Thưa luật sư, tôi có thắc mắc trong vấn đề sau rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư!
Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản ly hôn, xóa sổ thụ lý giải quyết việc dân sự và thụ lý vụ án ly hôn, chia tài sản chung vợ chồng thì tiền tạm ứng án phí và lệ phí giải quyết việc dân sự đã nộp được giải quyết như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Chào Anh/Chị!
Vấn đề của Anh/Chị hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Khoản 5 Điều 397 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Điều 397. Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, Không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục cung do Bộ luật này quy định”.
Khoản 5 Điều 25 Nghị quyết số 326/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định:
“Điều 25. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
5. Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, khi giải quyết vụ án, Tòa án phải xác định tư cách tố tụng của các đương sự, theo đó, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
“Điều 146. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.”
Trường hợp đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí thì được khấu trừ số tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đã nộp; nếu chưa đủ thì phải nộp phần còn thiếu; trường hợp đương sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì số tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đã nộp sẽ được giải quyết khi Tòa án quyết định án phí.
Câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc trong vấn đề sau rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư! Tôi xin chân thành cám ơn!
Bố tôi có một mảnh đất và năm ngoái ông vừa qua đời và không để lại di chúc. Mảnh đất này đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có ghi chú: chưa phân chia di sản thừa kế, không thực hiện các giao dịch quyền sử dụng đất. Vậy cho tôi hỏi nếu tôi muốn bán mảnh đất này hoặc thực hiện các giao dịch khác thì tôi phải làm gì?
Trả lời tư vấn:
Chào anh,
Trường hợp của anh, tôi xin tư vấn như sau:
Vì bố anh mất, không để lại di chúc, nên theo quy định của pháp luật thì di sản của bố anh để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Những người này được hưởng phần di sản bằng nhau.
Do vậy, đầu tiên anh phải xác định những người được thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bố anh để lại. Trên cơ sở đó, những người này có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc phân chia di sản thừa kế.
Sau đó, những người được hưởng di sản thừa kế chuẩn bị hồ sơ gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện nơi có đất để thực hiện thủ tục đăng ký biến động Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sau khi chỉnh lý biến động, muốn thực hiện các giao dịch quyền sử dụng đất cần phải có sự đồng ý của những người đứng tên chủ sử dụng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu anh còn thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý nào khác, anh vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn:
Công ty Luật Winco
54 Phố Trần Quốc Vượng, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: (84-24) 3 7628119 * (84-24) 3 7628185
E-mail: winco@winco.vn; patent@winco.com.vn
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Theo khoản 13, điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009:
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó.
Cũng theo khoản 13, điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 (có hiệu lực từ 1/1/2023):
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.
Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của chiếc xe ôtô, xe máy hoặc hình dáng thể hiện của bao bì của một sản phẩm sẽ được gọi là kiểu dáng công nghiệp.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính được Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành, nói cách khác đây chính là việc chủ sở hữu tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho kiểu dáng.
Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm (thời gian bảo hộ kiểu dáng là 5 năm và có thể tiến hành gia hạn thêm 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm – theo khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).
Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được gọi là “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp” được cấp cho chủ đơn đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp với chủ đơn đăng ký. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ gồm các nội dung cơ bản sau:
Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Kiểu dáng công nghiệp tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, do đó còn nâng cao được chất lượng của sản phẩm, giúp người tiêu dùng cảm nhận được sự khác biệt khi sử dụng sản phẩm. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sản phẩm sẽ giúp:
– Bảo vệ cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp trước hành vi sử dụng trái phép từ phía những người khác, giúp chủ sở hữu quyền có các biện pháp hợp pháp để ngăn ngừa hoặc ngăn chặn người khác khai thác thương mại hoặc sao chép kiểu dáng công nghiệp của mình.
– Đem lại lợi nhuận về kinh tế cho chủ sở từ việc độc quyền khai thác thương mại đối với sản phẩm mang kiểu dáng của mình.
– Có thể bán hoặc chuyển giao quyền sử dụng Kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ cho công ty khác, do đó đem lại nguồn thu nhập tiềm năng cho chủ sở hữu quyền.
– Độc quyền Kiểu dáng công nghiệp có thể củng cố thương hiệu và danh tiếng công ty.
Công ty Luật WINCO (WINCOLAW) tự hào vì đã tư vấn và giúp các khách hàng trong nước và nước ngoài đăng ký bảo hộ rất nhiều kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email winco@winco.vn; patent@winco.com.vn hoặc số điện thoại (84-24) 3 7628119 / (84-24) 3 7628185 nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn để được sự hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất từ chúng tôi.
Công ty Luật WINCO là công ty tư vấn chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt nam, WINCO đã và đang cung cấp cho khách hàng những dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp trong mọi lĩnh vực như: Sở hữu Trí tuệ, Đầu tư, Doanh nghiệp, M&A, Thương mại, Thuế, Tài chính, Ngân hàng, Bất động sản, Dân sự, Hình sự, Tranh tụng tại Tòa án… WINCO đã đại diện cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước nộp đơn đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (Nhãn hiệu, Kiểu dáng Công nghiệp, Sáng chế, Bản quyền tác giả,… ) ở trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời giải quyết hàng trăm vụ khiếu nại bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ bị xâm phạm.
Trong sở hữu công nghiệp thì không thể nào tránh khỏi tình trạng nhiều đơn đăng ký bảo hộ cho đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp/ SHTT trùng hay có tương tự nhau cùng nộp để xin cấp văn bằng bảo hộ thì Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên “first to file” ra đời để xử lý vấn đề này.
-Thứ nhất: Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương nhau, thì Bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế theo đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp Bằng bảo hộ.
-Thứ hai: Theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký để được cấp Bằng bảo hộ là sáng chế và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì Bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó. Trường hợp này, các chủ thể có quyền nộp đơn cùng nhau thỏa thuận về việc cấp bằng sáng chế cho ai. Nếu không tỏa thuận được thi các đối tượng của các đơn yêu cầu bảo hộ bị từ chối cấp Bằng bảo hộ. Nguyên tắc này thể hiện viêc cấp Bằng bảo hộ chỉ cấp cho một sáng chế có nội dung trùng hoặc không khác biệt của nhiều chủ thể sáng tạo độc lập tạo ra giải pháp kỹ thuật.
– Đảm bảo cho việc một đối tượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ được cấp cho một người duy nhất;
– Không cho phép chậm trễ trong việc nộp đơn nếu muốn được cấp văn bằng bởi nó được coi như một công cụ tạo nên sức bật thúc đẩy việc nộp đơn được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả;
– Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo;
– Nâng cao ý thức của chủ thể sở hữu công nghiệp trong việc nộp đơn sớm;
– Giúp cơ quan nhà nước không cần phải “căng não” để quyết định chủ thể nào được cấp văn bằng và cũng ít nảy sinh tranh chấp hơn.
– Đối với sáng chế nếu có nhiều đơn đăng ký sáng chế trùng hoặc tương tự nhau thì Bằng độc quyền sáng chế chỉ được cấp cho sáng chế có đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp sớm nhất.
– Đối với kiểu dáng công nghiệp nếu có nhiều đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì Bằng độc quyền KDCN chỉ được cấp cho kiểu dáng có đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp sớm nhất.
– Nếu có nhiều đơn hợp lệ có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì Bằng độc quyền sáng chế và kiểu dáng công nghiệp chỉ được cấp cho đối tượng của 1 đơn duy nhất trong số các đơn theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn. Trường hợp không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn sẽ bị từ chối cấp
– Nếu có nhiều đơn của nhiều người hoặc của cùng 1 người đăng ký các nhãn hiệu trùng. Hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm. Dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau thì GCN sẽ chỉ được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp sớm nhất.
– Nếu có nhiều đơn hợp lệ có cùng ngày ưu tiên. Hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của 1 đơn duy nhất trong số các đơn theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn. Trường hợp không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn sẽ bị từ chối cấp.
Lưu ý: Ngày ưu tiên là 1 trong những quy định trong điều ước quốc tế về SHCN. Các nước thành viên của Công ước Paris về sở hữu công nghiệp. Công ước PCT về bảo hộ sáng chế.
Trên đây là những phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong sở hữu công nghiệp. Vì vậy, qua việc này chủ sở hữu sẽ chủ động hơn trong việc nộp đơn để bảo đảm mọi quyền lợi.
Hy vọng qua câu trả lời trên bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế …
Câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc trong vấn đề sau rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư!
Nhượng quyền thương mại là gì và làm thế nào để thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Chào Anh/Chị!
Vấn đề của Anh/Chị hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
1.1. Nhượng quyền thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.
Hay có thể hiểu rõ hơn, rằng nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại được thực hiện giữa các thương nhân với nhau, theo đó bên nhượng quyền (là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp) sẽ cho phép và yêu cầu bên nhận quyền (là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhượng quyền thứ cấp, mà bên nhượng quyền thứ cấp được hiểu là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho bên nhận quyền thứ cấp) tự mình tiến hành và thực hiện các công việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ tương ứng với một số điều kiện theo quy định của pháp luật.
Các điều kiện này bao gồm:
Thứ nhất, việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của bên nhận quyền phải được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
Nghĩa là, sau khi bên nhận quyền nhận được sự cho phép của bên nhượng quyền thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký kết giữa hai bên. Lúc này, bên nhận quyền sẽ tự mình tiến hành và thực hiện các công việc mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ theo đúng quy trình, cách thức tổ chức cũng như hoạt động kinh doanh mà bên nhượng quyền quy định. Gắn liền với việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ này, bên nhận quyền cũng phải đảm bảo rằng hàng hóa được mua bán hay dịch vụ được cung ứng phải mang nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh cũng như quảng cáo của bên nhượng quyền thương mại.
Thứ hai, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Sau khi nhận quyền thương mại, trong quá trình kinh doanh của bên nhận quyền, bên nhượng quyền sẽ hoàn toàn có quyền kiểm soát việc điều hành công việc kinh doanh, đảm bảo quá trình kinh doanh đúng cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định. Cùng với đó, khi bên nhận quyền gặp khó khăn, trở ngại trong công việc kinh doanh của mình, bên nhượng quyền cũng hoàn toàn có quyền được trợ giúp cho bên nhận quyền.
Nhìn chung, khi bên nhượng quyền sau khi đã chuyển nhượng quyền thương mại của mình sang cho bên nhận quyền, thì bên nhận quyền sẽ là bên trực tiếp thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Còn bên nhượng quyền dù không trực tiếp thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng vẫn có quyền trực tiếp kiểm soát, trợ giúp bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh để đảm bảo bên nhận nhượng quyền hoạt động theo đúng quy trình kinh doanh mà bên nhượng quyền đưa ra.
1.2. Thế nào là đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại?
Theo quy định của pháp luật thương mại, cụ thể tại khoản 1 Điều 291 Luật Thương mại 2005, khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại và khoản 1 Mục II Thông tư 09/2006/TT-BMT hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, thì trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền, bao gồm cả dự kiến nhượng quyền ban đầu và dự kiến nhượng quyền thứ cấp phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu, đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là việc bên dự kiến nhượng quyền thương mại sẽ phải thực hiện các thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật với cơ quan có thẩm quyền để được thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại với các bên nhận quyền. Sau khi bên dự kiến nhượng quyền hoàn tất các thủ tục đăng ký nhượng quyền với cơ quan đăng ký có thẩm quyền và được cơ quan đăng ký có thẩm quyền vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại thì lúc này, việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đã hoàn thành và bên nhượng quyền sẽ được phép tiến hành ký kết các hợp đồng nhượng quyền thương mại với bên nhận quyền.
1.3. Các trường hợp không phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại thì các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền thương mại bao gồm:
– Nhượng quyền trong nước và
– Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Đối với các trường hợp trên, bên dự kiến nhượng quyền thương mại không cần phải thực hiện việc đăng ký nhượng quyền thương mại với cơ quan đăng ký có thẩm quyền. Tuy nhiên, bên dự kiến nhượng quyền thương mại phải thực hiện chế độ báo cáo với Sở Công Thương. Điều này nhằm giúp cho các Sở, Bộ thống kê và nắm bắt được tình trạng nhượng quyền thương mại trên thị trường hiện nay và quản lý được danh sách các thương nhân đang thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại.
Theo điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, khoản 3 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP và khoản 1 Mục I Thông tư 09/2006/TT-BTM thì Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) sẽ là cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đối với “nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam”.
Tương ứng với hoạt động này, hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Công thương được quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư 09/2006/TT-BTM sẽ bao gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;
– Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận;
– Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
– Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
Lưu ý:
Ngoài đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì các giấy tờ còn lại trong bộ hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại nếu được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (theo khoản 4 Mục II Thông tư 09/2006/TT-BTM và khoản 4 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP).
Đối với bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP và khoản 5, 6 Mục II Thông tư 09/2006/TT-BTM thì trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Thương nhân dự kiến nhượng quyền thương mại chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong bộ hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo như hướng dẫn tại mục 2 nêu trên.
– Sau đó, gửi hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
– Sau khi các cơ quan trên tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, cơ quan đăng ký sẽ ghi giấy biên nhận và giao cho thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Bước 2. Theo dõi và bổ sung hồ sơ (nếu có)
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản cho thương nhân nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Lúc này, thời hạn xử lý hồ sơ sẽ được tính từ thời điểm thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bổ sung hồ sơ đầy đủ.
– Nếu không rõ về việc bổ sung hồ sơ, thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có quyền đề nghị cơ quan đăng ký giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3. Xử lý hồ sơ và nhận kết quả
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thực hiện việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cho thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân được biết.
– Trường hợp cơ quan đăng ký từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản cho thương nhân được biết và trong đó sẽ nêu rõ lý do từ chối.
– Luật Thương mại năm 2005.
– Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
– Thông tư 09/2006/TT-BMT ngày 25 tháng 05 năm 2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
– Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại.
Câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc trong vấn đề sau rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư!
Sau khi kết hôn, ngoài khối tài sản chung của hai vợ chồng thì vợ, chồng còn có quyền sở hữu tài sản của riêng mình không? Nếu có thì được quy định cụ thể như nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Chào Anh/Chị!
Vấn đề của Anh/Chị hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định của pháp luật, bao gồm:
– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;
– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;
– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;
– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng;
– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ;
– Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân thì vợ, chồng đều có thể có tài sản riêng của mình và nếu là tài sản riêng của vợ, chồng thì sẽ thuộc quyền sở hữu của mỗi người.
Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật còn được gọi là quyền sở hữu.
– Về quyền chiếm hữu: Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền chiếm hữu bao gồm việc chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là của chủ sở hữu, là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
– Về quyền sử dụng: Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.
– Về quyền định đoạt: Theo quy định Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”.
Theo Điều 206 Bộ luật Dân sự năm 2015 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng quy định: “Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Như vậy, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và không gây thiệt hại; được khai thác cũng như hưởng lợi ích từ khối tài sản khai thác được trong phạm vi pháp luật cho phép và được quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản đó.
3.1. Về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng hoặc nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”.
Theo đó, vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền quyết định nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện như sau:
– Theo thỏa thuận của vợ chồng.
– Tài sản được nhập vào tài sản chung nếu theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
– Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, vợ hoặc chồng có toàn quyền quyết định đối với tài sản riêng của mình, không ai được ép buộc người vợ, người chồng có tài sản riêng phải nhập tài sản riêng của họ vào khối tài sản chung của vợ chồng.
3.2. Về quyền quản lý tài sản riêng của vợ, chồng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản”.
Như vậy, khi xác lập quyền sở hữu với tài sản riêng của mình thì vợ, chồng sẽ tự quản lý tài sản đó. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng thì có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của mình. Trường hợp một bên vợ, chồng không thể tự quản lý và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng thì người còn lại mới có quyền quản lý tài sản đó.
3.3. Về nghĩa vụ riêng của vợ, chồng đối với tài sản riêng của mình
Theo khoản 3 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”.
Ngoài việc có các quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình thì vợ hoặc chồng còn có các nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đó. Khi vợ, chồng có nghĩa vụ riêng về tài sản của mình thì phải dùng tài sản riêng của mình để thanh toán các nghĩa vụ đó. Trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng không đủ để thanh toán các nghĩa vụ riêng về tài sản thì thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ, chồng có thể thỏa thuận thanh toán bằng tài sản chung.
3.4. Về quyền định đoạt của vợ, chồng đối hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình
Theo khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ”.
Theo đó, trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Đây là quy định phù hợp với thực tế cuộc sống và nhằm mục đích đảm bảo tính ổn định của cuộc sống chung, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên khác trong gia đình.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng” thì trong trường hợp này, một bên vợ, chồng là chủ sở hữu tài sản riêng có quyền ủy quyền cho bên kia thay mặt mình xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến tài sản đó.
Như vậy, khi vợ hoặc chồng có tài sản riêng thì được quyền sở hữu riêng tài sản đó và không phụ thuộc vào ý chí của bên còn lại. Điều này cho thấy pháp luật đã ghi nhận quyền tự do của mỗi cá nhân, trong đó có quyền tự do chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của vợ chồng.
4.Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình của Chính phủ.
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc trong vấn đề sau rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư!
Trường hợp nguyên đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì Tòa án có giải quyết việc thi hành án trong quyết định đình chỉ hay không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
– Trả lời tư vấn:
Chào Anh/Chị!
Vấn đề của Anh/Chị hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì:
“Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
…4. Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Theo quy định nêu trên thì trong trường hợp vụ án đã có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy án để xét xử lại, quá trình giải quyết lại sở thẩm, nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt nhưng họ không đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải được sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do vậy, trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt nhưng họ không đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, Tòa án phải hỏi ý kiến của bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan về việc có đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án hay không, có yêu cầu giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan không và tùy trường hợp xử lý như sau:
Trường hợp bị đơn không đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án, yêu cầu giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan thì Tòa án ra quyết định đình chỉ yêu cầu của nguyên đơn, xác định lại tư cách bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.
Trường hợp bị đơn đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án, yêu cầu giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan, yêu cầu độc lập thì Tòa an ra quyết định đình chỉ yêu cầu của nguyên đơn, đình chỉ yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có); người có quyền, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan yêu cầu Tòa án giải quyết thì trở thành bị đơn. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án, không yêu cầu giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án và giải quyết vấn đề án phí, không giải quyết vấn đề hậu quả của việc thi hành án.
Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai để hỏi ý kiến về việc có đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án hay không, có yêu cầu giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan không nhưng vẫn vắng mặt nhưng không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì coi như đồng ý đình chỉ giải quyết vụ án.
– Câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc trong vấn đề sau rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư! Tôi xin chân thành cám ơn!
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những trường hợp nào không được hưởng di sản thừa kế?
– Trả lời tư vấn:
Chào Anh/Chị!
Vấn đề của Anh/Chị hỏi tôi xin trả lời như sau:
Khai nhận và phân chia di sản thừa kế là thủ tục phát sinh sau khi người để lại di sản thừa kế chết. Việc phân chia di sản thừa kế có thể được phân chia theo di chúc hoặc phân chia theo pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những người thừa kế lại không được hưởng thừa kế đối với phần di sản mà người chết để lại.
Thừa kế được hiểu là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống.
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Thừa kế theo pháp luật: Khi người có di sản thừa kế chết mà không để lại di chúc, điều kiện và trình tự thừa kế thực hiện theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Theo quy định tại Điều 105 và Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:
– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Trong đó:
Bất động sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng và tài sản khác theo quy định của pháp luật
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Như vậy, di sản thừa kế chính là các tài sản của người để lại thừa kế lúc họ còn sống. Đó có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản thuộc di sản được phân loại thành bất động sản và động sản. Bất động sản thuộc di sản thừa kế có thể bao gồm: đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà ở; công trình xây dựng và tài sản khác theo quy định của pháp luật. Quyền tài sản của người chết để lại như: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp;…
Di sản thừa kế là phần di sản còn lại sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người đó để lại và chi phí liên quan đến thừa kế.
Các khoản nợ, bồi thường thiệt hại hay việc thực hiện các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại không phải di sản hay di sản thừa kế quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
Có thể thấy rằng, người thừa kế là người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Người thừa kế là cá nhân, thì phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc nếu là người được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế thì phải đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó phải đang còn tồn tại hợp pháp vào thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những người không được quyền hưởng di sản gồm:
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Đây là trường hợp người có quyền hưởng di sản thừa kế cố ý có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Những hành vi đó đã bị Tòa án có thẩm quyền kết án bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Bị coi là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng để lại di sản khi người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng với người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật nhưng cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người đó lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người đó để lại. Đối với trường hợp này, một người chỉ có thể bị tước quyền hưởng di sản khi có đủ cơ sở để khẳng định họ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Nếu không có cơ sở thì người đó vẫn được quyền hưởng di sản.
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng. Khác với trường hợp xâm phạm đến người để lại di sản, ở đây người thừa kế chỉ bị tước quyền hưởng di sản khi có hành vi xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế và việc này nhằm hưởng một phần di sản. Cũng như trường hợp thứ nhất, người có các hành vi này phải bị kết án và phải là hành vi cố ý thì mới bị mất quyền hưởng di sản.
– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản chính là quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu khi còn sống. Hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật. Do vậy, người có hành vi cản trở sẽ bị tước quyền hưởng di sản do người có di sản để lại. Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Điều đó có nghĩa là nếu thực hiện những hành vi trên mà không trái với ý chí của người chết thì người này không bị tước quyền thừa kế.
Lưu ý: Những người nêu trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Qua đó có thể hiểu, truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản thừa kế không muốn để lại phần tài sản của mình cho một người nào đó và ý chí này được ghi vào di chúc hợp pháp. Đây là quyền của người để lại di chúc.
Đồng nghĩa với đó là người bị truất quyền thừa kế là người không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Đồng thời, việc truất quyền thừa kế của một người nào đó cũng liên quan đến việc chia di sản thừa kế theo pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Như vậy, chỉ có một trường hợp duy nhất bị truất quyền thừa kế là do ý chí của người để lại di chúc. Đây là một trong những quyền của người để lại di sản thừa kế.
Lưu ý:
Mặc dù khi bị truất quyền thừa kế thì không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho một số đối tượng yếu thế, quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn để cho những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, bao gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động.
Những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba của một suất nếu di sản được chia theo pháp luật.
– Bộ luật Dân sự năm 2015
Nếu Anh/Chị còn thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý nào khác, Anh/Chị vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn:
Công ty Luật Winco
54 Phố Trần Quốc Vượng, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: (84-24) 3 7628119 * (84-24) 3 7628185
E-mail: winco@winco.vn; patent@winco.com.vn
1.1. Nhãn hiệu là gì?
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 thì: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Nhãn hiệu là dấu hiệu được đăng ký bởi một chủ thể kinh doanh nhằm phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với những chủ thể kinh doanh khác kinh doanh cùng mặt hàng hoặc mặt hàng tương tự với mình. Nhãn hiệu làm tăng sự nhận diện của hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng.
1.2. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 thì: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.
Theo đó, phạm vi của nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Do đó, nếu một nhãn hiệu dù có nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng không được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam thì cũng không được xem là nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ngoài ra, để xác định một nhãn hiệu có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không cần xem xét các tiêu chí đánh giá được quy định theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Nhãn hiệu nổi tiếng có những đặc điểm cơ bản sau:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc (theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019). Nhãn hiệu được hình thành nhằm giúp người tiêu dùng có thể ghi nhớ dễ dàng về một hàng hóa, dịch vụ nên đặc điểm trên là điều không thể thiếu khi nhắc đến nhãn hiệu.
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019).
– Có tính phổ biến cao. Nhãn hiệu nổi tiếng được biết đến trên diện rộng bởi người tiêu dùng của các khu vực địa lý khác nhau.
– Có giá trị kinh tế lớn. Tuy là một tài sản vô hình nhưng nhãn hiệu nổi tiếng mang về cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích về kinh tế. Người tiêu dùng dựa vào nhãn hiệu nổi tiếng mà tin tưởng vào hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ làm cho người tiêu dùng nhớ tới hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mỗi khi họ có nhu cầu. Vì những giá trị to lớn của nhãn hiệu nổi tiếng đem lại nên các doanh nghiệp có thể kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư bằng cách sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng của mình.
– Dễ bị xâm phạm. Nhãn hiệu nổi tiếng dễ bị sử dụng trái phép vì mức độ phổ biến cũng như giá trị kinh tế cao. Do đó, nhãn hiệu nổi tiếng thường bị các chủ thể khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự dẫn đến gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa chủ thể sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
3.1. Ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng
Theo quy định tại Điều 42 Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, được sửa đổi bởi điểm a khoản 35 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN thì nhãn hiệu nổi tiếng được ghi nhận như sau:
– Các nhãn hiệu nổi tiếng được pháp luật Việt Nam bảo hộ theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 và phù hợp với quy định tại Điều 6bis Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
– Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng ký. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng các tài liệu theo quy định của pháp luật để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu và chứng minh nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện để được coi là nổi tiếng.
– Tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu và chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu có thể bao gồm các thông tin về phạm vi, quy mô, mức độ, tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu, trong đó có thuyết minh về nguồn gốc, lịch sử, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; danh mục các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được lưu hành, doanh số bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; số lượng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được sản xuất, tiêu thụ; giá trị tài sản của nhãn hiệu, giá chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu; đầu tư, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham gia các cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế; các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền; số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị; xếp hạng, đánh giá uy tín nhãn hiệu của tổ chức quốc gia, quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng; giải thưởng, huy chương mà nhãn hiệu đã đạt được; kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ.
– Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận dẫn đến quyết định xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng đó theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 hoặc dẫn đến quyết định không bảo hộ nhãn hiệu khác theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 thì nhãn hiệu nổi tiếng đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ để làm thông tin tham khảo phục vụ công tác xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
3.2. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 thì các tiêu chí được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng là:
– Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
Tiêu chí đầu tiên để đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng là số lượng người tiêu dùng đã biết đến nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhưng pháp luật không quy định số lượng người tiêu dùng phải đủ lớn như thế nào nên việc chứng minh tiêu chí này còn khá bất khả thi đối với các chủ sở hữu nhãn hiệu.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Theo đó, người tiêu dùng liên quan là người tiêu dùng có chung hoặc có những nhu cầu, sở thích tương tự nhau trong việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Theo đó, người tiêu dùng liên quan có thể biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc qua hình thức quảng cáo. Vậy nên, nếu số lượng người tiêu dùng liên quan biết đến nhãn hiệu càng nhiều thì mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu đó càng cao. Số lượng những người không liên quan biết đến nhãn hiệu không phải tiêu chí đánh giá mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu.
– Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
Từ khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng có thể thấy rằng phạm vi lãnh thổ để đánh giá về nhãn hiệu nổi tiếng là dựa vào số lượng khu vực trên lãnh thổ Việt Nam mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
Muốn đưa hàng hóa, dịch vụ được tự do lưu thông trên thị trường thì một trong những điều kiện cần thiết đó là đăng ký lưu hành sản phẩm. Do đó, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành là hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được cấp Giấy phép lưu hành sản phẩm hợp pháp.
– Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.
Để một nhãn hiệu trở thành nhãn hiệu nổi tiếng thì cần đánh giá về doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp. Doanh số bán hàng càng lớn, số lượng hàng hóa được bán ra, lượng dịch vụ được cung cấp càng nhiều chứng tỏ hàng hóa, dịch vụ đó được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, mức độ phổ biến cao. Tiêu chí đánh giá trên nhằm củng cố thêm giá trị mà nhãn hiệu nổi tiếng mang lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu.
– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.
Một nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu phải được sử dụng lâu dài và được sử dụng một cách liên tục. Việc không sử dụng liên tục nhãn hiệu tức là chủ sở hữu nhãn hiệu có thời gian ngừng sử dụng nhãn hiệu làm cho mức độ phổ biến của nhãn hiệu không cao dẫn đến độ nhận diện của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu bị giảm xuống. Lúc này, các cơ quan có thẩm quyền sẽ đánh giá khoảng thời gian nhãn hiệu không được sử dụng, xem xét nguyên nhân gián đoạn để từ đó đưa ra quyết định nhãn hiệu có còn là nhãn hiệu nổi tiếng hay không.
– Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Một nhãn hiệu được xem là nhãn hiệu nổi tiếng chỉ khi nhãn hiệu đó tạo dựng được lòng tin với người tiêu dùng. Do đó, khi xét đến tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng thì cần quan tâm đến mức độ uy tín của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
Tiêu chí này cũng là một tiêu chí đáng quan tâm để biết được chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở bao nhiêu quốc gia và số lượng quốc gia đã bảo hộ nhãn hiệu từ đó đánh giá được mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu đó.
– Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
Với số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng càng nhiều thì chứng tỏ nhãn hiệu đó có mức độ uy tín càng lớn.
– Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng. Một nhãn hiệu uy tín thì sẽ nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng từ đó làm tăng giá trị kinh tế của nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu có độ phổ biến càng cao thì sẽ được định giá càng cao và mang lại giá trị kinh tế càng lớn. Do đó, giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư càng lớn chứng tỏ nhãn hiệu có độ phủ sóng càng rộng trong thị trường cũng như là có mức độ uy tín lớn đối với người tiêu dùng.
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019;
– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
– Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Theo Điều 4.13 của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) hiện hành, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Trong đó, sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
2.Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có tính mới (tuyệt đối) (theo Điều 65 Luật SHTT hiện hành): Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
– Có tính sáng tạo (theo Điều 66 Luật SHTT hiện hành): Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các Kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký Kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, Kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
– Có khả năng áp dụng công nghiệp (theo Điều 67 Luật SHTT hiện hành): Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
– Đáp ứng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (theo Điều 90 Luật SHTT hiện hành):
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
Theo Điều 64 Luật SHTT hiện hành thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa Kiểu dáng công nghiệp:
4. Trường hợp nào mà kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ nhưng không bị coi là mất tính mới?
Theo Điều 65.4 của Luật SHTT hiện hành, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký Kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
– Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;
– Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
– Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
5. Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Theo Điều 86 của Luật SHTT hiện hành thì tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng:
– Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
– Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
6. Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Theo quy định tại điểm 13.8.a, 14.2.b Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN và điều 119 Luật SHTT hiện hành, kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Trên thực tế, các thời hạn nêu trên thường kéo dài hơn.
7. Quy định về việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại Điều 17.1 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, trước khi Cục SHTT ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục SHTT sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu đơn.
Việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã bộc lộ trong bản mô tả và bộ ảnh chụp/bản vẽ ban đầu và không được làm thay đổi bản chất của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn. Nói cách khác, đối tượng thể hiện trong bộ ảnh chụp/bản vẽ và bản mô tả mới phải không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp/bản vẽ và bản mô tả ban đầu. Nếu việc sửa đổi, bổ sung làm mở rộng phạm vi bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất của kiểu dáng công nghiệp ban đầu thì không được chấp nhận, người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.
8. Sau khi nộp đơn cho kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm, có thể bổ sung thêm kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm mới hay không?
Việc bổ sung Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm mới vào đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho bộ sản phẩm làm mở rộng phạm vi bảo hộ đã bộc lộ trong bản mô tả và bộ ảnh chụp/bản vẽ ban đầu, do đó không được chấp nhận theo quy định tại điểm 17.1.c Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
9.Có thể đăng ký nhiều kiểu dáng công nghiệp trong cùng một đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không?
Theo quy định tại điểm 33.2 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, đơn có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:
– Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của nhiều sản phẩm trong một bộ sản phẩm, trong đó mỗi sản phẩm có một kiểu dáng công nghiệp tương ứng. Các sản phẩm trong bộ sản phẩm phải thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
– Yêu cầu bảo hộ một kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm kèm theo một hoặc nhiều phương án biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó. Phương án đầu tiên phải là phương án cơ bản. Các phương án biến thể của một kiểu dáng công nghiệp phải không khác biệt đáng kể với phương án cơ bản và không khác biệt đáng kể với nhau.
10. Tách đơn kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại Điều 17.2 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, trước khi Cục SHTT ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục SHTT tách đơn kiểu dáng công nghiệp.
Việc tách đơn kiểu dáng công nghiệp thường được thực hiện đối với đơn kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án và các kiểu dáng theo các phương án này được coi là khác biệt đáng kể với nhau. (Các) đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc các ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).
Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu, nhưng không phải nộp phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu. Đơn tách phải được công bố lại và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố nếu việc tách đơn được thực hiện sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đã có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn ban đầu.
Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục thông thường và người nộp đơn phải nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.
11. Có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chỉ cho một phần nhất định trên sản phẩm của tôi hay không?
Theo Điều 4.13 của Luật SHTT hiện hành, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Theo điểm 33.2.b Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập. Như vậy, chỉ sản phẩm hoàn chỉnh và các bộ phận của sản phẩm có thể tách rời để lưu thông độc lập mới có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Nếu một phần trên sản phẩm không thể tách rời khỏi sản phẩm thì không có khả năng lưu thông độc lập và do đó không thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
12. Tôi muốn kiểm tra kiểu dáng công nghiệp của tôi có giống với kiểu dáng công nghiệp nào đó đã nộp tại Cục SHTT hay không thì tôi có thể tìm kiếm thông tin ở đâu?
Cục SHTT hiện đang cung cấp công cụ tra cứu Kiểu dáng công nghiệp trực tuyến miễn phí tại các địa chỉ như
http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearchIND.php
http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/home?2
Người dùng có thể tìm kiếm các kiểu dáng công nghiệp đã được chấp nhận đơn hợp lệ và được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp theo từng tiêu chí khác nhau như số đơn, tên kiểu dáng công nghiệp, chỉ số phân loại quốc tế Locarno, người nộp đơn, v.v, hoặc kết hợp các tiêu chí này.
13. Tại sao nên tra cứu thông tin về kiểu dáng công nghiệp trước khi đăng ký?
Tra cứu kiểu dáng công nghiệp trước khi đăng ký không phải là thủ tục bắt buộc do cơ quan Nhà nước hay bất kỳ đơn vị nào yêu cầu. Tuy nhiên, nó lại hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ đơn. Mục đích của việc tra cứu nhằm:
+ Đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp dự định đăng ký, nhờ đó giảm thiểu khả năng bị trùng hoặc tương tự với kiểu dáng công nghiệp đã bảo hộ trước đó.
+ Đánh giá được khả năng bảo hộ giúp chủ đơn quyết định có nên nộp đơn hay không, như vậy sẽ không lãng phí thời gian chờ đợi và chi phí khi ngay từ ban đầu.
+ Ngoài ra, việc tra cứu không nhất thiết phải tiến hành khi bạn đã có kiểu dáng công nghiệp của mình. Bạn có thể tiến hành tra cứu các kiểu dáng đã được công khai và dựa vào đó để lấy ý tưởng hoặc khai thác phục vụ cho việc cải tiến kiểu dáng công nghiệp sau này của mình.
Ngoài ra, việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp còn đem lại nhiều lợi ích khác như:
– Tránh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ của chủ thể khác;
– Phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;
– Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết;
– Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao công nghê;
– Xác định các công nghệ thay thế;
– Nắm bắt các giải pháp có sẵn cho các vấn đề kỹ thuật;
– Tìm kiếm ý tưởng cho việc tiếp tục đổi mới công nghệ;
– Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;
– Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;
– Tìm kiếm thị trường thích hợp;
– Lựa chọn các đối tượng SHCN đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất.
14. Các tài liệu để nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp vào Cục SHTT
a. Các tài liệu bắt buộc:
– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-Kiểu dáng công nghiệp Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN];
– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp [Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN];
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
b. Các tài liệu khác (nếu có):
– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
15. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Nói chung, chi phí nộp đơn kiểu dáng công nghiệp phụ thuộc vào một số yếu tố như số phương án, số hình vẽ/bản chụp, quyền ưu tiên.
Sau đây là phí/lệ phí quốc gia cho việc nộp đơn Kiểu dáng công nghiệp vào Cục SHTT:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
– Phí phân loại Kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
– Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.
Lưu ý: Đơn đăng ký Kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục SHTT sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)
Nếu nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp, bạn sẽ chịu thêm phí dịch vụ cho việc nộp đơn kiểu dáng công nghiệp này. Phí dịch vụ sẽ thay đổi tùy theo đại diện, do đó bạn cần liên hệ trực tiếp với đại diện sở hữu công nghiệp để trao đổi về phí dịch vụ.
16. Gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp được gia hạn nhiều nhất 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.
Để được gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp, trong vòng 06 tháng trước ngày Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp hết hiệu lực, chủ Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục SHTT.
Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm các tài liệu sau đây:
(a) Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
(b) Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
(c) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
(d) Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định.
17. Làm thế nào để đạt được sự bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của tôi ở nước ngoài?
Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mang tính chất lãnh thổ – nghĩa là Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ ở các quốc gia hoặc khu vực mà nó được đăng ký. Nếu kiểu dáng công nghiệp chưa được đăng ký ở một quốc gia nhất định, nó sẽ không được bảo hộ ở quốc gia đó.
Có 3 cách để đạt được sự bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài:
– Thứ nhất, nộp đơn kiểu dáng công nghiệp vào quốc gia muốn bảo hộ:
Theo đó, bạn cần nộp đơn kiểu dáng công nghiệp của mình vào cơ quan SHTT của từng nước mà bạn muốn tìm kiếm sự bảo hộ. Tuy nhiên, cách này là khá tốn kém vì thường phải dịch sang các ngôn ngữ quốc gia có liên quan cũng như phải trả phí hành chính cũng như phí dịch vụ. Các khoản phí này cũng khác nhau đáng kể giữa các quốc gia.
– Thứ hai, nộp đơn Kiểu dáng công nghiệp theo khu vực/vùng lãnh thổ muốn bảo hộ:
Theo đó, nếu bạn muốn đạt được sự bảo hộ ở một nhóm các quốc gia là thành viên của các tổ chức liên chính phủ, bạn có thể nộp một đơn đăng ký duy nhất tại văn phòng sở hữu trí tuệ khu vực liên quan.
Ví dụ về các tổ chức liên chính phủ như:
– Thứ ba, nộp đơn Kiểu dáng công nghiệp quốc tế theo công ước La Hay:
Hệ thống La Hay (đăng ký quốc tế Kiểu dáng công nghiệp) của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đơn giản hóa đáng kể quy trình tìm kiếm sự bảo vệ đồng thời ở hơn 70 quốc gia. Thay vì nộp đơn quốc gia bằng nhiều ngôn ngữ, hệ thống La Hay cho phép bạn nộp một đơn kiểu dáng công nghiệp và chỉ bằng một ngôn ngữ, do đó mang lại lợi ích về mặt chi phí đang kể cho người nộp đơn.
18. Yêu cầu đối với bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp
Theo Điểm 33.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, Người nộp đơn phải nộp 04 bộ ảnh chụp hoặc 04 bộ bản vẽ Kiểu dáng công nghiệp thể hiện đối tượng cần yêu cầu bảo hộ một cách thống nhất và chính xác được in hoặc gắn trên giấy khổ A4 không đóng khung. Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ, đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng đều có thể xác định được Kiểu dáng công nghiệp đó và theo các hướng dẫn sau đây:
19. Có thể phản đối việc cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được không?
Theo quy định tại Điều 112 của Luật SHTT hiện hành, kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó.
Ý kiến này phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.
Định kỳ hàng tháng Cục SHTT sẽ công bố các đơn đăng ký hợp lệ trên công báo sở hữu công nghiệp (bản điện tử). Bạn có thể kiểm tra xem đơn mà bạn muốn phản đối đã được công bố hay chưa để có thể tiến hành nộp đơn phản đối bằng việc sử dụng công báo này.
20. Tôi đã nộp đơn đăng ký cho kiểu dáng công nghiệp của mình nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ. Nếu phát hiện một công ty khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký của tôi, tôi có quyền yêu cầu công ty đó chấm dứt hành vi sử dụng không?
Theo Điều 131 Luật SHTT hiện hành:
– Trường hợp người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp biết rằng kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo Sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
– Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp thì khi Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu người đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
21. Tôi có thể chuyển giao đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho người khác được không?
Có thể chuyển giao đơn kiểu dáng công nghiệp. Theo đó, trước khi Cục SHTT ra một trong các thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể yêu cầu Cục SHTT ghi nhận việc thay đổi chủ đơn trên cơ sở chuyển nhượng, thừa kế, kế thừa hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ yêu cầu cho việc ghi nhận việc chuyển giao là:
(i) 02 Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-CGĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
(ii) Tài liệu chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó);
(iii) Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu chuyển nhượng đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)
(iv) Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (160.000VNĐ/01 đơn đăng ký); Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn đăng ký trong trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).
Lưu ý:
Nội dung tư vấn trên đây dựa trên các quy định của pháp luật vào thời điểm tư vấn. Nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật.
Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email winco@winco.vn; patent@winco.com.vn hoặc số điện thoại (84-24) 3 7628119 / (84-24) 3 7628185 nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn để được sự hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất từ chúng tôi.
Công ty Luật WINCO là công ty tư vấn chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt nam, WINCO đã và đang cung cấp cho khách hàng những dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp trong mọi lĩnh vực như: Sở hữu Trí tuệ, Đầu tư, Doanh nghiệp, M&A, Thương mại, Thuế, Tài chính, Ngân hàng, Bất động sản, Dân sự, Hình sự, Tranh tụng tại Tòa án… WINCO đã đại diện cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước nộp đơn đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (Nhãn hiệu, Kiểu dáng Công nghiệp, Sáng chế, Bản quyền tác giả,… ) ở trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời giải quyết hàng trăm vụ khiếu nại bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ bị xâm phạm.