Thị trường cacbon 101
Là một thị trường cacbon cho phép các nhà đầu tư và tập đoàn giao dịch đồng thời cả tín chỉ cacbon và đền bù cacbon. Điều này giúp làm dịu tình trạng khủng hoảng môi trường, đồng thời tạo ra các cơ hội giao dịch mới cho thị trường.
Những thách thức mới hầu như luôn tạo ra những thị trường mới, cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra và sự gia tăng lượng khí thải toàn cầu cũng không phải là ngoại lệ.
Mối quan tâm trở lại đối với thị trường cacbon là tương đối mới mẻ. Các thị trường giao dịch cacbon quốc tế đã xuất hiện kể từ Nghị định thư Kyoto năm 1997, nhưng sự xuất hiện của các thị trường khu vực mới đã thúc đẩy đầu tư tăng đột biến.
|
Sự ra đời của các chương trình giao dịch phát thải bắt buộc mới và áp lực ngày càng tăng của người tiêu dùng đã thúc đẩy các công ty chuyển sang thị trường tự nguyện để đền bù cacbon. Việc thay đổi thái độ của công chúng về biến đổi khí hậu và lượng khí thải cacbon đã bổ sung thêm động lực cho các chính sách công. Bất chấp bối cảnh các quy định của tiểu bang, liên bang và quốc tế luôn thay đổi, các công ty và nhà đầu tư cần hiểu rõ hơn bao giờ hết về các khoản tín chỉ cacbon.
Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về các khoản tín chỉ cacbon và phác thảo tình trạng hiện tại của thị trường. Bài giới thiệu cũng sẽ giải thích cách hoạt động của các khoản tín chỉ và đền bù cacbon trong các khuôn khổ hiện có và nêu bật tiềm năng cho sự tăng trưởng.
Tóm tắt chung
- Giới thiệu về Tín chỉ cacbon, Đền bù cacbon, Thị trường cacbon.
- Tín chỉ cacbon và đền bù cacbon là gì?
- Các tín chỉ cacbon và đền bù cacbon được tạo ra như thế nào?
- Thị trường cacbon là gì?
4.1 Các công ty cacbon hàng đầu là ai? (căn cứ theo giá trị cổ phiếu, thị trường ETF)
- Quy mô tổng thể của thị trường đền bù cacbon
- Làm cách nào để tạo ra tín chỉ cacbon
6.1 Ai xác minh tín chỉ cacbon?
- Làm thế nào các công ty có thể đền bù lượng khí thải cacbon
- Tự nguyện và Bắt buộc: điểm khác biệt lớn nhất giữa tín chỉ và đền bù
- Hai loại thị trường cacbon toàn cầu: tự nguyện và tuân thủ
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
- Cơ hội để tối đa hóa tác động
- Nguồn doanh thu mới
- Việc đền bù cacbon có thực sự làm giảm lượng khí thải không?
- Bạn có thể mua khoản đền bù cacbon với tư cách cá nhân không?
- Tôi có cần đến khoản đền bù cacbon hoặc tín chỉ cacbon không?
- Tại sao tôi nên mua tín chỉ cacbon?
- Cacbon xanh là gì?
- Những tác động bậc hai của tín chỉ cacbon xanh
- Giới thiệu về Tín chỉ cacbon, Đền bù cacbon và Thị trường cacbon
Nghị định thư Kyoto năm 1997 và Thỏa thuận chung Paris năm 2015 là các hiệp định quốc tế đã vạch ra các mục tiêu quốc tế về phát thải khí CO2. Với sự phê chuẩn sau này của tất cả ngoại trừ sáu quốc gia, tất cả đã đưa ra các chỉ tiêu phát thải quốc gia và cả các quy định để hỗ trợ đạt được những chỉ tiêu đó.
Với việc những quy định mới này đi vào hiệu lực, áp lực đặt lên các doanh nghiệp trong việc tìm cách giảm lượng dấu vết cacbon của họ ngày càng tăng. Hầu hết các giải pháp tình thế ngày nay liên quan đến việc sử dụng thị trường cacbon.
Biến lượng khí thải CO2 thành hàng hóa bằng cách định giá cho nó là những việc mà thị trường cacbon sẽ làm.
Những lượng khí thải này rơi vào một trong hai loại: khoản tín chỉ cacbon hoặc khoản đền bù cacbon và cả hai đều có thể được mua đi và bán lại trên thị trường cacbon. Đó là một ý tưởng đơn giản mà cung cấp được giải pháp dựa vào thị trường cho một vấn đề hóc búa.
- Tín chỉ cacbon và đền bù cacbon là gì?
Các thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng tín chỉ cacbon và đền bù cacbon hoạt động trên các cơ chế khác nhau.
Tín chỉ cacbon, còn được gọi là khẩu phần cacbon, hoạt động giống như một phiếu cho phép phát thải. Khi một công ty mua một tín chỉ cacbon, thường là từ chính phủ, họ được phép tạo ra một tấn khí thải CO2. Với các tín chỉ cacbon, nguồn doanh thu cacbon luân chuyển theo chiều dọc từ các công ty đến các cơ quan quản lý, mặc dù các công ty đến cuối kỳ có tín chỉ vượt định mức có thể bán bớt chúng cho các công ty khác.
Các khoản đền bù luân chuyển theo chiều ngang, trao đổi doanh thu cacbon giữa các công ty với nhau. Khi một công ty loại bỏ được một đơn vị cacbon khỏi khí quyển như là một phần trong hoạt động kinh doanh thông thường của họ, họ có thể tạo ra một khoản đền bù cacbon. Sau đó, các công ty khác có thể trả tiền mua khoản đền bù cacbon đó để giảm lượng dấu vết cacbon của chính họ.
Lưu ý rằng hai thuật ngữ này đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau và đền bù cacbon thường được nhắc đến với tên gọi khác là “tín chỉ đền bù”. Tuy nhiên, cần ghi nhớ sự khác biệt giữa loại tín chỉ tuân thủ theo quy định và loại đền bù tự nguyện.
- Các tín chỉ cacbon và đền bù cacbon được tạo ra như thế nào?
Các tín chỉ và đền bù hình thành hai thị trường hơi khác nhau, mặc dù đơn vị giao dịch cơ bản là như nhau – tương đương với một tấn khí thải cacbon, còn được gọi là CO2e.
Điều đáng chú ý là một tấn CO2 đề cập đến một phép đo trọng lượng theo nghĩa đen. Vấn đề là có bao nhiêu CO2 là trong một tấn?
- Người Mỹ trung bình tạo ra 16 tấn CO2e mỗi năm thông qua việc lái xe, mua sắm, sử dụng điện và khí đốt tại nhà, và nói chung là diễn ta từ các hoạt động của cuộc sống thường ngày.
Đặt vào phối cảnh để hình dung về lượng khí thải đó, bạn sẽ tạo ra một tấn CO2 e thông qua việc lái chiếc ô tô có mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình 22 mpg (miles-per-gallon) của mình từ New York đến Las Vegas.
Các tín chỉ cacbon được phát hành bởi các tổ chức chính phủ quốc gia hoặc quốc tế. Chúng tôi đã đề cập đến các thỏa thuận ở Kyoto và Paris, khởi đầu của các thị trường cacbon quốc tế đầu tiên.
Tại Hoa Kỳ, bang California điều hành thị trường cacbon của riêng mình và cấp tín chỉ dành cho cư dân cho việc tiêu thụ khí đốt và điện.
Số lượng tín chỉ được phát hành mỗi năm thường dựa trên các chỉ tiêu phát thải. Các tín chỉ thường được phát hành dựa theo một chương trình có tên “mua bán (hạn mức) phát thải” (cap-and-trade). Các cơ quan quản lý đặt ra hạn mức về lượng khí thải cacbon – “the cap”. Hạn mức đó giảm chậm theo thời gian, khiến các doanh nghiệp ngày càng khó để có thể duy trì trong hạn mức đó.
|
Trên khắp thế giới, các chương trình mua bán phát thải tồn tại dưới một số hình thức ở Canada, EU, Vương quốc Anh, Trung Quốc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi nhiều quốc gia và tiểu bang khác đang xem xét về việc triển khai.
Do đó, các công ty được khuyến khích cắt giảm lượng khí thải mà hoạt động kinh doanh của họ tạo ra để duy trì dưới hạn mức của họ.
Về bản chất, chương trình mua bán phát thải giảm bớt gánh nặng cho các công ty đang cố gắng đạt được các chỉ tiêu phát thải trong thời gian ngắn và bổ sung thêm các ưu đãi của thị trường để giảm bớt lượng khí thải cacbon nhanh hơn.
Đền bù cacbon làm việc hơi khác một chút…
Các tổ chức có hoạt động làm giảm lượng cacbon đã có trong khí quyển, chẳng hạn như trồng thêm cây xanh hoặc đầu tư vào năng lượng tái tạo, có khả năng phát hành các khoản đền bù cacbon. Việc trả tiền mua các khoản đền bù này là tự nguyện, đó là lý do tại sao các khoản đền bù cacbon hình thành cái được gọi là “Thị trường Cacbon Tự nguyện”. Tuy nhiên, bằng cách mua các khoản đền bù cacbon này, các công ty có thể giảm đáng kể lượng CO2e mà họ thải ra hơn nữa.
- Thị trường cacbon là gì?
Khi nói đến việc bán tín chỉ cacbon trong thị trường cacbon, có hai thị trường đáng kể, riêng biệt để lựa chọn:
- Một là thị trường được quản lý, được thiết lập bởi các quy định “mua bán phát thải” ở cấp khu vực và tiểu bang.
- Loại còn lại là thị trường tự nguyện nơi các doanh nghiệp và cá nhân mua các tín chỉ (theo cách riêng của họ) để bù vào lượng khí thải cacbon của họ.
Hãy suy nghĩ theo cách này: thị trường được quản lý là bắt buộc, trong khi thị trường tự nguyện là tùy chọn.
Khi nói đến thị trường được quản lý, mỗi công ty hoạt động theo chương trình mua bán phát thải được cấp một số lượng tín chỉ cacbon nhất định mỗi năm. Một số trong những công ty này tạo ra ít khí thải hơn số lượng tín chỉ mà họ được phân bổ, mang lại cho họ lượng tín chỉ cacbon thặng dư.
Mặt khác, một số công ty (đặc biệt là những công ty hoạt động lâu đời và kém hiệu quả hơn) tạo ra nhiều khí thải hơn số lượng mà tín chỉ họ nhận được mỗi năm có thể bao hàm. Các doanh nghiệp này đang mong đợi để trả tiền mua các khoản tín chỉ cacbon để đền bù lượng khí thải của họ bởi vì họ phải làm vậy.
Hầu hết các công ty lớn đang thực hiện phần việc của mình và sẽ hoặc đã công bố kế hoạch chi tiết để giảm thiểu lượng dấu vết cacbon của họ. Tuy nhiên, lượng tín chỉ cacbon được phân bổ cho họ mỗi năm (dựa trên quy mô của từng doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của họ so với tiêu chuẩn ngành), có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu của họ.
Bất kể những tiến bộ công nghệ, một số công ty còn nhiều năm nữa mới có thể giảm đáng kể lượng khí thải của họ. Tuy nhiên, họ vẫn phải tiếp tục cung cấp hàng hóa và dịch vụ để tạo ra số tiền cần thiết nhằm cải thiện lượng dấu vết cacbon trong hoạt động kinh doanh của mình.
Do đó, họ cần phải tìm cách đền bù lượng cacbon mà họ đã thải ra.
|
Đây là một ví dụ:
Giả sử hai công ty, Công ty 1 và Công ty 2, chỉ được phép thải ra 300 tấn cacbon mỗi công ty.
Tuy nhiên, Công ty 1 đang trên đà thải ra 400 tấn cacbon trong năm nay, trong khi Công ty 2 sẽ chỉ thải ra 200 tấn.
Để tránh bị mức phạt bao gồm cả tiền phạt và thuế bổ sung, Công ty 1 có thể bù cho việc thải thêm 100 tấn CO2e bằng cách trả tiền mua các tín chỉ từ Công ty 2, là công ty có dư địa phát thải dự phòng do tạo ra ít hơn 100 tấn cacbon trong năm nay so với hạn mức họ đã được cấp.
Sự khác biệt giữa Thị trường Tự nguyện và thị trường Tuân thủ
Thị trường tự nguyện hoạt động hơi khác một chút. Các công ty trong thị trường này có cơ hội làm việc với các doanh nghiệp và cá nhân có ý thức về môi trường và đang chọn cách đền bù lượng khí thải cacbon vì họ muốn. Không có gì là bắt buộc ở đây.
Đó có thể là một công ty có ý thức về môi trường muốn chứng minh rằng họ đang góp phần bảo vệ môi trường. Hoặc đó có thể là một người có ý thức về môi trường muốn đền bù lượng cacbon mà họ thải vào không khí khi di chuyển đó đây.
- Ví dụ: năm 2021, gã khổng lồ dầu mỏ Shell tuyên bố công ty đặt mục tiêu đền bù 120 triệu tấn khí thải vào năm 2030
Bất kể lý do của họ là gì, các công ty đang tìm cách để tham gia – và thị trường cacbon tự nguyện là một cách để họ làm điều đó.
Cả thị trường được quản lý và thị trường tự nguyện đều bổ sung cho nhau trong giới chuyên môn (và cá nhân). Chúng cũng tạo thành nơi để cho nhóm người mua dễ tiếp cận hơn với nông dân, chủ trang trại và chủ đất – những người có những hoạt động thường có thể tạo ra các khoản đền bù cacbon để bán.
4.1 Các công ty cacbon hàng đầu (Căn cứ theo giá cổ phiếu, thị trường ETF)
Chúng tôi liệt kê ra 4 công ty cacbon hàng đầu năm 2023 để theo dõi trong bài viết này tại đây . Đây được cho là những cổ phiếu cacbon tốt nhất với tài sản hoặc đội ngũ quản lý đẳng cấp thế giới. Chúng tôi cũng có một danh sách các công ty được quản lý chặt chẽ để theo dõi trên trang Danh sách theo dõi cổ phiếu của chúng tôi tại đây.
- Quy mô tổng thể của thị trường đền bù cacbon
Thị trường cacbon tự nguyện rất khó đo lường. Giá của các tín chỉ cacbon là khác nhau, đặc biệt là đối với đền bù cacbon, vì giá trị được liên kết chặt chẽ với chất lượng cảm nhận của công ty phát hành. Trình xác nhận của bên thứ ba thêm một mức độ kiểm soát vào quy trình, đảm bảo rằng mỗi khoản đền bù cacbon thực sự là kết quả của việc giảm lượng khí thải trong thế giới thực, nhưng ngay cả như vậy, thường có sự chênh lệch giữa các loại đền bù cacbon khác nhau.
Mặc dù thị trường cacbon tự nguyện có giá trị ước tính khoảng 400 triệu đô la vào năm ngoái, những dự báo đặt mức giá trị trong lĩnh vực này vào khoảng 10-25 tỷ đô la vào năm 2030, tùy thuộc vào mức độ tích cực của các quốc gia trên thế giới trong việc theo đuổi các mục tiêu biến đổi khí hậu của họ.
Bất chấp những khó khăn, các nhà phân tích đồng quan điểm rằng sự tham gia vào thị trường cacbon tự nguyện đang tăng lên nhanh chóng. Ngay cả với tốc độ tăng trưởng được mô tả ở trên, thị trường cacbon tự nguyện vẫn sẽ thiếu đáng kể so với số tiền đầu tư cần thiết để thế giới đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu do Thỏa thuận chung Paris đề ra.
- Làm cách nào để tạo ra tín chỉ cacbon
Nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau có thể tạo ra và bán các tín chỉ cacbon bằng cách cắt giảm, thu giữ và lưu trữ khí thải thông qua các quy trình khác nhau.
Một số loại dự án đền bù cacbon phổ biến nhất bao gồm:
- Dự án năng lượng tái tạo,
- Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng,
- Thu hồi và cô lập cacbon và mê-tan
- Sử dụng đất và tái trồng rừng.
Các dự án năng lượng tái tạo đã tồn tại từ lâu trước khi thị trường tín chỉ cacbon ra đời. Nhiều quốc gia trên thế giới được thiên nhiên ưu đãi với nguồn năng lượng tái tạo dồi dào. Các quốc gia như Brazil hay Canada có nhiều sông hồ hay các quốc gia như Đan Mạch và Đức có nhiều vùng lộng gió. Đối với những quốc gia như vậy, năng lượng tái tạo đã là một nguồn phát năng lượng hấp dẫn và chi phí thấp, và giờ đây chúng mang lại lợi ích bổ sung từ việc tạo ra khoản đền bù cacbon.
Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng bổ sung cho các dự án năng lượng tái tạo bằng cách giảm nhu cầu năng lượng của các tòa nhà và cơ sở hạ tầng hiện tại. Ngay cả những thay đổi đơn giản hàng ngày như đổi đèn chiếu sáng gia dụng của bạn từ bóng đèn sợi đốt sang bóng đèn LED cũng có thể mang lại lợi ích cho môi trường bằng cách giảm mức tiêu thụ điện năng. Ở quy mô lớn hơn, điều này có thể liên quan đến những việc như cải tạo các tòa nhà hoặc tối ưu hóa các quy trình công nghiệp để làm cho chúng hiệu quả hơn hoặc phân phối các thiết bị có hiệu suất cao hơn cho người nghèo.
Thu hồi cacbon và mê-tan liên quan đến việc thực hiện các biện pháp loại bỏ CO2 và mê-tan (có hại cho môi trường gấp hơn 20 lần so với CO2) khỏi bầu khí quyển.
Khí mê-tan dễ xử lý hơn vì nó có thể dễ dàng bị đốt cháy để tạo ra CO2. Mặc dù điều này thoạt nghe có vẻ phản tác dụng, nhưng do khí mê-tan gây hại cho bầu khí quyển gấp 20 lần so với CO2, nên việc chuyển đổi một phân tử khí mê-tan thành một phân tử CO2 thông qua quá trình đốt cháy vẫn giúp giảm hơn 95% lượng khí thải ròng.
Đối với cacbon, việc thu hồi thường xảy ra trực tiếp tại nguồn, chẳng hạn như từ các nhà máy hóa chất hoặc nhà máy điện. Mặc dù việc bơm lượng cacbon thu được này vào lòng đất đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như tăng cường thu hồi dầu trong nhiều thập kỷ, nhưng ý tưởng lưu trữ lượng cacbon này lâu dài, xử lý nó giống như chất thải hạt nhân, là một ý tưởng mới hơn.
Các dự án sử dụng đất và tái trồng rừng sử dụng các bể chứa cacbon của Mẹ Thiên nhiên, cây cối và đất đai, để hấp thụ cacbon từ khí quyển. Việc này bao gồm cả bảo vệ và khôi phục rừng già, tạo rừng cây mới và quản lý đất đai.
Thực vật chuyển đổi CO2 từ khí quyển thành chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp, cuối cùng kết thúc trong lòng đất dưới dạng xác thực vật đã chết. Sau khi được hấp thụ, đất đã được làm giàu CO2 giúp khôi phục chất lượng tự nhiên của đất – tăng cường sản lượng cây trồng đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
6.1 Ai xác minh tín chỉ cacbon?
Truy cập bài viết của chúng tôi tại đây về cách thị trường xác minh các tín chỉ cacbon.
- Làm thế nào các công ty có thể đền bù lượng khí thải cacbon
Có vô số cách để các công ty đền bù lượng khí thải cacbon.
Tuy không phải là một danh sách đầy đủ, nhưng đây là một số phương pháp phổ biến thường được xem là các dự án đền bù:
- Đầu tư vào năng lượng tái tạo bằng cách tài trợ cho các dự án phát điện từ gió, thủy điện, địa nhiệt và năng lượng mặt trời hoặc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng đó bất cứ khi nào có thể.
- Cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng trên toàn thế giới, chẳng hạn như bằng cách cung cấp bếp nấu hiệu suất cao hơn cho những người sống ở vùng nông thôn hoặc vùng nghèo khó hơn.
- Thu giữ cacbon từ khí quyển và sử dụng nó để tạo ra nhiên liệu sinh học, làm cho nó trở thành nguồn nhiên liệu trung hòa cacbon.
- Trả lại sinh khối cho đất dưới dạng mùn sau khi thu hoạch thay vì loại bỏ hoặc đốt cháy. Thói quen này làm giảm sự bốc hơi từ mặt đất, nhờ đó giữ nước trong đất. Sinh khối cũng giúp nuôi sống vi khuẩn trong đất và giun đất, cho phép các chất dinh dưỡng luân chuyển và củng cố cấu trúc của đất.
- Thúc đẩy tái sinh rừng thông qua các dự án trồng cây và tái trồng rừng.
- Chuyển sang các loại nhiên liệu thay thế, chẳng hạn như nhiên liệu sinh học có hàm lượng cacbon thấp hơn như ethanol và dầu diesel sinh học có nguồn gốc từ ngô và cây trồng.
Nếu bạn đang thắc mắc làm thế nào các khoản đền bù và mức phân bổ cacbon được định giá và xác định thông qua các quy trình này, hãy hít một hơi thật sâu. Giám sát lượng khí thải và cắt giảm được nó có thể là một thách thức đối với ngay cả những chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất.
|
Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi mua trực tuyến hoặc trực tiếp từ các doanh nghiệp khác – không phải tất cả các dự án đền bù đều được chứng nhận bởi các bên thứ ba phù hợp và những dự án không được chứng nhận thường có xu hướng có chất lượng đáng ngờ.
- Tự nguyện và Bắt buộc: Sự khác biệt lớn nhất giữa tín chỉ và đền bù
Việc tham gia vào chương trình mua bán phát thải thường không phải là tự nguyện. Công ty của bạn hoặc là cần phải tuân thủ các hạn mức tín chỉ cacbon do cơ quan quản lý đặt ra hoặc là không tồn tại giới hạn nào như vậy. Khi ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các chương trình mua bán phát thải, số lượng các các công ty có nhu cầu tham gia vào các chương trình tín chỉ cacbon ngày càng tăng.
Các tín chỉ cacbon cố ý tạo thêm gánh nặng trách nhiệm cho các doanh nghiệp. Đổi lại, các chương trình mua bán phát thải tốt nhất cung cấp một khuôn khổ rõ ràng cho việc cắt giảm lượng khí thải cacbon. Tất nhiên, không phải tất cả các chương trình được tạo ra đều như nhau, nhưng ở các phiên bản tốt nhất, tín chỉ cacbon có tác động rõ ràng đến lượng khí thải cacbon tổng cộng.
|
Không có quy định nào bắt buộc các công ty phải mua các khoản đền bù cacbon. Làm như vậy là đi quá giới hạn, đặc biệt là đối với các công ty đang hoạt động ở những nơi chưa có chương trình mua bán phát thải. Chính vì lý do đó, các khoản đền bù cacbon mang đến một vài ưu điểm mà các khoản tín chỉ đơn giản là không thể có.
- Hai loại của thị trường cacbon toàn cầu: Tự nguyện và Tuân thủ
Có một điểm khác biệt quan trọng nữa giữa tín chỉ cacbon và đền bù cacbon:
- Tín chỉ cacbon thường được giao dịch trên thị trường tuân thủ cacbon.
- Đền bù cacbon thường được giao dịch trong thị trường cacbon tự nguyện.
Thị trường Tuân thủ Toàn cầu
Thị trường tuân thủ tín chỉ cacbon toàn cầu là rất lớn. Theo Refinitiv, tổng quy mô thị trường là 261 tỷ USD, tương đương với 10,3 Gt CO2 quy đổi được giao dịch trên các thị trường tuân thủ vào năm 2020.
Nguồn: Refinitiv
Các chương trình có tính bắt buộc đang hạn chế lượng khí nhà kính có thể thải ra đã tăng lên nhanh chóng – và cùng với chúng, một thị trường tuân thủ cacbon gián đoạn đang phát triển. Ví dụ, Liên minh Châu Âu có Cơ chế Giao dịch Phát thải (ETS) cho phép các công ty mua tín chỉ cacbon từ các công ty khác.
California điều hành chương trình mua bán phát thải của riêng mình, và chín tiểu bang ở bờ biển phía đông đã thành lập khối liên hiệp mua bán phát thải của riêng họ, mang tên Sáng kiến Khí nhà kính Vùng (RGGI)
Các công ty có lượng khí thải thấp có thể bán các khoản hạn mức phụ trội của họ cho các công ty có lượng phát thải lớn hơn trong một thị trường tuân thủ.
Thị trường cacbon tự nguyện
Thị trường đền bù cacbon tự nguyện có quy mô nhỏ hơn thị trường tuân thủ, nhưng dự kiến sẽ phát triển lớn hơn nhiều trong những năm tới. Nó dành cho các cá nhân, công ty và các tổ chức khác muốn giảm thiểu hoặc loại bỏ lượng khí thải cacbon của họ, nhưng không nhất thiết phải làm việc đó theo luật.
Người tiêu dùng có thể trả tiền mua các khoản đền bù cho lượng khí thải ra từ một hoạt động phát thải lớn cụ thể, chẳng hạn như một chuyến bay dài hoặc mua các khoản đền bù thường xuyên để loại bỏ dấu vết cacbon đang tiếp diễn của mình.
Nguồn: Katusa Research và Trove Intelligence
Thị trường cacbon tự nguyện là nơi mà nhiều công ty như Apple, Stripe, Shell và British Oil đang tích cực tìm cách để đền bù dấu vết cacbon của họ. Đó là nhân tố chín chắn nhất cho tăng trưởng.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
Người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của lượng khí thải cacbon. Do đó, họ ngày càng chỉ trích những công ty không coi trọng biến đổi khí hậu. Bằng cách đóng góp cho các dự án đền bù cacbon, các công ty báo hiệu cho người tiêu dùng và nhà đầu tư biết rằng họ đang chi trả nhiều hơn là việc chỉ nói suông để chống lại biến đổi khí hậu. Đối với nhiều công ty, lợi ích CSR thường có thể lớn hơn chi phí đền bù thực tế.
- Cơ hội để tối đa hóa tác động
Không phải mọi thị trường tín chỉ cacbon được tạo ra đều như nhau và rất dễ để tìm ra sai sót ngay cả với các chương trình được quản lý chặt chẽ như của California. Các khoản hạn mức cacbon cho phép ở những thị trường đó có thể không thực sự đáng giá như họ quảng cáo, nhưng vì việc tham gia là bắt buộc nên các công ty khó có thể kiểm soát tác động của chính mình.
Về lý thuyết, trả tiền mua khoản đền bù cacbon mang đến cho các công ty một cách cụ thể hơn để giảm thiểu lượng khí thải cacbon của họ. Rốt cuộc, tín chỉ cacbon chỉ giải quyết lượng khí thải trong tương lai. Tuy nhiên, đền bù cacbon cho phép các công ty giải quyết ngay cả lượng khí thải CO2e trong lịch sử của họ.
|
Sử dụng đúng cách, các khoản đền bù cacbon là một cách để các công ty kiếm thêm tín chỉ PR và đạt được mức giảm phát thải cacbon có thể đo lường được nhiều hơn. Vì không có cơ quan quản lý nào giám sát các khoản đền bù cacbon nên các công ty tiêu chuẩn như Verra đã trở nên có tầm ảnh hưởng trong việc kiểm tra thị trường đền bù cacbon.
- Ưu điểm của đền bù cacbon: Dòng doanh thu mới
Còn một ưu điểm lớn nữa của đền bù cacbon.
Nếu bạn là công ty bán chúng, chúng có thể là một nguồn doanh thu đáng kể! Ví dụ tốt nhất cho điều này là Tesla. Vâng, đó là Tesla, nhà sản xuất ô tô điện, công ty đã bán tín chỉ cacbon cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống với số tiền 518 triệu Đô la chỉ trong quý đầu tiên của năm 2021.
Đó là một thương vụ lớn, và chỉ mình điều đó đã giúp cho Tesla thoát khỏi tình trạng nợ nần. Nếu thị trường tín chỉ cacbon tiếp tục tăng trưởng và giá các tín chỉ tiếp tục tăng lên, Tesla và các doanh nghiệp làm lợi cho môi trường khác có thể thu được khoản cổ tức khổng lồ.
- Các khoản đền bù cacbon có thực sự làm giảm lượng khí thải không?
Cả các khoản đền bù và tín chỉ không phải lúc nào cũng hoạt động như đã định. Các khoản đền bù cacbon tự nguyện dựa trên mối liên hệ rõ ràng giữa hoạt động được hứa hẹn và tác động môi trường tích cực.
Đôi khi mối liên hệ đó là hiển nhiên – các công ty sử dụng công nghệ thu thập cacbon để loại bỏ khí thải CO2 và giữ chúng lại có thể chỉ ra những con số cứng cụ thể.
Các chương trình khác, như các khoản đền bù thúc đẩy du lịch xanh hoặc tìm cách đền bù thiệt hại gây ra bởi du lịch quốc tế, có thể khó đo lường hơn. Danh tiếng của tổ chức cấp tín chỉ quyết định đến giá trị của khoản đền bù. Các tổ chức đền bù cacbon có uy tín lựa chọn các dự án cacbon một cách cẩn thận và báo cáo tỉ mỉ về chúng, đồng thời kiểm toán viên bên thứ ba có thể giúp đảm bảo các dự án đó đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như các tiêu chuẩn do Cơ chế Phát triển Sạch của Liên hợp quốc thiết lập.
Sau khi được xem xét kỹ lưỡng, các khoản đền bù “chất lượng cao” thể hiện lượng giảm phát thải CO2e hữu hình, có thể đo lường được mà các công ty có thể sử dụng giống như họ đã tự giảm lượng khí thải nhà kính của chính mình. Mặc dù công ty vẫn chưa thực sự giảm lượng khí thải của chính họ, nhưng thế giới vẫn tốt lên như thể công ty đã thực sự làm được như vậy.
Bằng cách này, công ty đó đã có thêm thời gian để cải thiện cho các hoạt động của mình trở nên thân thiện với môi trường hơn, dù trước đó họ đã có những động thái liên quan đến bầu không khí.
- Bạn có thể mua các khoản đền bù cacbon với tư cách cá nhân không?
Ngay bây giờ, trừ khi bạn đại diện cho một tập đoàn lớn, bạn sẽ không thể mua khoản đền bù cacbon trực tiếp từ công ty nguồn.
Thay vào đó, bạn sẽ cần chuyển hướng sang một trong số ngày càng nhiều công ty bên thứ ba hoạt động với vai trò trung gian. Mặc dù điều này có vẻ giống như một bước phát sinh, nhưng các công ty này mang lại một số ưu điểm.
Những công ty tốt nhất cũng hoạt động như một cơ chế xác minh. Họ xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng các khoản đền bù cacbon mà bạn trả tiền mua thực sự có khả năng bù cacbon.
- Ví dụ: Các công ty như Galaxus, nhà bán lẻ trực tuyến số 1 của Thụy Sĩ, cung cấp cho khách hàng một khoản đền bù lượng dấu vết cacbon trong mỗi hóa đơn mua hàng.
Công cụ tính dấu vết cacbon
Nhiều tổ chức cũng sẽ cung cấp công cụ tính lượng khí thải cacbon. Bạn có thể sử dụng những công cụ tính này để xác định chính xác bạn sẽ cần bao nhiêu khoản đền bù cacbon để đạt được mức trung hòa cacbon.
https://calculator.carbonfootprint.com/calculator.aspx#
Đối với nhiều nhà đầu tư, đền bù cacbon là một cách để giảm thiểu dấu vết cacbon của chính họ và sống một lối sống thân thiện với môi trường. Quy mô của thị trường và nhu cầu đền bù cacbon ngày càng tăng cho thấy có tiềm năng thực sự cho các công ty tạo ra tín chỉ cacbon để chứng kiến sự tăng trưởng quy mô lớn trong những thập kỷ tới.
- Tôi có cần đến khoản đền bù cacbon hay tín chỉ cacbon không?
Khi bạn đã biết sự khác biệt và những điểm chung của chúng, sau đây là cách hoạt động của các khoản tín chỉ cacbon và đền bù cacbon trong kế hoạch giảm thiểu phát thải quan trọng, toàn cầu.
Chính phủ đang đặt ra những hạn mức nặng nề đối với lượng khí thải nhà kính, nghĩa là các công ty sẽ phải tái cấu trúc những hoạt động của họ để cắt giảm lượng khí thải càng nhiều càng tốt. Những phần không thể loại bỏ được sẽ phải được tính toán thông qua việc trả tiền mua các khoản tín chỉ cacbon.
Các tổ chức, tập đoàn và cá nhân đầy tham vọng có thể mua các khoản đền bù cacbon để đạt mức 0 ròng hoặc thậm chí vô hiệu hóa tất cả lượng khí thải trước đây trong lịch sử.
|
Vậy bạn cần cái nào?
Nếu bạn là một công ty, câu trả lời có thể chỉ là “cả hai” – nhưng tất cả phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của bạn cũng như các quy định của địa phương nơi công ty bạn hoạt động. Nếu bạn là người tiêu dùng, bạn có thể không có tín chỉ cacbon, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện phần việc của mình bằng cách trả tiền mua khoản đền bù cacbon.
Quay trở lại hình minh họa trước đó, mục tiêu toàn cầu, quan trọng của chúng ta nói theo cách ẩn dụ là vừa ngừng đổ hóa chất vào nguồn nước, vừa làm sạch dần nguồn nước đã có theo thời gian. Nói cách khác, chúng ta cần giảm mạnh lượng khí thải CO2, đồng thời nỗ lực loại bỏ CO2 hiện có trong khí quyển nếu chúng ta muốn giảm thiểu ô nhiễm một cách đáng kể.
- Tại sao tôi nên mua tín chỉ cacbon?
Nếu bạn là một công ty, có rất nhiều lý do thuyết phục giải thích lý do tại sao bạn nên xem xét nghiêm túc việc đầu tư vào các khoản tín chỉ và đền bù cacbon.
Nếu bạn là một cá nhân muốn mua tín chỉ cacbon, bạn có thể quan tâm đến một trong hai lý do sau:
Lý do đầu tiên là bạn có ý thức về môi trường và đang tìm cách góp phần chống biến đổi khí hậu bằng cách đền bù lượng khí thải nhà kính của chính bạn hoặc của gia đình bạn.
Nếu đúng như vậy, hãy yên tâm – khoản đền bù cacbon từ một nhà cung cấp có uy tín như Native Energy là cách hoàn hảo để bạn loại bỏ lượng dấu vết cacbon của chính mình.
Lý do thứ hai khiến bạn quan tâm đến việc mua tín chỉ cacbon là bởi vì bạn cho rằng nó thể hiện một cơ hội đầu tư. Thị trường cacbon toàn cầu đã tăng trưởng 20% vào năm ngoái và sự tăng trưởng mạnh mẽ đó dự kiến sẽ tiếp tục khi biến đổi khí hậu ngày càng trở thành mối quan tâm của thế giới nói chung.
Nếu bạn rơi vào nhóm thứ hai, thì hãy thẳng tiến đến trung tâm nhà đầu tư cacbon của chúng tôi, nơi chúng tôi giới thiệu một số những cơ hội đầu tư tốt nhất trong lĩnh vực cacbon ngay bây giờ.
- Cacbon Xanh là gì?
Cacbon Xanh là các tín chỉ cacbon đặc biệt có nguồn gốc từ các địa điểm được gọi là hệ sinh thái cacbon xanh. Những hệ sinh thái này chủ yếu có rừng trên biển, chẳng hạn như đầm lầy thủy triều, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển.
Phải, rừng cây có thể phát triển trong đại dương! Các ví dụ gồm có các khu rừng ngập mặn ở các vịnh biển, chẳng hạn như Vịnh Magdalena ở Baja California Sur, Mexico.
Rừng ngập mặn là các cây (khoảng 70 phần trăm dưới nước, 30 phần trăm trên mặt nước) đã tiến hóa để có thể tồn tại trong môi trường ven biển ngập nước, nơi nước biển gặp nước ngọt, và việc thiếu oxy khiến các loài thực vật khác không thể sống được.
- Thông tin quan trọng: Rừng ngập mặn chỉ chiếm 0,1% bề mặt trái đất
Cây ngập mặn tạo nơi trú ẩn và thức ăn cho nhiều loài như cá mập, cá voi và rùa biển. Và nhờ những tác động bậc hai khác của chúng như tác động tích cực đến san hô, tảo và đa dạng sinh học biển vốn đã bị tác động tiêu cực bởi các hoạt động như đánh bắt và nuôi trồng quá mức, rừng ngập mặn được coi là hệ sinh thái biển vô cùng quý giá.
Trong thập kỷ qua, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các hệ sinh thái cacbon xanh như những khu rừng ngập mặn này là một trong những bể chứa cacbon nhiều nhất trên thế giới.
|
Điều này có nghĩa là đền bù cacbon xanh có thể loại bỏ lượng khí nhà kính khổng lồ so với diện tích chúng chiếm giữ. Trên hết, chúng cũng cung cấp một loạt các lợi ích phụ khác cho hệ sinh thái địa phương của chúng.
Theo đó, một dự án đền bù cacbon xanh sẽ có giá trị giao dịch các khoản đền bù cacbon cao hơn.
- Những tác động bậc hai của tín chỉ cacbon xanh
Những tác động bậc hai tích cực khác của rừng ngập mặn gồm có:
- Tầm quan trọng của chúng như một bộ lọc chất ô nhiễm,
- Giảm thiểu tác động của sóng ven biển, và
- Giảm thiểu tác động từ các cơn bão ven biển và các hiện tượng cực đoan.
Các hệ thống cacbon xanh cũng bẫy trầm tích, thứ nâng đỡ hệ thống rễ của nhiều loại cây hơn.
Sự tích tụ trầm tích này theo thời gian có thể cho phép môi trường sống ven biển bắt kịp với mực nước biển dâng cao.
Ngoài ra, do cacbon được cô lập và lưu trữ dưới nước trong các khu rừng thủy sinh và vùng đất ngập nước, nên nó được lưu trữ lâu hơn gấp 10 lần so với ở các khu rừng nhiệt đới.
- Các tác động bậc hai tích cực đáng kể được quy cho mỗi khoản tín chỉ cacbon xanh là lý do tại sao nhiều người tin rằng họ sẽ giao dịch với giá cao hơn các khoản tín chỉ cacbon khác.
Cacbon Xanh và Dấu vết Thực phẩm
Lượng dấu vết cacbon sử dụng tài nguyên đất là 1.440 kg CO2e cho mỗi kg thịt bò và 1.603 kg CO2e cho mỗi kg tôm được nuôi trên các vùng đất trước đây có rừng ngập mặn. Một bữa tối với bít tết và salad cocktail tôm điển hình sẽ tạo gánh nặng cho bầu khí quyển với 816 kg CO2e nếu nguyên liệu được lấy từ những nguồn thực phẩm như vậy.
Người ta ước tính rằng hơn 1 tỷ tấn cacbon dioxide được thải ra hàng năm từ các hệ sinh thái ven biển đang xuống cấp.
Có khoảng 14 triệu ha rừng ngập mặn trên Trái đất hiện nay. Và rất nhiều trong số đó đang bị tấn công bởi các hoạt động phá rừng do nuôi tôm quá mức
Có con tôm mà bạn ăn là một phần của vấn đề? Chẳng bao lâu nữa, những con tôm này sẽ được dán nhãn, và người tiêu dùng sẽ biết và được yêu cầu trả phí đền bù cho những thiệt hại về môi trường.
Để hình dung ra bối cảnh, 14 triệu mẫu đất ngập nước sẽ hấp thụ một lượng cacbon khỏi bầu khí quyển nhiều như thể toàn bộ Bang California và Bang New York được bao phủ trong rừng mưa nhiệt đới.
Hãy coi cacbon xanh như là mỏ vàng “cao cấp” ngay trên mặt đất.
Cacbon xanh từ đại dương
Ngoài cacbon xanh ven biển đã đề cập ở trên, cacbon xanh từ đại dương được lưu trữ sâu dưới lòng đại dương bên trong các thực vật phù du và các quần thể sinh vật đại dương mở khác.
Đồ họa thông tin dưới đây minh họa hệ sinh thái cacbon xanh điển hình:
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thu thập cacbon bởi các hệ sinh thái cacbon xanh. Bao gồm các:
- Vị trí
- Độ sâu của nước
- Chủng loại thực vật
- Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng
Cải thiện hệ sinh thái cacbon xanh có thể cải thiện đáng kể sinh kế và tập quán văn hóa của cộng đồng dân địa phương và dân bản địa. Ngoài ra, việc khôi phục các vùng cacbon xanh mang lại lợi ích đa dạng sinh học to lớn cho cả các loài sinh vật biển và trên cạn.
Nguồn: https://carboncredits.com/the-ultimate-guide-to-understanding-carbon-credits/