Không giống với các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh thường hoạt động theo quy mô nhỏ lẻ. Do quy mô sản xuất, số lượng hàng hóa, sản phẩm không lớn nên hộ kinh doanh thường không để tâm đến vấn đề bảo hộ thương hiệu.
- Hộ kinh doanh là gì
Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ…”
- Ưu, nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh
Ưu điểm:
- Hồ sơ thành lập, thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản hơn so với việc thành lập doanh nghiệp.
- Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế đơn giản hơn. Hộ kinh doanh có thể đóng thuế khoán hàng năm thay vì phải thực hiện khai thuế hàng tháng như doanh nghiệp.
- Hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm.
- Chế độ chứng từ, sổ sách, kế toán đơn giản.
Nhược điểm:
- Hiện nay theo quy định mới thì chủ thể thành lập hộ kinh doanh thu hẹp lại chỉ bao gồm: Cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình, không còn nhóm các cá nhân như luật cũ.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên khác.
- Các thành viên trong hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình cho mọi khoản nợ, nghĩa vụ của hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
- Không được tự đặt in hóa đơn.
- Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm những tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy CMND, CCCD
Đối với hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Giấy CMND
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Nơi nộp: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc (kể từ nhận nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ).
Lệ phí: Theo dạnh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là gì
Chắc hẳn những cái tên như Gucci, Chanel, Tom Ford, Dior, KFC, Burger King… không còn xa lạ gì với chúng ta. Đây là một trong những công cụ nhận diện thương hiệu của các doanh nghiệp, công ty. Bộ nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp có thể bao gồm Logo công ty, nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, slogan, đồng phục nhân viên. Ngay khi nhìn vào những công cụ này thì ngay lập tức khách hàng, người tiêu dùng, đối tác nhận diện được ngay đây là sản phẩm của công ty nào, đồng phục này là người của công ty nào. Tuy vậy nhưng trên thực tế chỉ có những công cụ quan trọng, có giá trị thương mại mới cần đến việc bảo hộ như Logo công ty, nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của công ty, kiểu dáng công nghiệp…
Vậy thế nào là đăng ký bảo hộ thương hiệu? Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu nhãn hiệu và có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để làm gì
Thứ nhất, để phân biệt với các đối thủ khác
Theo thống kê đến hết Quý 1 năm 2020, Việt Nam có đến hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Sự cạnh tranh giữa các hộ kinh doanh cá thể với nhau và giữa các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp diễn ra vô cùng khốc liệt. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu chính là cách thức hữu hiệu trong việc hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của mình. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ hàng hóa, sản phẩm của mình khỏi bị làm giả làm nhái, hoặc bảo vệ thương hiệu của mình khỏi những chủ thể có ý định đánh cắp thương hiệu. Những hộ kinh doanh với những sản phẩm truyền thống, cổ truyền đặc biệt cần chú trọng đến việc bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu này.
Thứ hai, đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu góp phần gia tăng giá trị thương mại, quảng bá thương hiệu.
Một lợi ích quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là giúp tăng khả năng nhận diện của các hộ kinh doanh trên thị trường, tăng giá trị hàng hóa và tăng mức độ uy tín của các hộ kinh doanh. Khi đã được biết đến rộng rãi, lợi ích kinh tế được cải thiện thì các hộ kinh doanh có thể cân nhắc đến việc chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền để mở rộng quy mô và tăng thu nhập.
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Công ty Luật WINCO
Công ty Luật Winco là công ty tư vấn chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi đã và đang cung cấp cho khách hàng những dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp trong mọi lĩnh vực như: Sở hữu trí tuệ, Đầu tư, Doanh nghiệp, Thương mại, Thuế, Tài chính, Ngân hàng, Bất động sản… WINCO đã đại diện cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, bản quyền tác giả..trong và ngoài nước, đồng thời giải quyết hàng trăm vụ khiếu nại bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ bị xâm phạm.
Khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ qua email winco@winco.vn hoặc qua số điện thoại 024.37628119 hoặc 024.37628185 để được hỗ trợ.