A. Sơ lược khái niệm và các điều kiện bảo hộ sáng chế?
Sáng chế là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Khác với nhãn hiệu và Kiểu dáng công nghiệp chỉ đòi hỏi sự tra cứu dựa trên hình thức bên ngoài hay độ nhận biết qua hình thức, cảm quan thì Sáng chế là một đối tượng tra cứu đòi hỏi sự chuyên môn cao về các lĩnh vực mà Sáng chế có liên quan.
Như vậy bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa chỉ cần 1 luật sư chuyên môn thì trong sáng chế, mỗi lĩnh vực khác nhau như Công nghệ sinh học, Khoa học vật liệu mới, Cơ khí máy móc, Công nghệ hạt nhân, Y học… lại đòi hỏi nhiều luật sư có thể phụ trách chuyên môn cao ở các lĩnh vực nói trên để giúp bảo hộ sáng chế thành công. Chỉ có các công ty Luật Sở hữu trí tuệ lớn như WINCO mới có đủ tiềm lực để hợp tác và hỗ trợ tra cứu, bảo hộ các giải pháp sáng chế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sáng chế về nội dung là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc một quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc áp dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế để được bảo hộ thì phải do hoạt động lao động sáng tạo của con người hoặc con người tìm ra quy luật và ứng dụng cụ thể chứ không phải sản phẩm của tự nhiên hoặc đã có sẵn trong tự nhiên.
Sáng chế còn là sản phẩm dưới dạng một kết cấu như máy móc, thiết bị, linh kiện, dụng cụ, hoặc dưới dạng một chất như vật liệu mới, chất liệu sáng tạo ra, các loại thực phẩm, dược phẩm có đặc điểm mới và sáng tạo… Ngoài ra, sáng chế có thể là quy trình như quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, sản xuất, chế tạo…
Ví dụ như sáng chế của PGS.TS Lê Thanh Hà ở Trường đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã sáng chế ra một thuật toán phân tích hình ảnh camera giúp tự động giám sát và phát hiện người ngã, từ đó lập tức đưa ra tín hiệu báo động đến một ứng dụng để người giám hộ kịp thời cấp cứu. Hệ thống này không chỉ dễ dàng lắp đặt trong gia đình mà còn có thể phổ biến ngay tại các bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc người cao tuổi giúp giảm tải việc theo dõi cho các bác sĩ, y tá. Do vậy giải pháp này có thể đăng ký sáng chế vì đáp ứng các điều kiện như bên dưới.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới so với các giải pháp đã có tới nay. Một sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên
- Có trình độ sáng tạo so với các sáng chế đã có. Sáng tạo được hiểu là kết quả của ý tưởng nhưng không phải nảy sinh một cách hiển nhiên từ trình độ kỹ thuật trung bình. Sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng
- Có khả năng áp dụng trong công nghiệp. Cụ thể, sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Lưu ý: trường hợp sáng chế chỉ đáp ứng hai điều kiện: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp thì sáng chế đó không được cấp Bằng độc quyền sáng chế mà chỉ được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
* Phân loại các đối tượng không được đăng ký bảo hộ sáng chế:
Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính, giáo trình, giáo án điện tử v.v… nên được bảo hộ thấp hơn là quyền tác giả, tác phẩm.
Cách thức thể hiện thông tin;
Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
Giống thực vật, giống động vật sẽ bảo hộ riêng trong 1 mục khác là giống cây trồng vật nuôi;
Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật. Ví dụ 1 quy trình chuẩn đoán Covid-19 của 1 hãng Dược phẩm Hàn Quốc không thể đăng ký sáng chế.
B. Sự phức tạp của tiến trình thẩm định và tra cứu sáng chế tại Việt Nam và trên thế giới:
Để bảo hộ thành công sáng chế, chủ sở hữu cần tra cứu xem sáng chế của mình có thể bảo hộ hay không, bảo dưới dạng nào. Như đã nói ở trên một giải pháp chỉ có tính mới và ứng dụng công nghiệp nhưng chưa có đủ tính sáng tạo so với trình độ của các sáng chế hiện tại thì chỉ được bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích. Ví dụ đơn giản là các bộ Kit thử nghiệm Covid-19 mới của các hãng dược phẩm, vì các bộ Kit đó chỉ khác nhau về thành phần hóa học, hóa chất dùng trong bộ Kit, nếu chưa có gì sáng tạo chẳng hạn khả năng chuẩn đoán, thời gian chuẩn đoán nhanh hơn, độ nhạy cao hơn nếu có 1 đặc tính khoa học kỹ thuật mới thì khi đó các cải tiến của bộ Kit chỉ đủ để đăng ký giải pháp hữu ích. Tuy nhiên cũng có trường hợp một giải pháp hữu ích nâng lên thành sáng chế nếu nó có đủ tính sáng tạo so với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, đó là khi giải pháp đó có 1 cải tiến đặc biệt mà các giải pháp khác chưa từng có.
Hàng ngày có hàng nghìn ứng dụng, giải pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ ra đời. Nhưng chỉ có 1 số ít trong số đó đủ khả năng ứng dụng vào công nghiệp. Rất nhiều giải pháp, sáng chế đó được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ các nước khác nhau. Để được bảo hộ tại một quốc gia cụ thể bạn cần nộp đơn vào Pha Quốc gia không muộn quá 31 tháng kể từ ngày nộp đơn tại nước đầu tiên. Đây là 1 quy định quốc tế do tổ chức WIPO công bố và các quốc gia tuân theo hiệp định này. Vấn đề là bạn sẽ không thể biết sáng chế của mình so với các giải pháp khác có gì khác biệt. Đôi khi ý tưởng trùng nhau nhưng ai đăng ký trước sẽ được sở hữu quyền bảo hộ. Dù bạn khăng khăng rằng những nghiên cứu của tôi là tiến bộ nhưng nếu chưa tra cứu đầy đủ, thẩm định qua các luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm thì nó vẫn có thể bị từ chối cấp quyền bảo hộ.
Do vậy bước tư vấn trong tiến trình bảo hộ sáng chế là rất quan trọng. Thậm chí ở nhiều quốc gia tiên tiến như Nhật Bản có quãng thời gian họ đã từ chối cá nhân tự nộp đơn bảo hộ mà yêu cầu bắt buộc qua các đại diện sở hữu công nghiệp. Nhật Bản làm điều này vì nhằm chuyên nghiệp hóa và giảm thiểu thời gian tương tác vì họ hiểu rằng đây là công việc đòi hỏi những người chuyên nghiệp làm. Việc này của Nhật vừa giảm thời gian người chủ sở hữu đối tượng phải trao đổi trực tiếp với Cơ quan hữu trách vừa giảm thời gian các đơn sẽ được xét duyệt tại Nhật vì khi qua các đại diện độ chính xác và các yêu cầu của đơn bảo hộ đã được chuyên môn hóa cao nên khả năng cấp bằng bảo hộ dễ dàng hơn.
WINCO đã từng làm việc với các chuyên gia Sở hữu trí tuệ nhiều nước và nhận ra tầm quan trọng của việc mở rộng một mạng lưới nối kết các hãng Luật SHTT khắp nơi trên thế giới để cùng hợp tác giúp khách hàng bảo hộ thành công đơn Sáng chế hoặc GPUI của mình. Chúng tôi luôn biết hãng luật nào chuyên nghiệp và có thể hỗ trợ thành công tiến trình thẩm định, tra cứu, nộp đơn tại các cơ quan SHTT quốc tế. Chúng tôi cũng đã hợp tác cùng cục SHTT từ những ngày đầu thành lập và bảo hộ rất nhiều sáng chế quan trọng của người Việt.
Việc chọn một đại diện Sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp là việc mà bạn nên cân nhắc khi bảo hộ sáng chế vì đây là lĩnh vực đòi hỏi sự chuyên nghiệp, tận tâm và nghiêm túc.
Mọi thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục tra cứu sáng chế, hướng dẫn bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam và quốc tế xin liên hệ:
Công ty Luật Sở hữu trí tuệ WINCO
1) Văn phòng HN: Tòa nhà WINCO 54 Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Tel: (8424) 37628119/ (024)37628185
Fax : (84-24) 3 7628120 / (024) 37628526
Email: winco@winco.vn /patent@winco.com.vn
2) Văn phòng TP. HCM:
Lầu 2, Tòa nhà Harbour View Tower, 35 Nguyễn Huệ, Q1, TP. Hồ Chí Minh;
ĐT : (84-28) 3 8218291 * (84-28) 3 8214594 * Fax : (84-28) 3 8218292
E-mail: info@winco.com.vn – winco@winco.vn – patent@winco.com.vn
Website: www.wincolaw.com.vn