. Luật về SHCN bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín kinh doanh.
SHCN không phải là một loại sở hữu có liên quan đến tài sản hữu hình dùng trong công nghiệp mà là sở hừu đối với tài sản vô hình. Đó là sáng chế, giải pháp hữu ích, v.v… Kể cả những đối tượng có thể tưởng là tài sản hữu hình như KDCN hay nhãn hiệu hàng hóa cũng không phải là tài sản hữu hình.
Cái mà pháp luật hướng tới bảo vệ trong quan hệ pháp luật dân sự về SHCN không phải là kiểu dáng một chiếc xe hay một bộ quần áo, hay một dấu hiệu gắn trên hàng hóa, mà là những đối tượng vô hình đứng đằng sau kiều dáng hay nhãn hiệu, là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của chủ sở hữu đối tượng đó.
– Quyền đối với giống cây trồng:
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Đối tượng được pháp luật hướng tới bảo vệ đối với giống cây trồng chính là tính mới, tính ổn định, đồng nhất và khả năng phân biệt với các giống cây trồng khác.
Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT.
THEO INTERNET