BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/VBHN-BXD |
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng
12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây
dựng có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng
7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Thông
tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 05
tháng 9 năm 2020.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày
17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày
14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế
xây dựng1;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông
tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thông tư này hướng dẫn xác định và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối
tác công tư (sau đây viết tắt là dự án PPP) gồm: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng,
tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, định mức xây
dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư và giá xây dựng tổng hợp bộ phận
kết cấu công trình.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng thuộc các dự án đầu
tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự
án PPP.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây
dựng, xác định chi phí đầu tư xây dựng làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối
với Nhà nước của các dự án sử dụng vốn khác.
SƠ
BỘ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 3. Nội dung sơ bộ
tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng
1. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng
mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 4 Nghị định số
68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
(sau đây viết tắt là Nghị định số 68/2019/NĐ-CP), trong đó chi phí xây dựng,
chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi
phí khác được quy định cụ thể như sau:
a) Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị
gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 của Thông tư này.
b) Chi phí quản lý dự án gồm các chi
phí theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP là các chi phí
cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị
dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng,
cụ thể như sau:
– Giám sát công tác khảo sát xây dựng;
– Tuyển chọn thiết kế kiến trúc công
trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;
– Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;
– Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
– Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng;
– Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động
xây dựng;
– Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến
độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;
– Quản lý hệ thống thông tin công trình;
Thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư
xây dựng theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
– Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh
môi trường của công trình;
– Lập mới hoặc điều chỉnh định mức xây
dựng của công trình;
– Xác định giá xây dựng công trình, chỉ
số giá xây dựng công trình;
– Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện,
sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
– Kiểm định chất lượng bộ phận công
trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
theo yêu cầu;
– Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;
– Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công
trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
– Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp
đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
– Tổ chức và thực hiện công tác giám
sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;
– Nghiệm thu, bàn giao công trình;
– Khởi công, khánh thành (nếu có),
tuyên truyền quảng cáo;
– Xác định, cập nhật giá gói thầu xây
dựng;
– Các công việc quản lý của cơ nhà nước
có thẩm quyền (nếu có);
– Các công việc quản lý dự án khác.
c) Nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số
68/2019/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư
xây dựng ở các giai đoạn khác nhau theo trình tự đầu tư xây dựng gồm: giai đoạn
chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án
vào khai thác sử dụng. Cụ thể như sau:
– Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, thực
hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng.
– Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu
tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
– Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế
công nghệ của dự án;
– Thẩm tra phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư;
– Thi tuyển thiết kế kiến trúc công
trình xây dựng;
– Thiết kế xây dựng công trình;
– Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng,
thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng;
– Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ
sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ
sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động
xây dựng;
– Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
trong hoạt động xây dựng;
– Giám sát thi công xây dựng, giám sát
lắp đặt thiết bị;
– Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá
xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;
– Thẩm tra an toàn giao thông;
– Ứng dụng hệ thống thông tin công
trình (BIM) (nếu có);
– Tư vấn quản lý dự án (trường hợp
thuê tư vấn);
– Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
– Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện,
sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư
(nếu có);
– Kiểm định chất lượng bộ phận công
trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình (nếu có);
– Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây
dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);
– Lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công
trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
– Thực hiện các công việc tư vấn khác.
Riêng đối với chi phí khảo sát xây dựng
gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế
giá trị gia tăng được xác định và quản lý như chi phí xây dựng trong dự toán
xây dựng.
d) Chi phí khác gồm các chi phí cần
thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được xác định theo quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền bằng định mức hoặc dự toán chi phí phù hợp với chế
độ chính sách để thực hiện các công việc của dự án gồm các chi phí sau:
– Rà phá bom mìn, vật nổ;
– Bảo hiểm công trình (bắt buộc) trong
thời gian xây dựng;
– Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan
trắc biến dạng công trình (nếu có);
– Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết
toán vốn đầu tư;
– Kiểm tra công tác nghiệm thu trong
quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình,
công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền2;
– Nghiên cứu khoa học công nghệ liên
quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục
đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy
thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (sau khi trừ
giá trị sản phẩm thu hồi được);
– Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ
phí theo quy định;
– Căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự
án, công trình, gói thầu xây dựng chi phí khác có thể bổ sung một hoặc một số chi
phí sau: Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công
trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; chi phí hoàn trả hạ
tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng; chi phí kho bãi chứa vật
liệu; chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí
nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo đỡ một số loại máy (như
trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray,
cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất
tương tự).3
– Các chi phí khác (nếu có).
2. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo
cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, nội dung tổng mức đầu tư xây dựng được
quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP .
3. Đối với dự án sử dụng vốn phát triển
chính thức (gọi tắt là ODA), dự án PPP thì ngoài các nội dung được tính toán
trong sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng nói trên còn được bổ sung
các khoản mục chi phí cần thiết khác cho phù hợp với đặc thù, tính chất của dự
án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn này theo các quy định pháp luật hiện hành
có liên quan.
Điều 4. Phương pháp
xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng
1. Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được
xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Trường hợp
chưa đủ điều kiện xác định quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương
án thiết kế sơ bộ của dự án hoặc đã xác định được nhưng chưa có dữ liệu suất vốn
đầu tư xây dựng công trình được công bố, sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng xác định
trên cơ sở dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy
mô, công suất hoặc năng lực phục vụ đã, đang thực hiện và điều chỉnh, bổ sung
những chi phí cần thiết khác, đồng thời được quy đổi chi phí cho phù hợp với thời
điểm xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, địa điểm xây dựng và đặc điểm, tính chất của
dự án.
2. Đối với các dự án thực hiện theo
hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay (turnkey) thì chi phí xây dựng, chi phí
thiết bị trong sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được tính toán theo phương pháp
xác định từ khối lượng công tác xây dựng tính theo thiết kế sơ bộ là chủ yếu, kết
hợp với phương pháp sử dụng suất vốn đầu tư hoặc dữ liệu chi phí công trình
tương tự, đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ để xác định dự toán gói thầu
chìa khóa trao tay.
3. Việc thẩm định và phê duyệt sơ bộ tổng
mức đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách thực hiện theo quy định của pháp luật
về đầu tư công và pháp luật về đầu tư.
b) Đối với các dự án PPP thực hiện
theo quy định của pháp luật về PPP.
4. Căn cứ để xác định dự toán gói thầu
chìa khóa trao tay thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
Người quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu chìa khóa trao
tay.
5. Chi tiết các phương pháp xác định
sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được hướng dẫn tại mục 1 Phụ lục số 1 ban hành
kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Phương pháp
xác định tổng mức đầu tư xây dựng
1. Tổng mức đầu tư xây dựng được lập
trên cơ sở nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: thiết kế cơ
sở, thuyết minh thiết kế cơ sở, quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng, giải pháp công
nghệ và kỹ thuật, thiết bị; giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính của công
trình; giải pháp về xây dựng và vật liệu chủ yếu, điều kiện thi công công trình
của dự án; kế hoạch thực hiện dự án và các yêu cầu cần thiết khác phù hợp với nội
dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
2. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định
theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ,
cụ thể như sau:
a) Xác định từ khối lượng xây dựng
tính theo thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, biện pháp tổ chức thi công định
hướng, điều kiện thực tiễn thực hiện dự án, các yêu cầu cần thiết khác của dự
án và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, các chế độ, chính sách liên quan.
b) Xác định từ dữ liệu chi phí các
công trình tương tự.
c) Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng
công trình.
d) Kết hợp các phương pháp quy định tại
điểm a, b, c khoản này.
3. Các phương pháp quy định tại điểm b,
c khoản 2 Điều này chỉ sử dụng đối với công trình xây dựng phổ biến.
4. Một số khoản mục chi phí thuộc nội
dung chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng, chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa có cơ sở tính
toán được tại thời điểm lập tổng mức đầu tư xây dựng thì được bổ sung và dự
tính để đưa vào tổng mức đầu tư xây dựng.
5. Đối với các dự án thực hiện theo
hình thức hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình (viết tắt là EPC); thiết kế và thi công xây dựng công trình (viết tắt
là EC); thiết kế và cung cấp thiết bị (viết tắt là EP) thì chi phí xây dựng và
chi phí thiết bị trong tổng mức đầu tư xây dựng phải được xác định trên cơ sở
phương pháp nêu tại điểm a khoản 2 Điều này là chủ yếu và kết hợp với phương
pháp khác.
6. Chi tiết các phương pháp xác định tổng
mức đầu tư xây dựng được hướng dẫn tại mục 2 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 6. Nội dung, thẩm
quyền thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng
1. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư
xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP .
2.4 Thẩm quyền thẩm định tổng
mức đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số
68/2019/NĐ-CP. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, thẩm
quyền thẩm định thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 1 và điểm a khoản 2
Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
3. Thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu
tư xây dựng theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP .
4. Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm
tra tổng mức đầu tư xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 7. Điều chỉnh sơ
bộ tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư xây dựng
1. Việc điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu
tư xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu
tư và pháp luật về PPP.
2.5 Việc điều chỉnh tổng mức
đầu tư đã được phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
Tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê
duyệt và phần giá trị điều chỉnh (tăng hoặc giảm).
3. Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra, thẩm định
sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh theo hướng dẫn tại
Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Nội dung dự
toán xây dựng
1. Nội dung dự toán xây dựng theo quy định
tại Điều 8 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Các thành phần chi phí trong dự toán xây
dựng được quy định cụ thể từ khoản 2 đến khoản 7 Điều này.
2. Chi phí xây dựng gồm chi phí trực
tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng
và được quy định cụ thể như sau:
a) Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật
liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết
bị thi công.
b) Chi phí gián tiếp gồm:
– Chi phí chung gồm: Chi phí quản lý
chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây
dựng, chi phí bảo hiểm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp.
– Chi phí nhà tạm để ở và điều hành
thi công.
– Chi phí một số công việc không xác định
được khối lượng từ thiết kế như: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường
cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh; chi phí thí nghiệm
vật liệu của nhà thầu; chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công
trường; chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên.
– (được bãi bỏ)6
c) Thu nhập chịu thuế tính trước (khoản
lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng).
d) Thuế giá trị gia tăng theo quy định
của Nhà nước.
3. Chi phí thiết bị của công trình, hạng
mục công trình gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9
Nghị định số 68/2019/NĐ-CP .
4. Chi phí quản lý dự án gồm các khoản
mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng như
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
6. Chi phí khác trong dự toán xây dựng
gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Thông tư
này. Đối với dự án có nhiều công trình thì chi phí khác trong dự toán xây dựng
công trình không bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí rà
phá bom mìn, vật nổ; chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu
tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban
đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; chi phí cho quá
trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao
(trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); các khoản phí, lệ phí và một số chi phí
khác đã tính cho dự án.
7. Chi phí dự phòng gồm chi phí dự
phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố
trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
Điều 9. Phương pháp xác
định dự toán xây dựng
1. Cơ sở xác định dự toán xây dựng
theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP .
2. Xác định chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng có thể xác định theo
từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo các phương pháp
nêu tại các điểm a, b dưới đây:
a) Tính theo khối lượng và giá xây dựng
công trình
– Chi phí trực tiếp gồm: Chi phí vật
liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ
sở khối lượng các công việc xây dựng và giá xây dựng công trình.
– Chi phí gián tiếp được xác định bằng
tỷ lệ (%) hoặc lập dự toán chi phí theo hướng dẫn tại mục 3.1 Phụ lục số 3 ban
hành kèm theo Thông tư này.
– Thu nhập chịu thuế tính trước được
tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp được
hướng dẫn tại Bảng 3.11 Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Thuế giá trị gia tăng theo quy định
của Nhà nước.
– Khối lượng các công tác xây dựng được
đo bóc, tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc
thiết kế FEED và chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công
trình. Phương pháp đo bóc khối lượng công tác xây dựng thực hiện theo hướng dẫn
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
– Giá xây dựng công trình sử dụng để tính
dự toán chi phí xây dựng có thể là giá xây dựng chi tiết hoặc giá xây dựng tổng
hợp phù hợp với khối lượng công việc xây dựng được đo bóc, tính toán từ bản vẽ
thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED và chỉ dẫn kỹ
thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Nội dung và phương pháp
xác định giá xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.
b) Tính theo hao phí vật liệu, nhân
công, máy và thiết bị thi công và giá của các yếu tố chi phí tương ứng
– Chi phí vật liệu, nhân công, máy và
thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng vật liệu,
nhân công, máy và thiết bị thi công và giá của các yếu tố chi phí này.
– Khối lượng các loại vật liệu, nhân
công, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây
dựng đo bóc từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED
và định mức kinh tế kỹ thuật.
– Giá vật liệu xây dựng được xác định
theo hướng dẫn tại Bảng 4.1 Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Giá nhân công, máy và thiết bị thi
công xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
– Chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế
tính trước, thuế giá trị gia tăng như hướng dẫn tại điểm a khoản này.
3. Xác định chi phí thiết bị
a) Chi phí thiết bị được xác định theo
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và quy định sau:
– Khối lượng, số lượng, chủng loại thiết
bị được xác định từ thiết kế công nghệ, xây dựng và danh mục trang thiết bị
trong dự án được duyệt.
– Giá mua thiết bị được xác định theo giá
thị trường hoặc báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc của công trình có
thiết bị tương tự đã và đang thực hiện phù hợp với thời điểm tính toán.
– Đối với các thiết bị cần sản xuất,
gia công thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị
cần sản xuất, gia công và đơn giá sản xuất, gia công phù hợp với tính chất, chủng
loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào
báo giá sản xuất, gia công thiết bị của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn
hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện
phù hợp với thời điểm tính toán.
b) Chi phí quản lý mua sắm (bao gồm cả
chi phí giám sát lắp đặt thiết bị của nhà cung cấp), giám sát lắp đặt thiết bị
của nhà thầu; chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình,
thiết bị công nghệ của dự án (nếu có); chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ;
chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có) được xác định bằng dự
toán hoặc căn cứ định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
c) Chi phí lắp đặt thiết bị được xác định
bằng cách lập dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng theo quy định tại
khoản 2 Điều này.
d) Chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh, đào
tạo, chuyển giao công nghệ và các chi phí khác có liên quan được xác định bằng
cách lập dự toán phù hợp nội dung công việc thực hiện.
4. Xác định chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án được xác định
trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với
hình thức tổ chức quản lý dự án, quy mô, địa điểm, thời gian quản lý dự án do Bộ
trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Phương pháp xác định chi phí quản lý dự án thực hiện
theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
5. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng
a) Chi phí tư vấn trong dự toán xây dựng
được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%), định mức tính bằng khối
lượng hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với khối lượng, phạm vi công việc, chế
độ, chính sách do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc công bố, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành hoặc công bố. Trường hợp một số công việc tư vấn đầu tư
xây dựng thực hiện trước khi xác định dự toán xây dựng thì được xác định bằng
giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết phù hợp với quy định của Nhà nước.
b) Trường hợp phải thuê chuyên gia tư
vấn nước ngoài thì chi phí tư vấn được xác định bằng cách lập dự toán phù hợp với
yêu cầu sử dụng tư vấn (số lượng, chất lượng), các quy định của cấp có thẩm quyền
và thông lệ quốc tế. Phương pháp xác định chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước
ngoài theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
c) Phương pháp xác định chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Riêng
phương pháp xác định chi phí khảo sát xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ
lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Chi phí khác được xác định trên cơ
sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền hoặc
bằng cách lập dự toán hoặc giá trị hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của
pháp luật. Trường hợp một số chi phí khác chưa đủ điều kiện để xác định thì được
ước tính trong dự toán xây dựng công trình.
Đối với một số công trình xây dựng
chuyên ngành có các yếu tố chi phí đặc thù, công trình sử dụng vốn ODA, nếu còn
các chi phí khác có liên quan được quy định trong điều ước quốc tế thì bổ sung
các chi phí này.
7. Xác định chi phí dự phòng
a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng
công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng,
chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi
phí khác.
b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt
giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình, thời gian thực hiện
gói thầu, kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch bố trí
vốn và chỉ số giá xây dựng (tính bằng tháng, quý, năm) phù hợp với loại công
trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
c) Đối với dự án có nhiều công trình
hoặc dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì chi phí dự phòng trong dự
toán xây dựng (tổng dự toán) là tổng chi phí dự phòng của các công trình hoặc
các gói thầu xây dựng và chi phí dự phòng còn lại của dự án chưa phân bổ vào từng
công trình, gói thầu xây dựng thuộc dự án. Chi phí dự phòng phân bổ cho từng
công trình đối với dự án có nhiều công trình hoặc các gói thầu xây dựng đối với
dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xác định dựa trên tính chất
công việc, độ dài thời gian thực hiện công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiên thực
tế và các yếu tố khác. Việc quản lý chi phí dự phòng thực hiện theo quy định tại
Điều 15 Thông tư này.
8. Phương pháp xác định chi phí xây dựng,
chi phí thiết bị, chi phí khác, chi phí dự phòng được hướng dẫn cụ thể tại Phụ
lục số 2 và Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Dự toán gói
thầu xây dựng
1. Dự toán gói thầu xây dựng bao gồm:
a) Dự toán gói thầu thi công xây dựng;
b) Dự toán gói thầu mua sắm vật tư,
thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
c) Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị;
d) Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây
dựng;
đ) Dự toán gói thầu thiết kế và thi
công xây dựng (EC);
e) Dự toán gói thầu thiết kế và mua sắm
vật tư, thiết bị (EP);
g) Dự toán gói thầu mua sắm vật tư,
thiết bị và thi công xây dựng (PC);
h) Dự toán gói thầu thiết kế – mua sắm
vật lư, thiết bị và thi công xây dựng (EPC);
i) Dự toán gói thầu lập dự án – thiết
kế – mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (chìa khóa trao tay);
k) Dự toán gói thầu xây dựng khác.
Dự toán gói thầu xây dựng xác định
theo từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp đã có dự
toán xây dựng công trình, tổng dự toán thì không lập dự toán gói thầu.
2. Nội dung các thành phần chi phí của
dự toán gói thầu xây dựng
a) Dự toán gói thầu thi công xây dựng
gồm các chi phí: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính
trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng
và yếu tố trượt giá.
b) Dự toán gói thầu mua sắm vật tư,
thiết bị gồm các chi phí: mua sắm vật tư, thiết bị công trình và thiết bị công
nghệ, thuế giá trị gia tăng; chi phí sản xuất, gia công chế tạo thiết bị phi
tiêu chuẩn (nếu có); chi phí quản lý mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu;
chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí vận chuyển, bảo hiểm và
các loại phí (nếu có); chi phí liên quan khác; chi phí dự phòng cho yếu tố phát
sinh khối lượng và yếu tố trượt giá.
c) Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị gồm
các chi phí: lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, thuế giá trị gia tăng, chi phí
liên quan khác, chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng và yếu tố trượt
giá.
d) Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây
dựng gồm các chi phí: chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu
thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng và yếu
tố trượt giá.
d) Dự toán gói thầu thiết kế và thi
công xây dựng (EC) gồm dự toán nêu tại điểm a và điểm d khoản này.
e) Dự toán gói thầu thiết kế và mua sắm
vật tư, thiết bị (EP) gồm dự toán nêu tại điểm b và điểm d khoản này.
g) Dự toán gói thầu mua sắm vật tư,
thiết bị và thi công xây dựng (PC) gồm dự toán nêu tại điểm a và điểm b khoản
này.
h) Dự toán gói thầu thiết kế – mua sắm
vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (EPC) gồm các khoản mục chi phí thiết kế;
mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng được
duyệt.
i) Dự toán gói thầu lập dự án – thiết
kế – mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (chìa khóa trao tay) gồm các
khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được quy định tại điểm
b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều 4 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP .
k) Nội dung chi phí của dự toán gói thầu
xây dựng khác được xác định căn cứ vào phạm vi công việc của gói thầu.
3. Chủ đầu tư xác định dự toán gói thầu
khi có đủ năng lực theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đủ năng lực
thì Chủ đầu tư được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện
năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện
xác định dự toán gói thầu xây dựng.
Điều 11. Căn cứ và phương
pháp xác định dự toán gói thầu xây dựng
1. Căn cứ xác định dự toán gói thầu
xây dựng được quy định như sau:
a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng đã
được người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thì dự toán xây
dựng có thể được xác định trên cơ sở chi phí của từng gói thầu xây dựng. Khi đó,
các chi phí thuộc gói thầu xây dựng được xác định tương tự cách xác định các
thành phần chi phí trong dự toán xây dựng theo quy định tại Điều 10 Thông tư
này.
b) Đối với các gói thầu được triển
khai trước khi khi thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế FEED được
duyệt, thì dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư xây dựng được
phê duyệt, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, yêu cầu của hồ sơ mời thầu
hoặc hồ sơ yêu cầu.
c) Đối với các gói thầu để thực hiện
công tác chuẩn bị đầu tư, thì dự toán gói thầu được thực hiện trên cơ sở nhiệm
vụ, đề cương công việc cần thực hiện và dự toán cho công tác chuẩn bị đầu tư,
phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ
yêu cầu.
d) Đối với gói thầu chìa khóa trao
tay, dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được
phê duyệt phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ trương đầu tư được
phê duyệt, thiết kế sơ bộ và phạm vi gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu
được phê duyệt, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Trường hợp căn cứ
vào báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ trương đầu tư được phê duyệt, thiết kế
sơ bộ chưa đủ cơ sở để xác định dự toán gói thầu chìa khóa trao tay thì chủ đầu
tư phải triển khai làm rõ thiết kế sơ bộ, những yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn
áp dụng cho gói thầu để xác định các chi phí của gói thầu cho phù hợp.
2. Phương pháp xác định dự toán gói thầu
xây dựng được hướng dẫn tại mục 2 Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Thẩm định,
thẩm tra và phê duyệt dự toán xây dựng
1. Nội dung thẩm định dự toán xây dựng
thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP .
2.7 Thẩm quyền thẩm định và
phê duyệt dự toán xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều
10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP , một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với dự toán gói thầu chìa khóa
trao tay và gói thầu hỗn hợp (EPC, EC, EP, PC) thì dự toán gói thầu phải được
Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt trước khi lựa chọn nhà
thầu.
b) Trường hợp cần thiết, Người quyết định
đầu tư xem xét ủy quyền để Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí khảo
sát cùng với nhiệm vụ khảo sát.
c) Đối với dự toán chi phí các công việc
chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công được xác định bằng
tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng dự toán chi tiết theo quy định và đã được thẩm định,
phê duyệt trong tổng mức đầu tư thì không phải thẩm định, phê duyệt lại.
3. Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm
tra dự toán xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều 13. Điều chỉnh dự
toán xây dựng
1. Dự toán xây dựng đã phê duyệt được điều
chỉnh trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 11 Nghị định
số 68/2019/NĐ-CP và quy định như sau:
a) Đối với trường hợp điều chỉnh dự
toán xây dựng do điều chỉnh thiết kế có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng
thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức
thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì phải được Cơ quan
chuyên môn về xây dựng thẩm định lại đối với những nội dung chi phí bị ảnh hưởng
của việc điều chỉnh thiết kế xây dựng.
b) Đối với trường hợp điều chỉnh cơ cấu
chi phí do trượt giá; điều chỉnh khối lượng theo thiết kế đã được thẩm định,
phê duyệt hoặc thay đổi điều chỉnh thiết kế không thuộc trường hợp quy định tại
điểm a khoản này, thì không phải thẩm định lại của Cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt các nội dung chi phí điều
chỉnh sau khi có ý kiến chấp thuận của người quyết định đầu tư.
c) Người quyết định đầu tư phê duyệt dự
toán xây dựng điều chỉnh đối với trường hợp điều chỉnh dự toán quy định tại điểm
a khoản này. Trường hợp điều chỉnh cơ cấu dự toán xây dựng trong báo cáo kinh tế
– kỹ thuật theo quy định tại điểm b khoản này thì chủ đầu tư phê duyệt dự toán
xây dựng điều chỉnh.
2. Phương pháp xác định dự toán xây dựng
điều chỉnh được hướng dẫn tại mục 3 Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư
này.
Điều 14. Giá gói thầu
xây dựng
1.8 Giá gói thầu xây dựng là
toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu. Nội dung các chi phí của giá
gói thầu xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
2. Căn cứ để xác định giá gói thầu xây
dựng được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP .
3.9 (được bãi bỏ)
4.10 (được bãi bỏ)
5. Chi phí dự phòng trong giá gói thầu
xây dựng được xác định phù hợp với tính chất công việc, thời gian thực hiện và
hình thức hợp đồng của gói thầu gồm:
a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng
công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí của
gói thầu trước chi phí dự phòng. Trường hợp đối với những gói thầu khối lượng
các công việc được xác định cụ thể, chính xác thì chủ đầu tư quyết định tỷ lệ dự
phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh và không vượt quá 5%.
b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt
giá được xác định trên cơ sở thời gian thực hiện của gói thầu và chỉ số giá xây
dựng phù hợp với tính chất, loại công việc của gói thầu xây dựng, có tính đến
các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
c) Tùy từng gói thầu xây dựng, mức chi
phí dự phòng trong giá gói thầu không được vượt mức chi phí dự phòng trong sơ bộ
tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu đã được
phê duyệt.
d) Phương pháp xác định chi phí dự
phòng cho gói thầu xây dựng được thực hiện tương tự như đối với chi phí dự
phòng trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng.
6.11 (được bãi bỏ)
Điều 15. Sử dụng chi
phí dự phòng12
Việc sử dụng chi phí dự phòng thực hiện
theo quy định tại khoản 4 Điều 7, khoản 4 Điều 11 và khoản 4 Điều 12 Nghị định số
68/2019/NĐ-CP. Quá trình triển khai thực hiện hợp đồng xây dựng, Chủ đầu tư quyết
định việc sử dụng chi phí dự phòng trong phạm vi chi phí dự phòng đã được Người
quyết định đầu tư phê duyệt khi xác định, cập nhật giá gói thầu xây dựng.
ĐỊNH
MỨC, GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 16. Hệ thống định
mức xây dựng
1. Hệ thống định mức xây dựng gồm định
mức cơ sở, định mức dự toán xây dựng công trình và định mức chi phí được quy định
tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP .
2. Phương pháp xác định định mức xây dựng
theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6, Phụ lục số 7 và Phụ lục số 8 ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 17. Quản lý định
mức xây dựng
Việc Quản lý hệ thống định mức xây dựng
theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và quy định cụ thể như
sau:
1. Định mức xây dựng mới là các định mức
dự toán xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng được ban hành hoặc
các định mức xây dựng đã có tên công tác trong hệ thống định mức xây dựng được
ban hành nhưng sử dụng công nghệ thi công khác.
2. Định mức xây dựng điều chỉnh là định
mức được điều chỉnh thành phần hao phí, trị số định mức của định mức xây dựng đã
được ban hành cho phù hợp với điều kiện thi công hoặc biện pháp thi công hoặc
yêu cầu kỹ thuật của công trình cụ thể hoặc cả ba yếu tố này.
3.13 (được bãi bỏ)
Mục 2. Giá xây dựng
công trình
Điều 18. Giá xây dựng
công trình
1. Giá xây dựng công trình theo quy định
tại Điều 16 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và được quy định như sau:
a) Đơn giá xây dựng chi tiết gồm đơn
giá xây dựng chi tiết đầy đủ và không đầy đủ.
b) Giá xây dựng tổng hợp gồm giá xây dựng
tổng hợp đầy đủ và không đầy đủ.
2. Nội dung chi phí cấu thành giá xây
dựng công trình
a) Nội dung chi phí cấu thành đơn giá
xây dựng chi tiết:
– Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ
gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị
thi công xây dựng.
– Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ gồm
chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước.
b) Nội dung chi phí cấu thành giá xây
dựng tổng hợp được quy định như sau:
– Giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ
bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công xây
dựng và được tổng hợp từ đơn giá xây dựng chi tiết tại điểm a khoản này.
– Giá xây dựng tổng hợp đầy đủ bao gồm
chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, được tổng
hợp từ đơn giá xây dựng chi tiết tại điểm a khoản này.
3. Giá các yếu tố chi phí trong giá
xây dựng công trình
a) Giá vật liệu xây dựng là giá của một
đơn vị vật liệu phù hợp với đơn vị tính trong định mức xây dựng (giá cho 1 m3
cát, 1 kg thép, 1 viên gạch xây,…) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố
hoặc giá thị trường.
b) Đơn giá nhân công xây dựng là giá
tính cho một ngày công của công nhân xây dựng trực tiếp và được xác định theo
hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
c) Giá ca máy và thiết bị thi công xây
dựng là giá bình quân tính cho một ca làm việc và được xác định theo hướng dẫn
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
4. Cơ sở xác định giá xây dựng công
trình
a) Đơn giá xây dựng chi tiết được xác
định trên cơ sở định mức xây dựng và giá của các yếu tố chi phí tương ứng hoặc
được xác định theo giá thị trường phù hợp với thời điểm tính toán.
b) Giá xây dựng tổng hợp được xác định
trên cơ sở tổng hợp từ đơn giá xây dựng chi tiết hoặc được xác định theo giá thị
trường phù hợp với thời điểm tính toán.
5. Phương pháp xác định giá xây dựng
công trình và giá vật liệu xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4
ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 19. Quản lý giá
xây dựng công trình
Việc quản lý giá xây dựng công trình
thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và quy định cụ
thể như sau:
1. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh giao Sở
Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan căn cứ vào hướng dẫn của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng để xác định và công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá
nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng làm cơ
sở quản lý giá xây dựng công trình theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số
68/2019/NĐ-CP .
2. Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn (lập
dự án đầu tư, thiết kế, thẩm tra), đơn vị thẩm định có trách nhiệm lựa chọn loại
vật liệu xây dựng thông dụng, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng,
phổ biến trên thị trường khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo
nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng và xác định chi phí đầu tư xây dựng đảm bảo
tiết kiệm chi phí, hiệu quả đầu tư và đáp ứng yêu cầu của dự án.
3. Trường hợp theo yêu cầu về kiến
trúc, kết cấu, hoặc các yêu cầu khác của dự án phải lựa chọn các loại vật liệu
xây dựng đặc thù, không phổ biến trên thị trường hoặc nhập khẩu thì phải được
thuyết minh rõ trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả
thi hoặc thuyết minh thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế FEED
và phải được Người quyết định đầu tư chấp thuận hoặc phê duyệt.
SUẤT
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
Mục 1. Suất vốn đầu
tư xây dựng công trình
Điều 20. Nội dung suất
vốn đầu tư xây dựng công trình
1. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình
(sau đây viết tắt là suất vốn đầu tư) là mức chi phí cần thiết cho một đơn vị
tính (diện tích, thể tích, chiều dài,…), công suất hoặc năng lực phục vụ,…
theo thiết kế để xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Suất vốn đầu tư bao gồm các chi phí:
xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và một
số khoản mục chi phí khác. Suất vốn đầu tư bao gồm thuế giá trị gia tăng cho
các chi phí nêu trên.
Suất vốn đầu tư chưa bao gồm chi phí
thực hiện một số loại công việc theo yêu cầu riêng của dự án/công trình xây dựng,
cụ thể như:
a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư gồm: chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền
với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất, thuê đất trong thời gian xây dựng
(nếu có); chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây
dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;
b) Lãi vay trong thời gian thực hiện đầu
tư xây dựng (đối với các dự án có sử dụng vốn vay);
c) Vốn lưu động ban đầu (đối với các dự
án đầu tư xây dựng nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh);
d) Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu
tư (dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá
trong thời gian thực hiện dự án);
d) Một số chi phí có tính chất riêng
biệt theo từng dự án gồm: đánh giá tác động môi trường và xử lý các tác động của
dự án đến môi trường; đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công
trình; chi phí kiểm định chất lượng công trình; gia cố đặc biệt về nền móng
công trình; chi phí thuê tư vấn nước ngoài.
Điều 21. Nguyên tắc
xác định suất vốn đầu tư xây dựng
1. Công trình xây dựng đại diện lựa chọn
tính toán phải phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn
ngành, quy định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng, có xu hướng được đầu
tư xây dựng và phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế
– xã hội tại thời điểm xác định;
2. Đối với mỗi nhóm, loại công trình thì
công trình điển hình phải được lựa chọn phù hợp với phân loại, phân cấp công trình
xây dựng theo quy định;
3. Chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng
áp dụng để tính toán suất vốn đầu tư phải đầy đủ, rõ ràng;
4. Suất vốn đầu tư phải tính toán đầy
đủ, hợp lý các chi phí cấu thành, bảo đảm mang tính đại diện, tổng hợp;
5. Số liệu, dữ liệu được sử dụng để
xác định suất vốn đầu tư phải đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với giai đoạn thiết
kế;
6. Đơn vị tính sử dụng cho suất vốn đầu
tư phải được lựa chọn phù hợp với loại công trình.
Điều 22. Phương pháp
xác định suất vốn đầu tư xây dựng
Phương pháp xác định suất vốn đầu tư
theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 2. Giá xây dựng tổng
hợp bộ phận kết cấu công trình
Điều 23. Nội dung giá
xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
1. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu
công trình bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành một khối lượng nhóm,
loại công tác xây dựng, bộ phận kết cấu công trình xây dựng.
2. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu
công trình gồm các khoản mục chi phí trực tiếp, gián tiếp, thu nhập chịu thuế
tính trước và thuế giá trị gia lăng.
Điều 24. Nguyên tắc
xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
1. Công trình xây dựng đại diện lựa chọn
tính toán phải phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn
ngành, quy định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng và được đầu tư xây dựng
phổ biến tại thời điểm xác định;
2. Danh mục công tác xây dựng theo bộ
phận kết cấu công trình phải thống nhất, khoa học, đảm bảo thuận tiện trong quá
trình sử dụng. Bộ phận kết cấu công trình được lựa chọn phải có đủ thông tin về
ký hiệu, kích thước và số lượng để đo bóc khối lượng từ hồ sơ thiết kế;
3. Số liệu, dữ liệu được sử dụng để
tính toán phải đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với giai đoạn thiết kế;
4. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu
công trình phải tính toán đầy đủ, hợp lý các chi phí cấu thành, bảo đảm mang
tính đại diện, tổng hợp;
5. Chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng
áp dụng để tính toán Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình phải đầy
đủ, rõ ràng;
6. Đơn vị tính giá xây dựng tổng hợp bộ
phận kết cấu công trình phải được lựa chọn phù hợp với loại công tác tính toán.
Điều 25. Phương pháp
xác định giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
Phương pháp xác định giá xây dựng tổng
hợp bộ phận kết cấu công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 ban hành kèm
theo Thông tư này.
Việc xác định và quản lý chi phí đầu
tư xây dựng trong giai đoạn chuyển tiếp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 36 Nghị
định số 68/2019/NĐ-CP , được quy định cụ thể như sau:
1. Dự án đầu tư xây dựng đã triển khai
là dự án đã có quyết định đầu tư và đã triển khai các công việc sau khi dự án được
phê duyệt như: đã thực hiện khảo sát phục vụ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ
sở; đã lựa chọn nhà thầu thực hiện thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở.
2. Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt
nhưng chưa triển khai là dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư
nhưng chưa triển khai các công việc như được nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Các dự án đầu tư xây dựng khi điều
chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng thì việc điều chỉnh, cập nhật
định mức, giá xây dựng, giá gói thầu thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu theo
quy định các văn bản hiện hành tại thời điểm điều chỉnh do Người quyết định đầu
tư quyết định trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiến độ và tiết kiệm chi
phí của dự án.
4. Các gói thầu xây dựng đã đóng thầu,
đã lựa chọn được nhà thầu, đã ký kết hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hồ sơ
mời thầu, hồ sơ dự thầu và nội dung hợp đồng đã ký kết.
Điều 27. Hiệu lực thi
hành14
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày
15/02/2020 và thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn lập
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải
quyết.
Nơi nhận: |
XÁC THỰC Nguyễn Văn Sinh |
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH SƠ BỘ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SƠ BỘ TỔNG MỨC
ĐẦU TƯ
Căn cứ thông tin từ phương án thiết kế
sơ bộ của dự án về quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ, sơ bộ tổng mức đầu
tư được xác định theo công thức sau:
Công thức tổng quát ước tính sơ bộ tổng
mức đầu tư xây dựng:
VSB
= GSBBT, TĐC + GSBXD + GSBTB
+ GSBQLDA + GSBTV + GSBK
+ GSBDP (1.1)
Trong đó:
– VSB: sơ bộ tổng mức đầu
tư của dự án đầu tư xây dựng;
– GSBBT, TĐC: chi
phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
– GSBXD: chi phí
xây dựng;
– GSBTB: chi phí
thiết bị;
– GSBQLDA: chi
phí quản lý dự án;
– GSBTV: chi phí
tư vấn đầu tư xây dựng;
– GSBK: chi phí
khác;
– GSBDP: chi phí
dự phòng.
1.1. Phương pháp xác định sơ bộ tổng mức
đầu tư theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình
1.1.1. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư
Căn cứ dự kiến về địa điểm, diện tích
mặt đất cần sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng, việc ước tính chi phí bồi thường,
hỗ trợ tái định cư theo diện tích đất cần sử dụng và các chế độ chính sách về
thu hồi đất, bồi thường về đất, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại địa điểm dự
kiến có dự án và các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan.
Khi có thể xác định được khối lượng phải
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, việc ước tính chi phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư thì căn cứ vào khối lượng cần tính toán để xác định.
1.1.2. Chi phí xây dựng
Căn cứ phương án thiết kế sơ bộ của dự
án thể hiện được quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình thuộc dự
án thì chi phí xây dựng của dự án được ước tính như sau:
Chi phí xây dựng của dự án (GSbXD)
bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình thuộc dự án.
Chi phí xây dựng của công trình (GSbXDCT)
được ước tính theo công thức sau:
GSbXDCT
= P x SXD x kDCXD + CCT-SXD (1.2)
Trong đó:
– P: quy mô, công suất hoặc năng lực
phục vụ của công trình thuộc dự án;
– SXD: suất chi phí xây dựng
tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ do Bộ Xây dựng ban hành,
trường hợp chưa có suất vốn đầu tư được ban hành hoặc suất vốn đầu tư ban hành
không phù hợp thì tham khảo suất chi phí từ các dự án, công trình tương tự.
– kĐCXD: hệ số điều chỉnh
suất chi phí xây dựng. Hệ số này căn cứ vào thời điểm xây dựng, địa điểm xây dựng
công trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, công năng sử dụng, điều kiện xây dựng và các yếu
tố khác có liên quan để xác định hệ số điều chỉnh hoặc sử dụng phương pháp
chuyên gia, chỉ số giá xây dựng.
– CCT-SXD: các khoản mục
chi phí thuộc dự án chưa được tính trong suất chi phí xây dựng công trình.
1.1.3. Chi phí thiết bị
1.1.3.1. Căn cứ phương án thiết kế sơ
bộ thể hiện được quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình thuộc dự
án thì chi phí thiết bị của dự án được ước tính như sau:
Chi phí thiết bị của dự án (GSbTB)
bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án, Chi phí thiết bị của
công trình (GSbTBCT) được ước tính theo công thức sau:
GSbTBCT
= P x STB x kĐCTB + CCT-STB (1.3)
Trong đó:
– STB: suất chi phí thiết bị
công trình, thiết bị công nghệ tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ
của công trình do Bộ Xây dựng ban hành, trường hợp chưa có suất chi phí thiết bị
được ban hành hoặc suất chi phí ban hành không phù hợp thì tham khảo suất chi
phí từ các dự án, công trình tương tự.
– kĐCTB: hệ số điều chỉnh
suất chi phí thiết bị của công trình, phụ thuộc mức độ đầu tư, loại, cấp công
trình, năng lực phục vụ của công trình và các yếu tố khác có liên quan để xác định
hệ số điều chỉnh hoặc xác định bằng kinh nghiệm chuyên gia;
– CCT-STB: các khoản mục
chi phí thuộc công trình chưa được tính trong suất chi phí thiết bị công trình.
1.1.3.2. Đối với phương án thiết kế sơ
bộ chỉ có sơ lược về dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị của dự
án được ước tính từ các dữ liệu chi phí thiết bị của các dự án tương tự về loại,
quy mô, tính chất dự án đã hoặc đang thực hiện, quy đổi về thời điểm tính toán.
1.1.4. Chi phí quản lý dự án, chi phí tư
vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác
Chi phí quản lý dự án (GSbQLDA),
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GSbTV) và chi phí khác (GSbK)
được ước tính không vượt quá 15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị
của dự án.
1.1.5. Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng (GSbDP)
được xác định bằng tổng chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát
sinh, chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (xác định như chi phí dự phòng
trong tổng mức đầu tư tại mục 2.1.5 Phụ lục này).
BẢNG 1.1. TỔNG
HỢP SƠ BỘ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Dự án: ……………………………………………
Đơn vị tính
STT |
NỘI DUNG |
GIÁ TRỊ TRƯỚC |
THUẾ GTGT |
GIÁ TRỊ SAU |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
1 |
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định |
|
|
GSbBT, TĐC |
9 |
Chi phí xây dựng |
|
|
GSbXD |
3 |
Chi phí thiết bị |
|
|
GSbTB |
4 |
Chi phí quản lý dự án |
|
|
GSbQLDA |
5 |
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
|
|
GSbTV |
6 |
Chi phí khác |
|
|
GSbK |
7 |
Chi phí dự phòng |
|
|
GSbDP |
|
TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7) |
|
|
VSb |
1.2. Phương pháp xác định sơ bộ tổng mức
đầu tư xây dựng từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự
Đối với trường hợp khi phương án thiết
kế sơ bộ của dự án chỉ thể hiện ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công
trình, thông tin sơ bộ về quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương
án thiết kế sơ bộ của dự án thì sơ bộ tổng mức đầu tư được ước tính từ dữ liệu
chi phí của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất đã hoặc đang thực hiện.
Các dự án tương tự là những dự án có
cùng quy mô, tính chất dự án, các công trình xây dựng cùng loại, cấp công
trình, công suất của dây chuyền công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự
nhau.
1.2.1. Trường hợp có đầy đủ thông tin,
số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình xây dựng
tương tự đã hoặc đang thực hiện thì sơ bộ tổng mức đầu tư được xác định theo
công thức sau:
|
(1.4) |
Trong đó:
– n: số công trình, hạng mục công
trình tương tự đã hoặc đang thực hiện;
– i: công trình, hạng mục công trình
thứ i của dự án đã hoặc đang thực hiện;
– GTti: chi phí đầu tư xây
dựng của công trình, hạng mục công trình tương tự thứ i của dự án đầu tư đã và đang
thực hiện (i = 1÷n);
– Hti: hệ số qui đổi chi phí
đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình thứ i về thời điểm xác định
sơ bộ tổng mức đầu tư. Hệ số Hti được xác định bằng chỉ số giá xây dựng.
Năm gốc chỉ số giá xây dựng phải thống nhất để sử dụng hệ số này.
– Hkvi: hệ số qui đổi chi
phí đầu tư của công trình, hạng mục công trình thứ i cho phù hợp với khu vực
xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án đang xác định sơ bộ tổng
mức đầu tư. Hệ số Hkvi xác định bằng phương pháp chuyên gia trên cơ
sở so sánh mặt bằng giá khu vực nơi thực hiện đầu tư dự án và mặt bằng giá khu
vực của dự án tương tự sử dụng để tính toán;
– CTti: chi phí bổ sung hoặc
loại bỏ, giảm trừ đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục
công trình tương tự đã thực hiện thứ i.
1.2.2. Trường hợp nguồn dữ liệu về chi
phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng mục công trình tương tự của dự án
đã và đang thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết
bị của các công trình thì cần qui đổi các chi phí này về thời điểm xác định sơ
bộ tổng mức đầu tư, địa điểm xây dựng dự án và điều chỉnh, bổ sung chi phí cần
thiết khác của chi phí xây dựng và thiết bị (nếu có). Đồng thời tính toán bổ
sung các chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định
tương tự như hướng dẫn tại mục 1.1 Phụ lục này.
1.2.3. Việc xác định
sơ bộ tổng mức đầu tư trên cơ sở từ nguồn dữ liệu các công trình tương tự thì Chủ đầu
tư, nhà thầu tư vấn phải có trách nhiệm phân tích, đánh giá mức độ tương đồng của
dự án.
1.3. Phương pháp xác định sơ bộ tổng mức
đầu tư xây dựng từ khối lượng công tác xây dựng tổng hợp tính theo thiết kế sơ
bộ, giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình và các yêu cầu cần thiết
khác
1.3.1. Khối lượng các công tác xây dựng;
số lượng, khối lượng thiết bị được xác định từ hồ sơ thiết kế sơ bộ, phương án
công nghệ, thuyết minh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thuyết minh thiết kế sơ
bộ, tiêu chuẩn áp dụng và các yêu cầu thực tế của dự án. Khối lượng các công
tác xây dựng; số lượng, khối lượng thiết bị được đo bóc phù hợp giá xây dựng tổng
hợp bộ phận kết cấu công trình và giá thiết bị sử dụng để tính toán sơ bộ tổng
mức đầu tư.
1.3.2. Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết
cấu công trình, giá thiết bị được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 ban
hành kèm theo Thông tư này và giá thị trường.
1.3.3. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí
khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự như hướng dẫn tại mục 1.1 Phụ lục
này.
1.4. Phương pháp kết hợp để xác định
sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng
Tùy theo điều kiện, yêu cầu cụ thể của
dự án và nguồn cơ sở dữ liệu, thì có thể kết hợp các phương pháp nêu trên để
xác định sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG
2.1. Phương pháp xác định khối lượng
xây dựng tính theo thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, biện pháp tổ chức
thi công định hướng, các yêu cầu cần thiết khác của dự án và hệ thống định mức,
đơn giá xây dựng, các chế độ, chính sách liên quan
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng
của dự án được tính theo công thức sau:
VTM
= GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV
+ GK + GDP (1.5)
Trong đó:
– VTM: tổng mức đầu tư xây
dựng của dự án;
– GBT, TĐC: chi phí bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư;
– GXD: chi phí xây dựng;
– GTB: chi phí thiết bị;
– GQLDA: chi phí quản lý dự
án;
– GTV: chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng;
– GK: chi phí khác;
– GDP: chi phí dự phòng.
2.1.1. Xác định chi phí bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư
– Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư xác định theo khối lượng phải bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và
các quy định hiện hành về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng
công trình, được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
Khối lượng phải bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư của dự án khi kiểm kê, kê khai phải được đo đếm cụ thể để xác định đúng,
đủ về số lượng, khối lượng, tỷ lệ % còn lại của tài sản phải bồi thường, phải
có ảnh chụp để lưu hồ sơ kiểm kê.
2.1.2. Xác định chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng của dự án (Gxd) bằng
tổng chi phí xây dựng của các công trình thuộc dự án.
|
(1.6) |
Chi phí xây dựng của công trình, hạng
mục công trình thứ i (i=1-n) thuộc dự án được xác định theo công thức sau:
|
(1.7) |
Trong đó:
– GXDCTi: chi phí xây dựng của
các công trình, hạng mục công trình thứ i thuộc dự án (i=1÷n);
– n: số công trình, hạng mục công
trình thuộc dự án.
– QXDj: khối lượng công tác
xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận kết cấu thứ j của công trình, hạng mục
công trình thứ i thuộc dự án (i=1÷m) và được đo bóc phù hợp với Zj;
– Zj: giá xây dựng tổng hợp
đầy đủ hoặc giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình tương ứng với công
tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận kết cấu thứ j của công trình. Trường
hợp Zj là giá xây dựng công trình không đầy đủ thì chi phí xây dựng
công trình, hạng mục công trình được tổng hợp theo Bảng 3.1 Phụ lục số 3 ban
hành kèm theo Thông tư này;
2.1.3. Xác định chi phí thiết bị
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án
và nguồn thông tin, số liệu có được có thể sử dụng một trong các phương pháp
sau đây để xác định chi phí thiết bị của dự án:
2.1.3.1. Trường hợp dự án có các nguồn
thông tin, số liệu chi tiết về thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, số lượng,
chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và
giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng thì chi phí thiết
bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc
dự án.
Chi phí thiết bị của công trình được
xác định theo phương pháp lập dự toán nêu ở mục 1.2 Phụ lục số 2 ban hành kèm
theo Thông tư này.
2.1.3.2. Trường hợp dự án có thông tin
về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của nhà sản
xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị của dự án (GTB)
có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ
này.
2.1.3.3. Trường hợp dự án chỉ có thông
tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của thiết bị công trình, thiết
bị công nghệ thì chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất chi
phí thiết bị tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình
và được xác định theo công thức (1.14) tại mục 2.3.2 Phụ lục này hoặc dự tính
theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự
trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự
đã và đang thực hiện.
2.1.4. Xác định chi phí quản lý dự án,
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác
Chi phí quản lý dự án (GQLDA),
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác (GK)
được xác định theo định mức chi phí tỷ lệ hoặc bằng cách lập dự toán hoặc từ dữ
liệu của các dự án tương tự đã thực hiện. Trong trường hợp ước tính thì tổng
các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn
lưu động ban đầu) không vượt quá 15% tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị
của dự án.
Vốn lưu động ban đầu (VLd)
(đối với các dự án sản xuất, kinh doanh), lãi vay trong thời gian xây dựng (LVay)
(đối với dự án có sử dụng vốn vay) và lãi của nhà đầu tư đối với dự án PPP thì tùy
theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án
để xác định.
2.1.5. Xác định chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng (GDP) được
xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát
sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2)
theo công thức:
GDP
= GDP1 + GDP2 (1.8)
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng
công việc phát sinh (GDP1) xác định theo công thức sau:
GDP1
= (GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV
+ GK) x KPS (1.9)
Trong đó:
– Kps: tỷ lệ dự phòng cho
khối lượng công việc phát sinh, Kps ≤ 10%.
Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập
báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì Kps≤5%.
Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá
(GDP2) được xác định trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình
của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân năm mức độ biến động giá xây
dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo
khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí,
giá cả trong khu vực và quốc tế. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2)
được xác định theo công thức sau:
|
(1.10) |
Trong đó:
– T: độ dài thời gian thực hiện dự án
đầu tư xây dựng, T>1 (năm);
– t: số thứ tự năm phân bổ vốn theo kế
hoạch thực hiện dự án, t = 1÷T;
– Vt: vốn đầu tư trước dự
phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;
– Lvayt: chi phí lãi vay của
vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm thứ t.
– IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng
sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định bằng cách tính bình
quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm
gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động
bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng), được xác định
theo công thức sau:
|
(1.11) |
Trong đó:
T: số năm (năm gần nhất so với thời điểm
tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq; T≥3;
In: chỉ số giá xây dựng năm
thứ n được lựa chọn;
In+1: chỉ số giá xây dựng năm
thứ n+1;
±ΔIXDCT: mức biến động
bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây dựng công trình so với mức độ trượt
giá bình quân của năm đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động
của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên
gia.
2.2. Phương pháp xác định từ dữ liệu về
chi phí các công trình tương tự
Các dự án tương tự là những dự án có
cùng quy mô, tính chất dự án, các công trình xây dựng cùng loại, cấp công
trình, công suất của dây chuyền công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự
nhau.
Tùy theo tính chất, đặc thù của các dự
án tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, dữ liệu của dự án có thể sử
dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định tổng mức đầu tư;
2.2.1. Trường hợp có đầy đủ thông tin,
số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình xây dựng
tương tự thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức sau:
|
(1.12) |
Trong đó:
– n: số công trình, hạng mục công
trình của dự án tương tự;
– i: công trình, hạng mục công trình
thứ i của dự án tương tự;
– GTti: chi phí đầu tư xây
dựng của công trình, hạng mục công trình tương tự thứ i của dự án đầu tư (i = 1÷n);
– Hti: hệ số qui đổi chi
phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình thứ i về thời điểm xác
định tổng mức đầu tư. Hệ số Hti, được xác định bằng chỉ số giá xây dựng.
Năm gốc chỉ số giá xây dựng phải thống nhất để sử dụng hệ số này;
– Hkvi: hệ số qui đổi chi
phí đầu tư của công trình, hạng mục công trình thứ i cho phù hợp với khu vực
xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án đang xác định tổng mức đầu
tư. Hệ số Hkvi xác định bằng phương pháp chuyên gia trên cơ sở so
sánh mặt bằng giá khu vực nơi thực hiện đầu tư dự án và mặt bằng giá khu vực của
dự án tương tự sử dụng để tính toán;
– CTti: chi phí bổ sung hoặc
loại bỏ, giảm trừ đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục
công trình tương tự thứ i.
2.2.2. Trường hợp nguồn dữ liệu về chi
phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng mục công trình tương tự của dự án
chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công
trình thì cần quy đổi các chi phí này về thời điểm lập xác định tổng mức đầu
tư, địa điểm xây dựng dự án và điều chỉnh, bổ sung chi phí cần thiết khác của
chi phí xây dựng và thiết bị (nếu có). Đồng thời tính toán bổ sung các chi phí
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự như hướng dẫn
tại mục 2.1 Phụ lục này.
2.2.3. Việc xác định tổng mức đầu tư
trên cơ sở từ nguồn dữ liệu các công trình tương tự thì Chủ đầu tư, nhà thầu tư
vấn phải có trách nhiệm phân tích, đánh giá mức độ tương đồng của dự án.
2.3. Phương pháp xác định theo suất vốn
đầu tư xây dựng công trình
2.3.1. Xác định chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng của dự án (GXD)
bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình hoặc nhóm loại
công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án được xác
định theo công thức (1.6) tại mục 2.1.2 Phụ lục này. Chi phí xây dựng của công
trình, hạng mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc
bộ phận công trình (GXDCT) được xác định theo công thức sau:
GXDCT
= SXD x P + CCT-SXD (1.13)
Trong đó:
– SXD: suất chi phí xây dựng
tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ do Bộ Xây dựng ban hành,
trường hợp chưa có suất vốn đầu tư được ban hành hoặc suất vốn đầu tư ban hành
không phù hợp thì tham khảo suất chi phí từ các dự án, công trình tương tự;
– P: công suất sản xuất hoặc năng lực
phục vụ của công trình, hạng mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng,
đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án;
– CCT-SXD: các khoản mục
chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá
xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công
trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
2.3.2. Xác định chi phí thiết bị
Chi phí thiết bị công trình, thiết bị
công nghệ của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị công trình, thiết
bị công nghệ của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT)
được xác định theo công thức sau:
GTBCT
= STB x P + CCT-STB (1.14)
Trong đó:
– STB: suất chi phí thiết bị
công trình, thiết bị công nghệ tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ
của công trình do Bộ Xây dựng ban hành, trường hợp chưa có suất chi phí thiết bị
được ban hành hoặc suất chi phí ban hành không phù hợp thì tham khảo suất chi
phí từ các dự án, công trình tương tự;
– P: công suất sản xuất hoặc năng lực
phục vụ của công trình, hạng mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng,
đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án xác định;
– CCT-STB: các khoản mục
chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị công nghệ, thiết bị công
trình của công trình thuộc dự án.
2.3. Xác định các khoản mục chi phí
còn lại trong tổng mức đầu tư xây dựng
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi
phí dự phòng được xác định như hướng dẫn tại mục 2.1 Phụ lục này.
2.4. Phương pháp kết hợp để xác định tổng
mức đầu tư xây dựng
Tuỳ theo điều kiện, yêu cầu cụ thể của
dự án và nguồn cơ sở dữ liệu, thì có thể kết hợp các phương pháp nêu trên để
xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.
BẢNG 1.2. TỔNG
HỢP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Dự án: ……………………………………………………………………………………………….
Chủ đầu tư/Cơ quan chuẩn bị dự án: …………………………………………………….
Tư vấn lập dự án: ………………………………………………………………………………..
Địa điểm XD: ………………………………………………………………………………………
Thời điểm lập dự án: tháng/năm
Thời gian thực hiện dự án: từ tháng/năm
đến tháng/năm
Nguồn vốn đầu tư: ……………………………………………………………………………….
Loại, cấp công trình có cấp cao nhất: …………………………………………………….
Đơn vị tính
TT |
NỘI DUNG |
GIÁ TRỊ TRƯỚC |
THUẾ GTGT |
GIÁ TRỊ SAU |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
1 |
Chi phí bồi thường, |
|
|
GBT, |
2 |
Chi phí xây dựng |
|
|
GXD |
2.1 |
Công trình… |
|
|
|
2.2 |
Công trình…. |
|
|
|
2.2 |
Chi phí xây dựng công trình phụ trợ |
|
|
|
|
……………………. |
|
|
|
3 |
Chi phí thiết bị |
|
|
GTB |
4 |
Chi phí quản lý dự |
|
|
GQLDA |
5 |
Chi phí tư vấn đầu |
|
|
GTV |
5.1 |
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả |
|
|
|
5.2 |
Chi phí thiết kế xây dựng công trình |
|
|
|
5.3 |
Chi phí giám sát thi công xây dựng |
|
|
|
|
……………………. |
|
|
|
6 |
Chi phí khác |
|
|
GK |
6.1 |
Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ |
|
|
|
6.2 |
Chi phí bảo hiểm |
|
|
|
|
……………………… |
|
|
|
7 |
Chi phí dự phòng (GDP1 |
|
|
GDP |
7.1 |
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng |
|
|
GDP1 |
7.2 |
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt |
|
|
GDP2 |
|
TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7) |
|
|
VTM |
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Chứng chỉ
hành nghề định giá XD hạng ….., số…
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
1. DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
– Dự toán xây dựng công trình được xác
định theo công thức 2.1 sau đây và được tổng hợp theo Bảng 2.1:
GXDCT
= GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK
+ GDP (2.1)
Trong đó:
– GXDCT: chi phí xây dựng
công trình;
– GXD: chi phí xây dựng;
– GTB: chi phí thiết bị;
– GQLDA: chi phí quản lý dự
án;
– GTV: chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng;
– GK: chi phí khác;
– GDP: chi phí dự phòng.
1.1. Xác định chi phí xây dựng (GXD)
Các thành phần chi phí được xác định
theo từng chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo một trong các phương
pháp hướng dẫn tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.2. Xác định chi phí thiết bị (GTB)
Chi phí thiết bị công trình (GTB)
được xác định theo công thức sau:
GTB
= GMS + GGC + GQLMSTB + GCN + GDT
+ GLD + GCT + GK (2.2)
Trong đó:
– GMS: chi phí mua sắm thiết
bị công trình và thiết bị công nghệ;
– GGC: chi phí gia công, chế
tạo thiết bị phi tiêu chuẩn;
– GQLMSTBCT: chi phí quản
lý mua sắm thiết bị của nhà thầu;
– GCN: chi phí mua bản quyền
công nghệ;
– GDT: chi phí đào tạo và
chuyển giao công nghệ;
– GLD: chi phí lắp đặt thiết
bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị;
– GCT: chi phí chạy thử thiết
bị theo yêu cầu kỹ thuật;
– GK: Chi phí liên quan
khác.
1.2.1. Chi phí mua sắm thiết bị công trình
và thiết bị công nghệ được xác định theo công thức sau:
|
(2.3) |
Trong đó:
– Qi: khối lượng hoặc số lượng
thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷n) cần mua;
– Mi: giá tính cho một đơn
vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷n),
được xác định theo công thức:
Mi
= Gg + Cvc + Clk + Cbq + T (2.4)
Trong đó:
– Gg: giá thiết bị ở nơi
mua hay giá tính đến cảng Việt Nam và các phí bảo hiểm, thuế nhập khẩu,…theo
quy định của pháp luật (đối với thiết bị nhập khẩu) đã bao gồm chi phí thiết kế
và giám sát chế tạo thiết bị;
– Cvc: chi phí vận chuyển một
đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua
hay từ cảng Việt Nam hoặc từ nơi gia công, chế tạo đến hiện trường công trình;
– Clk: chi phí lưu kho, lưu
bãi, lưu container một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm
thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu;
– Cbq: chi phí bảo quản, bảo
dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại
hiện trường;
– T: các loại thuế và phí có liên
quan.
Đối với những thiết bị chưa đủ điều kiện
xác định được giá theo công thức (2.4) thì có thể dự tính trên cơ sở lựa chọn mức
giá phù hợp nhất giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng thiết bị
(trừ những loại thiết bị lần đầu xuất hiện trên thị trường và chỉ có duy nhất
trên thị trường) đảm bảo đáp ứng yêu cầu cung cấp thiết bị cho công trình hoặc
giá những thiết bị tương tự công suất, công nghệ và xuất xứ trên thị trường tại
thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.
Trong quá trình xác định chi phí đầu tư xây dựng, nhà thầu tư vấn có trách nhiệm
xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của giá thiết bị khi sử dụng các báo giá nêu
trên.
1.2.2. Chi phí gia công thiết bị phi
tiêu chuẩn
được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản
xuất, gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại
thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo
giá gia công sản xuất của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất,
gia công thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện.
1.2.3. Chi phí quản lý mua sắm thiết bị
của nhà thầu được xác định theo công thức sau:
GQLMSTB
= GMS x tql (2.5)
Trong đó:
– GQLMSTB: chi phí quản lý
mua sắm thiết bị của nhà thầu;
– GMS: chi phí mua sắm thiết
bị;
– tql: định mức tỷ lệ phần
trăm (%) được xác định trên chi phí mua sắm thiết bị (chưa có thuế VAT) được
quy định tại Bảng 2.2 của Phụ lục này.
1.2.4. Chi phí mua bản quyền công nghệ được xác định
theo giá cả tùy vào đặc tính cụ thể của từng công nghệ.
1.2.5. Chi phí đào tạo và chuyển giao
công nghệ
được xác định theo giá thị trường hoặc bằng cách lập dự toán, dự tính tùy theo
đặc điểm cụ thể của từng dự án.
1.2.6. Chi phí lắp đặt thiết bị và chi
phí thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị được xác định bằng cách lập dự toán
như đối với chi phí xây dựng.
1.2.7. Chi phí chạy thử thiết bị theo
yêu cầu kỹ thuật, chi phí khác có liên quan được xác định bằng
cách lập dự toán hoặc dự tính tùy theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.
Chi phí thiết bị được tổng hợp theo Bảng
2.3 của Phụ lục này.
1.3. Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA)
1.3.1. Chi phí quản lý dự án được xác
định theo công thức sau:
GQLDA
= N x (GXDtt + GTBtt)
(2.6)
Trong đó:
– N: định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi
phí quản lý dự án tương ứng với quy mô xây lắp và thiết bị đầu tư của dự án
theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
– GXDtt: chi phí xây dựng
trước thuế giá trị gia tăng;
– GTBtt: chi phí thiết bị
trước thuế giá trị gia tăng.
1.3.2. Trường hợp chi phí quản lý dự
án được xác định theo hướng dẫn tại điểm 1.3.1 Phụ lục này không phù hợp thì được
xác định bằng cách lập dự toán. Phương pháp lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng.
1.4. Xác định chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng (GTV)
1.4.1. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
được xác định theo công thức sau:
(2.7)
Trong đó:
– Ci: chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng thứ i (i=1÷n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng
dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
– Dj: chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng thứ j (j=1÷n) được xác định bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng.
1.4.2. Trường hợp một số công việc tư
vấn đầu tư xây dựng thực hiện trước khi xác định dự toán xây dựng công trình
thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng giá trị hợp đồng tư vấn
đó ký kết và phù hợp với quy định về quản lý chi phí.
1.5. Xác định chi phí khác (GK)
Chi phí khác được xác định theo công
thức sau:
(2.8)
Trong đó:
– Ci: chi phí khác thứ i
(i=1÷n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của cơ
quan có thẩm quyền;
– Dj: chi phí khác thứ j
(j=1÷n) được xác định bằng lập dự toán;
– El: chi phí khác thứ k
(k=1÷1).
1.6. Xác định chi phí dự phòng (GDP)
Chi phí dự phòng cho từng công trình của
dự án được xác định theo 2 yếu tố: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công
việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá.
Chi phí dự phòng được xác định theo
công thức sau:
GDP
= GDP1 + GDP2 (2.9)
Trong đó:
– GDP1: chi phí dự phòng
cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác định theo công thức sau:
GDP1
= GXDCT x kps (2.10)
+ GXDCT1: giá trị dự toán
xây dựng công trình trước chi phí dự phòng;
+ kps: là hệ số dự phòng
cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp
của công trình thuộc dự án và điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công
trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 5%.
– GDP2: chi phí dự phòng
cho yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
– T: thời gian xây dựng công trình xác
định theo (quý, năm);
– t: số thứ tự thời gian phân bổ vốn
theo kế hoạch xây dựng công trình (t=1÷T);
– GtXDCT: giá trị
dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng thực hiện trong khoảng thời
gian thứ t;
– IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng
sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định theo công thức (1.11)
tại mục 2.1.5 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này
±ΔIXDCT: mức biến động
bình quân của chỉ số giá xây dựng theo thời gian xây dựng công trình so với mức
độ trượt giá bình quân của đơn vị thời gian (quý, năm) đã tính và được xác định
trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực
và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.
Bảng 2.1. TỔNG
HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Dự án:
…………………………………………………………………………………………………………………………
Tên công trình:
……………………………………………………………………………………………………………..
Thời điểm điều chỉnh
(ngày…tháng…năm…):……………………………………………………………………..
STT |
NỘI DUNG |
GIÁ TRỊ TRƯỚC |
THUẾ GTGT |
GIÁ TRỊ SAU |
KÝ HIỆU |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
1 |
Chi phí xây dựng |
|
|
|
GXD |
1.1 |
Chi phí xây dựng công trình |
|
|
|
|
1.2 |
Chi phí xây dựng công trình phụ trợ |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
2 |
Chi phí thiết bị |
|
|
|
GTB |
3 |
Chi phí quản lý dự |
|
|
|
GQLDA |
4 |
Chi tư vấn đầu tư |
|
|
|
GTV |
4.1 |
Chi phí thiết kế xây dựng công trình |
|
|
|
|
4.2 |
Chi phí giám sát thi công xây dựng |
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
5 |
Chi phí khác |
|
|
|
GK |
5.1 |
Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ |
|
|
|
|
5.2 |
Chi phí bảo hiểm công trình |
|
|
|
|
5.3 |
… |
|
|
|
|
6 |
Chi phí dự phòng (GDP1 |
|
|
|
GDP |
6.1 |
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối |
|
|
|
GDP1 |
6.2 |
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt |
|
|
|
GDP2 |
|
TỔNG CỘNG (1 + 2 + 3 + 4 |
|
|
|
GXDCT |
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Bảng 2.2: ĐỊNH
MỨC TỶ LỆ (%) CHI PHÍ QUẢN LÝ MUA SẮM THIẾT BỊ
Đơn vị tính %
TT |
Khoản mục |
Chi phí mua |
||
< 10.000 |
10.000 ÷ ≤20.000 |
>20.000 |
||
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[7] |
|
Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của |
1,1 |
1 |
0,9 |
Bảng 2.3 TỔNG
HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ
Tên Dự án:
……………………………………………………………………………………………………………………
Tên Công trình:
………………………………………………………………………………………………………………
Thời điểm lập dự toán (ngày, tháng,
năm):
…………………………………………………………………………
Đơn vị tính đồng
STT |
NỘI DUNG |
GIÁ TRỊ TRƯỚC |
THUẾ GTGT |
GIÁ TRỊ SAU |
KÝ HIỆU |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
1 |
Chi phí mua sắm thiết |
|
|
|
GMS |
1.1 |
Chi phí mua sắm thiết bị |
|
|
|
|
1.1.1 |
Loại thiết bị 1 |
|
|
|
|
1.1.2 |
…. |
|
|
|
|
1.2 |
Chi phí gia công, chế tạo thiết bị |
|
|
|
|
1.2.1 |
Loại thiết bị 1 |
|
|
|
|
1.2.2 |
……. |
|
|
|
|
2 |
Chi phí quản lý mua |
|
|
|
GQLMSTB |
3 |
Chi phí mua bản quyền |
|
|
|
GCN |
4 |
Chi phí đào tạo và |
|
|
|
GDT |
5 |
Chi phí lắp đặt thiết |
|
|
|
GLD |
6 |
Chi phí chạy thử |
|
|
|
GCT |
7 |
Chi phí khác có |
|
|
|
GK1 |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
GTB |
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Chứng chỉ
hành nghề định giá XD hạng …, số …
2. DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG
2.1. Dự toán gói thầu thi công xây dựng
Dự toán gói thầu thi công xây dựng được
xác định theo công thức sau:
GGTXD = GXD
+ GDPXD (2.12)
Trong đó:
– GGTXD: dự toán gói thầu
thi công xây dựng;
– GXD: chi phí xây dựng của
dự toán gói thầu thi công xây dựng;
– GDPXD: chi phí dự phòng của
dự toán gói thầu thi công xây dựng.
a) Chi phí xây dựng của dự toán gói thầu
thi công xây dựng được xác định cho công trình, hạng mục công trình chính, công
trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công thuộc phạm vi gói thầu thi công
xây dựng, gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước,
thuế giá trị gia tăng.
Phương pháp xác định chi phí xây dựng
của dự toán gói thầu thi công xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 ban hành
kèm theo Thông tư này.
b) GDPXD: chi phí dự phòng
của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định bằng 2 yếu tố dự phòng chi
phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố
trượt giá.
Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu
thi công xây dựng được xác định theo công thức sau:
GDPXD
= GDPXD1 + GDPXD2 (2.13)
Trong đó:
+ GDP1: chi phí dự phòng
cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh của dự toán gói thầu thi công xây dựng
được xác định theo công thức:
GDPXD1
= GXD x Kps (2.14)
Kps là hệ số dự phòng cho
khối lượng công việc phát sinh (Kps ≤ 5%).
+ GDPXD2: chi phí dự phòng
cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định như đối
với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán xây dựng công trình
theo công thức (2.11) tại mục 1.6 Phụ lục này, trong đó GtXDCT
là chi phí xây dựng của gói thầu thi công xây dựng.
Thời gian để tính chi phí dự phòng cho
yếu tố trượt giá trong dự toán gói thầu thi công xây dựng là thời gian thực hiện
gói thầu thi công xây dựng.
Tổng hợp nội dung của dự toán gói thầu
thi công xây dựng theo Bảng 2.4 Phụ lục này.
2.2. Dự toán gói thầu mua sắm thiết bị
Dự toán gói thầu mua sắm thiết bị được
xác định phù hợp với phạm vi công việc của gói thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, khối
lượng, số lượng thiết bị, giá thiết bị và các chi phí có liên quan theo công thức
sau:
GGTMSTB
= GMS + GGC + GQLMSTB + GĐT + GVC
+ GK + GDPMSTB (2.15)
Trong đó:
– GGTMSTB: dự toán gói thầu
mua sắm thiết bị;
– GMS: chi phí mua sắm thiết
bị công trình và thiết bị công nghệ đối với những thiết bị có sẵn trên thị trường;
– GGC: chi phí gia công, chế
tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có);
– GQLMSTB: chi phí quản lý
mua sắm thiết bị của nhà thầu;
– GĐT: chi phí đào tạo chuyển
giao công nghệ;
– GVC: chi phí vận chuyển
(nếu có);
– GK: chi phí khác có liên
quan;
– GDPMSTB: chi phí dự phòng
trong dự toán gói thầu mua sắm thiết bị.
a) Dự toán gói thầu mua sắm thiết bị
được tính toán và xác định căn cứ nhiệm vụ công việc phải thực hiện của gói thầu,
các chỉ dẫn kỹ thuật, khối lượng công tác thực hiện của gói thầu và giá thiết bị;
các chi phí khác có liên quan phù hợp với thời điểm xác định dự toán gói thầu.
Phương pháp xác định các nội dung chi
phí trong dự toán gói thầu mua sắm thiết bị (chi phí mua sắm thiết bị công
trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị công trình của
nhà thầu; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí bảo hiểm
và các loại phí (nếu có); chi phí liên quan khác) được xác định theo hướng dẫn
tại mục 1.2 Phụ lục này.
b) Chi phí dự phòng của dự toán gói thầu
mua sắm thiết bị được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối
lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.
Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu
mua sắm thiết bị được xác định theo công thức sau:
GDPTB
= GDPTB1 + GDPTB2 (2.16)
Trong đó:
+ GDP1: chi phí dự phòng
cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh của dự toán gói thầu mua sắm thiết bị
được xác định theo công thức:
GDPTB1
= (GMS + GGC + GQLMSTB + GĐT + GVC
+ GK) x Kps (2.17)
Kps là hệ số dự phòng cho
khối lượng thiết bị phát sinh (Kps ≤ 5%).
Trường hợp đối với khối lượng các gói
thầu thiết bị được xác định trên cơ sở danh mục thiết bị được phê duyệt thì
không được tính chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh.
+ GDPTB2: chi phí dự phòng
cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị công trình
được xác định như đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán
xây dựng công trình theo công thức (2.11) tại mục 1.6 Phụ lục này, trong đó GtXDCT
là chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí gia công,
chế tạo thiết bị phí tiêu chuẩn (nếu có); chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ;
chi phí vận chuyển, bảo hiểm của gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị công trình
thực hiện trong khoảng thời gian thứ t.
Thời gian để tính chi phí dự phòng cho
yếu tố trượt giá trong dự toán gói thầu mua sắm thiết bị là thời gian thực hiện
gói thầu.
Tổng hợp nội dung của dự toán gói thầu
mua sắm thiết bị theo Bảng 2.5 Phụ lục này.
2.3. Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị
Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị được
xác định theo công thức sau:
GLĐTB
= GLD + GCT + GKLD + GDPLĐ (2.18)
Trong đó:
– GLDTB: dự toán gói thầu lắp
đặt thiết bị;
– GLĐ: chi phí lắp đặt, thí
nghiệm và hiệu chỉnh;
– GCT: chi phí chạy thử thiết
bị theo yêu cầu kỹ thuật;
– GKLĐ: chi phí khác có liên
quan (nếu có);
– GDPLĐ: chi phí dự phòng
trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị.
a) Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị
được tính toán và xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở khối lượng các công
tác thực hiện của gói thầu và đơn giá xây dựng.
Phương pháp xác định các nội dung chi
phí trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị (chi phí lắp đặt, thí nghiệm và hiệu
chỉnh) được xác định theo hướng dẫn tại mục 1.2.6 Phụ lục này.
b) Chi phí dự phòng của dự toán gói thầu
lắp đặt thiết bị được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối
lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.
Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu
lắp đặt thiết bị được xác định theo công thức sau:
GDPLDTB
= GDPLDTB1 + GDPLDTB2 (2.19)
Trong đó:
+ GDPLDTB1: chi phí dự
phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh của dự toán gói thầu mua sắm
thiết bị được xác định theo công thức:
GDPLĐTB1
= (GLĐ + GCT + GK) x Kps (2.20)
Kps là hệ số dự phòng cho
khối lượng công việc lắp đặt thiết bị phát sinh (Kps ≤ 5%).
+ GDPLDTB2: chi phí dự
phòng cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu lắp đặt vật tư, thiết bị vào
công trình được xác định như đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
trong dự toán xây dựng công trình theo công thức (2.11) tại mục 1.6 Phụ lục này,
trong đó GtXDCT là chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh;
chi phí chạy thử nghiệm thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật của gói thầu lắp đặt thiết
bị vào công trình thực hiện trong khoảng thời gian thứ t.
Thời gian để tính chi phí dự phòng cho
yếu tố trượt giá trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị là thời gian thực hiện
gói thầu được tính bằng tháng, quý, năm.
Tổng hợp nội dung của dự toán gói thầu
lắp đặt thiết bị theo Bảng 2.6 Phụ lục này.
2.4. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư
xây dựng
– Dự toán gói thầu tư vấn lập dự án đầu
tư xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng,… xác định bằng tỷ
lệ % hoặc bằng cách lập dự toán (gồm chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi
phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước) theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
– Dự toán gói thầu tư vấn khảo sát xây
dựng, thí nghiệm vật tư, vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng được lập dự
toán như chi phí xây dựng theo hướng dẫn tại mục 1.1 Phụ lục này.
Tổng hợp nội dung của dự toán gói thầu
tư vấn đầu tư xây dựng theo Bảng 2.7 Phụ lục này.
2.5. Dự toán gói thầu thiết kế và thi
công xây dựng (EC)
Phương pháp xác định nội dung các chi
phí thiết kế, chi phí xây dựng trong dự toán gói thầu EC được xác định theo hướng
dẫn tại mục 2.1 và mục 2.4 Phụ lục này.
2.6. Dự toán gói thầu thiết kế và mua
sắm vật tư, thiết bị (EP)
Phương pháp xác định nội dung các chi
phí thiết kế, chi phí mua sắm vật tư, thiết bị trong dự toán gói thầu EP được
xác định theo hướng dẫn tại mục 2.2 và mục 2.4 Phụ lục này.
2.7. Dự toán gói thầu mua sắm vật tư,
thiết bị và thi công xây dựng (PC)
Phương pháp xác định nội dung các chi
phí xây dựng, chi phí mua sắm vật tư, thiết bị trong dự toán gói thầu PC được
xác định theo hướng dẫn tại mục 2.1 và mục 2.2 của Phụ lục này.
2.8. Dự toán gói thầu thiết kế – mua sắm
vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (EPC)
Phương pháp xác định nội dung các chi
phí xây dựng, chi phí mua sắm vật tư, thiết bị, chi phí thiết kế trong dự toán
gói thầu thầu EPC được xác định theo hướng dẫn tại mục 2.1, mục 2.2 và mục 2.4
Phụ lục này.
Bảng 2.4. TỔNG
HỢP DỰ TOÁN GÓI THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
Tên dự án:
…………………………………………………………………………………………………………………….
Tên gói thầu:
………………………………………………………………………………………………………………….
Thời điểm lập dự toán gói thầu
(ngày…tháng..năm…):
………………………………………………………..
Thời gian thực hiện gói thầu
(….tháng…năm….): ……………………………………………………………….
Đơn vị tính. đồng
STT |
Nội dung |
Giá trị Trước |
Thuế GTGT |
Giá trị Sau thuế |
Ký hiệu |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
1 |
Chi phí xây dựng của |
|
|
|
GXD |
1.1 |
Chi phí xây dựng công trình |
|
|
|
|
1.2 |
Chi phí xây dựng hạng mục công trình |
|
|
|
|
1.3 |
Chi phí xây dựng công trình phụ trợ |
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
2 |
Chi phí dự phòng (GDPXD1 |
|
|
|
GDPXD |
2.1 |
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng |
|
|
|
GDPXD1 |
2.2 |
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt |
|
|
|
GDPXD2 |
|
Tổng cộng (1+2) |
|
|
|
GGTXD |
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Chứng chỉ
hành nghề định giá XD hạng …, số …
Bảng 2.5. TỔNG
HỢP DỰ TOÁN GÓI THẦU MUA SẮM THIẾT BỊ
Tên dự án:
……………………………………………………………………………………………………………………
Tên gói thầu:
………………………………………………………………………………………………………………..
Thời điểm lập dự toán gói thầu
(ngày…tháng..năm…):
…………………………………………………………
Thời gian thực hiện gói thầu
(….tháng…năm….):
…………………………………………………………………
Đơn vị tính: đồng
STT |
NỘI DUNG |
GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ |
THUẾ GIÁ TRỊ |
GIÁ TRỊ SAU THUẾ |
KÝ HIỆU |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
1 |
Chi phí mua sắm thiết |
|
|
|
GMS |
1.1 |
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ |
|
|
|
|
1.2 |
Chi phí mua sắm thiết bị công trình |
|
|
|
|
2 |
Chi phí gia công, |
|
|
|
GGC |
3 |
Chi phí quản lý mua |
|
|
|
GQLMSTB |
4 |
Chi phí đào tạo và |
|
|
|
GDT |
5 |
Chi phí vận chuyển |
|
|
|
GVC |
6 |
Chi phí khác liên |
|
|
|
GK |
7 |
Chi phí dự phòng (GDPTB1 |
|
|
|
GDPTB |
7.1 |
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng |
|
|
|
GDPTB1 |
7.2 |
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt |
|
|
|
GDPTB2 |
|
TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7) |
|
|
|
GMSTB |
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Chứng chỉ hành
nghề định giá XD hạng …, số …
Bảng 2.6. TỔNG
HỢP DỰ TOÁN GÓI THẦU LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH
Tên dự án:
……………………………………………………………………………………………………………………
Tên gói thầu:
………………………………………………………………………………………………………………..
Thời điểm lập dự toán gói thầu
(ngày…tháng…năm…):
……………………………………………………….
Thời gian thực hiện gói thầu
(….tháng…năm….):
……………………………………………………………….
Đơn vị tính đồng
STT |
NỘI DUNG |
GIÁ TRI TRƯỚC |
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG |
GIÁ TRỊ SAU |
KÝ HIỆU |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
1 |
Chi phí lắp đặt, |
|
|
|
GLD |
1.1 |
– Chi phí lắp đặt thiết bị công nghệ |
|
|
|
|
1.2 |
– Chi phí lắp đặt thiết bị công |
|
|
|
|
2 |
Chi phí chạy thử |
|
|
|
GCT |
3 |
Chi phí liên quan |
|
|
|
GK |
4 |
Chi phí dự phòng (GDPTB1 |
|
|
|
GDPTB |
4.1 |
– Chi phí dự phòng cho yếu tố khối |
|
|
|
GDPTB1 |
4.2 |
– Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt |
|
|
|
GDPTB2 |
|
TỔNG CỘNG (1+2+3+4) |
|
|
|
GLDTB |
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Chứng chỉ
hành nghề định giá XD hạng …, số …
Bảng 2.7. TỔNG
HỢP DỰ TOÁN GÓI THẦU TƯ VẤN XÂY DỰNG
Tên dự án:
…………………………………………………………………………………………………………………..
Tên gói thầu: …………………………………………………………………………………………………………………
Thời điểm lập dự toán gói thầu
(ngày…tháng…năm…):
………………………………………………………
Thời gian thực hiện gói thầu
(….tháng…năm….):
…………………………………………………………………
Đơn vị tính: đồng
STT |
NỘI DUNG |
GIÁ TRỊ TRƯỚC |
THUẾ GIÁ TRỊ |
GIÁ TRỊ SAU |
KÝ HIỆU |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
1 |
Công việc tư vấn đầu tư xây dựng (ví |
|
|
|
|
2 |
Công việc tư vấn đầu tư xây dựng (ví |
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
GGTTV |
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Chứng chỉ
hành nghề định giá XD hạng …, số …
3. DỰ TOÁN XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN (TỔNG DỰ
TOÁN)
3.1. Dự án có nhiều công trình thì dự
toán của dự án (tổng dự toán) bằng tổng các dự toán xây dựng công trình, chi
phí quản lý dự án và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng có tính chất
chung liên quan của dự án và được tổng hợp theo Bảng 2.8 Phụ lục này.
3.2. Đối với dự án đã được phê duyệt kế
hoạch lựa chọn nhà thầu thì tổng dự toán gồm các dự toán của gói thầu xây dựng,
chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dự
phòng có tính chất chung liên quan của dự án.
BẢNG 2.8. TỔNG
HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN
Dự án:
…………………………………………………………………………………………………………………………
Địa điểm XD: …………………………………………………………………………………………………………………
Đơn vị tính: đồng
STT |
NỘI DUNG |
GIÁ TRỊ TRƯỚC |
THUẾ GTGT |
GIÁ TRỊ SAU THUẾ |
KÝ HIỆU |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
1 |
Dự toán xây dựng |
|
|
|
GXD |
1.1 |
Dự toán xây dựng công trình thứ nhất |
|
|
|
GXDCT1 |
1.2 |
Dự toán xây dựng công trình thứ nhất |
|
|
|
GXDCT2 |
… |
… |
|
|
|
|
2 |
Chi phí quản lý dự |
|
|
|
GQLDA |
3 |
Chi phí tư vấn đầu |
|
|
|
GTVDA |
4 |
Chi phí khác chưa |
|
|
|
GKDA |
5 |
Chi phí dự phòng |
|
|
|
GĐPDA |
|
TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5) |
|
|
|
GXDDA |
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Chứng chỉ
hành nghề định giá XD hạng …, số …
Trong đó:
+ GTVDA: chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng chung của dự án chưa tính trong dự toán xây dựng công trình;
+ GKDA: chi phí khác chưa
tính trong dự toán xây dựng công trình;
+ GDPDA: chi phí dự phòng
cho những khoản mục chưa tính trong dự toán xây dựng công trình.
4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH
Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh
áp dụng cho trường hợp thiết kế thay đổi được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.
Đối với gói thầu đã ký hợp đồng thì việc xác định dự toán xây dựng công trình
điều chỉnh chỉ áp dụng cho công việc phát sinh chưa có trong hợp đồng phải lập
dự toán theo quy định về quản lý hợp đồng xây dựng và phải phù hợp với các nội
dung đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh
(GDC) được xác định bằng dự toán xây dựng đã được phê duyệt (GPD)
cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng (hoặc giảm) là
phần giá trị dự toán điều chỉnh (GPDC). Dự toán xây dựng công trình
điều chỉnh xác định theo công thức sau:
(2.21)
Phần dự toán xây dựng công trình điều
chỉnh được xác định do yếu tố thay đổi khối lượng và yếu tố trượt giá:
GPDC
= GPDCm + GPDCt (2.22)
Trong đó:
– GPDCm: phần dự
toán xây dựng công trình điều chỉnh do yếu tố thay đổi khối lượng;
– GBS1 phần dự
toán xây dựng công trình điều chỉnh do yếu tố trượt giá.
Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh
được tổng hợp theo Bảng 2.9 Phụ lục này.
4.1. Phần dự toán xây dựng điều chỉnh
do yếu tố thay đổi khối Iượng
Phần dự toán xây dựng điều chỉnh do yếu
tố thay đổi khối lượng được xác định theo công thức sau:
GPDCm
= GPDCXDm + GPDCTBm + GPDCTVm
+ GPDCKm (2.23)
4.1.1. Phần chi phí xây dựng điều chỉnh
do yếu tố thay đổi khối lượng (GPDCXDm) được xác định
theo công thức:
(2.24)
Trong đó:
– Qi: khối lượng công tác
xây dựng thay đổi (tăng, giảm, phát sinh);
– D1: đơn giá xây dựng
tương ứng với khối lượng công tác xây dựng thay đổi tại thời điểm điều chỉnh.
4.1.2. Phần chi phí thiết bị điều chỉnh
cho yếu tố thay đổi khối lượng (GPDCTBm) được xác định
theo công thức:
(2.25)
Trong đó:
– Qj: khối lượng loại thiết
bị thay đổi (tăng, giảm, phát sinh);
– Dj: đơn giá thiết bị
tương ứng với khối lượng thiết bị thay đổi tại thời điểm điều chỉnh.
4.1.3. Phần chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng điều chỉnh (GPDCTVm) và phần chi phí khác điều chỉnh
GPDCKm) do yếu tố thay đổi khối lượng được xác định như mục
1.4 và mục 1.5 của Phụ lục này. Trong đó, khối lượng cần tính toán xác định là
phần khối lượng thay đổi (tăng, giảm, phát sinh).
4.2. Phần dự toán xây dựng công trình
điều chỉnh do yếu tố biến động giá
Phần dự toán xây dựng công trình điều
chỉnh do yếu tố biến động giá được xác định theo công thức sau:
(2.26)
Trong đó:
– : phần chi phí xây dựng điều chỉnh;
– : phần chi phí thiết bị điều chỉnh.
4.2.1. Xác định phần chi phí xây dựng
điều chỉnh ()
4.2.1.1. Phương pháp bù trừ trực tiếp
a) Xác định chi phí vật liệu điều chỉnh
(VL)
Phần chi phí vật liệu điều chỉnh (VL)
được xác định bằng tổng chi phí điều chỉnh của từng loại vật liệu thứ j (VLj)
theo công thức sau:
Phần chi phí điều chỉnh loại vật liệu
thứ j được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
– QjiVL: lượng
hao phí vật liệu thứ j của công tác xây dựng thứ i trong khối lượng xây dựng cần
điều chỉnh (i=1÷n);
– CLjVL: giá trị
chênh lệch giá của loại vật liệu thứ j tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật
liệu xây dựng trong dự toán được duyệt.
Giá vật liệu xây dựng tại thời điểm điều
chỉnh được xác định trên cơ sở công bố giá vật liệu xây dựng của địa phương phù
hợp với thời điểm điều chỉnh và mặt bằng giá thị trường tại nơi xây dựng công
trình. Trường hợp giá vật liệu xây dựng theo công bố giá của địa phương không
phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại nơi xây dựng công trình và các loại vật
liệu xây dựng không có trong công bố giá vật liệu xây dựng của địa phương thì
giá của các loại vật liệu này được xác định trên cơ sở lựa chọn mức giá phù hợp
giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng vật liệu xây dựng (trừ những
loại vật liệu xây dựng lần đầu xuất hiện trên thị trường và chỉ có duy nhất
trên thị trường) đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu của công trình về tiến
độ, khối lượng cung cấp, tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật của vật liệu hoặc giá
của loại vật liệu xây dựng có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự đã và đang được sử
dụng ở công trình khác.
b) Xác định chi phí nhân công điều chỉnh
(NC)
Chi phí nhân công điều chỉnh được xác
định theo công thức sau:
(2.29)
Trong đó:
– QiNC: lượng
hao phí nhân công của công tác thứ i trong khối lượng xây dựng cần điều chỉnh
(i=1÷n);
– CLiNC: giá trị
chênh lệch đơn giá nhân công của công tác thứ i tại thời điểm điều chỉnh so với
đơn giá nhân công trong dự toán được duyệt (i=1÷n).
Đơn giá nhân công tại thời điểm điều
chỉnh được xác định theo công bố giá nhân công của địa phương hoặc theo hướng dẫn
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng phù hợp với quy định hiện hành.
c) Xác định chi phí máy thi công điều
chỉnh (MTC)
Chi phí máy thi công điều chỉnh (MTC)
được xác định bằng tổng chi phí điều chỉnh của từng loại máy thi công thứ j
(MTCj) theo công thức sau:
(2.30)
Chi phí điều chỉnh máy thi công thứ j
được xác định theo công thức sau:
(2.31)
Trong đó:
– QjiMTC: lượng
hao phí máy thi công thứ j của công tác xây dựng thứ i trong khối lượng xây dựng
cần điều chỉnh (i=1÷n);
– CLjMTC: giá trị
chênh lệch giá ca máy thi công thứ j tại thời điểm điều chỉnh so với giá ca máy
thi công trong dự toán được duyệt (i=1÷n).
Giá ca máy thi công tại thời điểm điều
chỉnh được xác định theo quy định hiện hành.
Phần chi phí xây dựng điều chỉnh được
tổng hợp theo Bảng 2.10 Phụ lục này.
4.2.1.2. Phương pháp theo chỉ số giá
xây dựng
4.2.1.2.1. Trường hợp sử dụng chỉ số
giá phần xây dựng
Chi phí xây dựng điều chỉnh () được xác định theo công
thức sau:
Trong đó:
– GXD: chi phí xây dựng
trong dự toán được duyệt của khối lượng xây dựng cần điều chỉnh;
– IXD: chỉ số giá phần
xây dựng tại thời điểm điều chỉnh;
– : chỉ số giá phần xây dựng tại thời điểm lập
dự toán GXD.
Chỉ số giá phần xây dựng công trình được
xác định theo quy định hiện hành.
4.2.1.2.2. Trường hợp sử dụng chỉ số
giá xây dựng theo các yếu tố chi phí (chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình,
chỉ số giá nhân công xây dựng công trình, chỉ số giá máy thi công xây dựng công
trình)
a) Xác định chi phí vật liệu điều chỉnh
(VL)
Chi phí vật liệu điều chỉnh được xác định
theo công thức sau:
Trong đó:
– GVL: chi phí vật liệu
trong dự toán được duyệt của khối lượng xây dựng cần điều chỉnh;
– PVL: tỷ trọng chi phí vật
liệu xây dựng công trình cần diều chỉnh trên chi phí vật liệu trong dự toán được
duyệt;
– IVL: chỉ số giá vật
liệu xây dựng công trình tại thời điểm điều chỉnh;
– : chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình tại
thời điểm lập dự toán GVL.
Chỉ số giá vật liệu xây dựng công
trình được xác định theo quy định hiện hành.
b) Xác định chi phí nhân công điều chỉnh
(NC)
Chi phí nhân công điều chỉnh được xác
định theo công thức sau:
Trong đó:
– GNC: chi phí nhân công
trong dự toán được duyệt của khối lượng xây dựng cần điều chỉnh;
– INC: chỉ số giá
nhân công xây dựng công trình tại thời điểm điều chỉnh;
– : chỉ số giá nhân công xây dựng công trình tại
thời điểm lập dự toán GNC.
Chỉ số giá nhân công xây dựng công
trình được xác định theo quy định hiện hành.
c) Xác định chi phí máy thi công điều
chỉnh (MTC)
Chi phí máy thi công điều chỉnh được
xác định theo công thức sau:
Trong đó:
– GMTC: chi phí máy thi
công trong dự toán được duyệt của khối lượng xây dựng cần điều chỉnh;
– IMTC: chỉ số giá
máy thi công xây dựng công trình tại thời điểm điều chỉnh;
– : chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình
tại thời điểm lập dự toán GMTC.
Chỉ số giá máy thi công xây dựng công
trình được xác định theo quy định hiện hành.
Chi phí xây dựng điều chỉnh được tổng
hợp như Bảng 2.10 của Phụ lục này.
4.2.1.3. Phương pháp kết hợp
Tùy theo các điều kiện cụ thể của từng
công trình có thể sử dụng kết hợp các phương pháp trên để xác định chi phí xây
dựng điều chỉnh cho phù hợp.
4.2.2. Xác định phần chi phí thiết bị
điều chỉnh ()
Chi phí thiết bị điều chỉnh được xác định
bằng tổng của các chi phí mua sắm thiết bị điều chỉnh (), chi phí lắp đặt thiết bị điều chỉnh, chi
phí thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điều chỉnh và các chi phí điều chỉnh khác.
4.2.2.1. Chi phí mua sắm thiết bị điều
chỉnh ()
Chi phí mua sắm thiết bị điều chỉnh được
xác định theo công thức sau:
Trong đó:
– : chi phí thiết bị trong dự toán được duyệt;
– : chi phí thiết bị tại thời điểm cần điều chỉnh.
4.2.2.2. Chi phí lắp đặt thiết bị điều
chỉnh và chi phí thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điều chỉnh được xác định như
chi phí xây dựng điều chỉnh.
Bảng 2.9. TỔNG
HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH
Dự án:
………………………………………………………………………………………………………………………….
Tên công trình: ………………………………………………………………………………………………………………
Thời điểm điều chỉnh
(ngày…tháng…năm…):
…………………………………………………………………….
Đơn vị tính: đồng
STT |
NỘI DUNG |
GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ |
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG |
GIÁ TRỊ SAU |
KÝ HIỆU |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
I |
Dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt |
|
|
|
GPD |
II |
Phần dự toán xây dựng |
|
|
|
GPDC |
II.1 |
Phần dự toán công trình điều chỉnh cho yếu tố thay đổi khối lượng |
|
|
|
GPDCm |
II.2 |
Phần dự toán công trình điều chỉnh |
|
|
|
GBSi |
|
TỔNG CỘNG (I+II) |
|
|
|
GDC |
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Chứng chỉ
hành nghề định giá XD hạng …, số …
Bảng 2.10. TỔNG
HỢP DỰ TOÁN PHẦN CHI PHÍ XÂY DỰNG ĐIỀU CHỈNH 15
Dự án:
………………………………………………………………………………………………………………………….
Tên công trình:
……………………………………………………………………………………………………………..
Thời điểm điều chỉnh
(ngày…tháng…năm…):
…………………………………………………………………….
Đơn vị tính: đồng
STT |
NỘI DUNG |
CÁCH TÍNH |
GIÁ TRỊ |
KÝ HIỆU |
I |
CHI PHÍ TRỰC TIẾP |
|
|
|
1 |
Chi phí vật liệu |
|
|
VL |
2 |
Chi phí nhân công |
|
|
NC |
3 |
Chi phí máy và thiết bị thi công |
|
|
M |
|
Chi phí trực tiếp |
VL+NC+M |
|
T |
II |
CHI PHÍ GIÁN TIẾP |
|
|
|
1 |
Chi phí chung |
T x tỷ lệ |
|
C |
2 |
Chi phí nhà tạm để ở và điều hành |
T x tỷ lệ |
|
LT |
3 |
Chi phí không xác định được khối lượng |
T x tỷ lệ |
|
TT |
|
Chi phí gián |
C + LT + TT |
|
GT |
III |
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC |
(T+GT) x tỷ lệ |
|
TL |
|
Chi phí xây dựng |
(T+GT+TL) |
|
G |
IV |
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG |
G x TGTGT XD |
|
GTGT |
|
Chi phí xây dựng |
G + GTGT |
|
|
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
Chi phí xây dựng được xác định cho
công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi
công theo một trong các phương pháp sau:
1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG VÀ
GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Xác định theo khối lượng và đơn
giá xây dựng chi tiết của công trình
1.1.1. Khối lượng các công tác xây dựng
được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết
kế FEED, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực
hiện của dự án, công trình, hạng mục công trình.
1.1.2. Đơn giá xây dựng chi tiết của
công trình gồm: đơn giá không đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân
công, chi phí máy và thiết bị thi công) hoặc đơn giá đầy đủ (gồm chi phí vật liệu,
chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí gián tiếp và thu
nhập chịu thuế tính trước). Chủ đầu tư căn cứ vào đặc điểm, tính chất và điều
kiện cụ thể của từng công trình, gói thầu để quyết định việc sử dụng đơn giá
xây dựng chi tiết không đầy đủ hoặc đầy đủ để xác định dự toán xây dựng.
Đơn giá xây dựng chi tiết của công
trình được tổng hợp theo Bảng 3.3 Phụ lục này.
1.2. Xác định theo khối lượng và giá
xây dựng tổng hợp
1.2.1. Khối lượng công tác xây dựng được
xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế
FEED, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện
của công trình, hạng mục công trình và được tổng hợp theo nhóm, loại công tác
xây dựng để tạo thành một đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình.
1.2.2. Giá xây dựng tổng hợp được lập
tương ứng với danh mục và nội dung của khối lượng nhóm loại công tác xây dựng,
đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.
Giá xây dựng tổng hợp gồm: giá xây dựng
tổng hợp không đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy
và thiết bị thi công) hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu,
chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí gián tiếp và thu
nhập chịu thuế tính trước) được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiết của
công trình. Chủ đầu tư căn cứ vào đặc điểm, tính chất và điều kiện cụ thể của từng
công trình, gói thầu để quyết định việc sử dụng giá xây dựng tổng hợp không đầy
đủ hoặc đầy đủ để xác định dự toán xây dựng.
Giá xây dựng tổng hợp được tổng hợp
theo Bảng 3.3 Phụ lục này.
Phương pháp lập giá xây dựng công
trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chi phí xây dựng tính theo khối lượng
và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp
không đầy đủ được xác định và tổng hợp theo Bảng 3.1 Phụ lục này.
Bảng 3.1. TỔNG
HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT KHÔNG ĐẦY ĐỦ
VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP KHÔNG ĐẦY ĐỦ 16
Tên dự án:
…………………………………………………………………………………………………………………….
Tên công trình:
………………………………………………………………………………………………………………
Thời điểm lập:
………………………………………………………………………………………………………………
Đơn vị tính:
đồng
STT |
NỘI DUNG |
CÁCH TÍNH |
GIÁ TRỊ |
KÝ HIỆU |
I |
CHI PHÍ TRỰC TIẾP |
|
|
|
1 |
Chi phí vật liệu |
|
|
VL |
2 |
Chi phí nhân công |
|
|
NC |
3 |
Chi phí máy và thiết bị thi công |
|
|
M |
|
Chi phí trực tiếp |
VL+NC+M |
|
T |
II |
CHI PHÍ GIÁN TIẾP |
|
|
|
1 |
Chi phí chung |
T x tỷ lệ |
|
C |
2 |
Chi phí nhà tạm để ở và điều hành |
T x tỷ lệ |
|
LT |
3 |
Chi phí một số công việc không xác định |
T x tỷ lệ |
|
TT |
|
Chi phí gián tiếp |
C + LT + TT |
|
GT |
III |
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC |
(T+GT) x tỷ lệ |
|
TL |
|
Chi phí xây dựng |
(T+GT+TL) |
|
G |
V |
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG |
G x TGTGT-XD |
|
GTGT |
|
Chi phí xây dựng |
G + GTGT |
|
|
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Chứng chỉ
hành nghề định giá XD hạng …, số …
Trong đó:
– Trường hợp chi phí vật liệu, nhân
công, máy và thiết bị thi công được xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng
hợp không đầy đủ:
+ Qj là khối lượng một nhóm
danh mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình;
+ Djvl, Djnc,
Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi
công trong giá xây dựng tổng hợp một nhóm danh mục công tác hoặc một đơn vị kết
cấu, bộ phận thứ j của công trình.
– Trường hợp chi phí vật liệu, nhân
công, máy và thiết bị thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá
xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ:
+ Qj là khối lượng công tác
xây dựng thứ j;
+ Djvl, Djnc,
Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi
công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đối với công tác xây dựng
thứ j.
Chi phí vật liệu (Djvl),
chi phí nhân công (Djnc), chi phí máy và thiết bị thi
công (Djm) trong đơn giá xây dựng chi tiết của công trình
không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được tính toán và tổng hợp
theo Bảng 3.4 Phụ lục này.
+ Định mức tỷ lệ chi phí gián tiếp và
thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại Bảng 3.7, Bảng 3.8, Bảng 3.9, Bảng
3.10 và Bảng 3.11 Phụ lục này;
+ LT: chi phí nhà tạm để ở và điều
hành thi công;
+ TT: chi phí một số công việc không
xác định được khối lượng từ thiết kế;
+ GTK: chi phí gián tiếp
khác;
+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng
mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế;
+ TGTGT-XD: mức thuế suất
thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng;
+ Knc: hệ số nhân công làm đêm (nếu
có) và được xác định như sau:
Knc = 1+ tỷ lệ khối lượng công việc phải
làm đêm x 30% (đơn giá nhân công của công việc làm việc vào ban đêm).
+ Km: hệ số máy thi công làm đêm (nếu
có) và được xác định như sau:
Km = 1 – g + g x Knc
Trong đó: g là tỷ lệ tiền lương bình
quân trong giá ca máy.
Khối lượng công việc phải làm đêm được
xác định theo yêu cầu tiến độ thi công xây dựng của công trình và được chủ đầu
tư thống nhất.
Chi phí xây dựng tính theo khối lượng
và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp đầy
đủ được xác định và tổng hợp theo Bảng 3.2 Phụ lục này.
Bảng 3.2. TỔNG
HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT ĐẦY ĐỦ VÀ GIÁ
XÂY DỰNG TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ
Đơn vị tính: đồng
STT |
KHOẢN MỤC |
CÁCH TÍNH |
GIÁ TRỊ |
KÝ HIỆU |
1 |
Chi phí xây dựng trước thuế |
|
|
G |
2 |
Thuế giá trị gia tăng |
G x TGTGT–XD |
|
GTGT |
3 |
Chi phí xây dựng sau thuế |
G + GTGT |
|
GXD |
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Chứng chỉ
hành nghề định giá XD hạng …, số …
Trong đó:
– Trường hợp chi phí xây dựng được xác
định trên cơ sở khối lượng và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ:
+ Qi là khối lượng một nhóm
công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình (i=1¸n);
+ Di là giá xây dựng tổng hợp
đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí
gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện một nhóm công tác hoặc
một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình.
– Trường hợp chi phí xây dựng được xác
định trên cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đầy đủ:
+ Qi là khối lượng công tác
xây dựng thứ i của công trình (i=1÷n);
+ Di là đơn giá xây dựng
công trình đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi
công, chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện công tác
xây dựng thứ i của công trình;
+ G: chi phí xây dựng công trình trước
thuế;
+ TGTGT-XD: mức thuế suất
thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng;
+ GXD: chi phí xây dựng
công trình sau thuế.
Trường hợp chi phí xây dựng lập cho bộ
phận, phần việc, công tác thì chi phí xây dựng sau thuế trong dự toán công
trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau:
(3.1)
Trong đó:
– gi: chi phí xây dựng sau
thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng mục công trình
(i=1÷n).
Trên cơ sở mức độ tổng hợp hoặc chi tiết
của các khối lượng công tác xây dựng xác định theo mục 1.1 và mục 1.2 Phụ lục
này có thể kết hợp sử dụng đơn giá xây dựng chi tiết của công trình và giá xây
dựng tổng hợp để xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình.
Bảng 3.3. TỔNG
HỢP GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Tên dự án:
…………………………………………………………………………………………………………………….
Tên công trình: ……………………………………………………………………………………………………………….
PHẦN ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT CỦA
CÔNG TRÌNH
Stt (Tên công tác xây dựng)
Thời điểm lập:
………………………………………………………………………………………………………………..
Đơn vị tính:
…
MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ |
MÃ HIỆU VL, NC, M |
THÀNH PHẦN HAO PHÍ |
ĐƠN VỊ TÍNH |
KHỐI LƯỢNG |
ĐƠN GIÁ |
THÀNH TIỀN |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
[7] |
DG.1 |
|
Chi phí VL |
|
|
|
|
V.1 |
|
|
|
|
|
|
V.2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
VL |
|
|
Chi phí NC (theo |
công |
|
|
NC |
|
|
Chi phí MTC |
|
|
|
|
|
M.1 |
|
ca |
|
|
|
|
M.2 |
|
ca |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
M |
PHẦN GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP
Stt. (Tên nhóm loại công tác xây dựng,
đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình)
Đơn vị tính:
MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ |
THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC |
ĐƠN VỊ TÍNH |
KHỐI LƯỢNG |
THÀNH PHẦN CHI PHÍ |
TỔNG CỘNG |
||
VẬT LIỆU |
NHÂN CÔNG |
MÁY |
|||||
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
[7] |
[8] |
DG.1 |
|
|
|
|
|
|
|
DG.2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
VL |
NC |
M |
Σ |
Ghi chú:
– Mã hiệu đơn giá, mã hiệu vật liệu,
nhân công, máy thi công thể hiện bằng số và được thống nhất với mã hiệu định mức
được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
– Trường hợp xác định giá xây dựng tổng
hợp đầy đủ thì bao gồm cả chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước.
2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG
HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG VÀ BẢNG GIÁ TƯƠNG ỨNG
Chi phí vật liệu, nhân công, máy và
thiết bị thi công trong chi phí xây dựng có thể được xác định trên cơ sở tổng
khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cần thiết và bảng
giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công tương ứng.
2.1. Xác định tổng khối Iượng hao phí
vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công
Tổng khối lượng hao phí các loại vật
liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở hao phí vật
liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho từng khối lượng công tác xây dựng
của công trình, hạng mục công trình như sau:
– Xác định từng khối lượng công tác
xây dựng của công trình, hạng mục công trình tại mục 1.1.1 Phụ lục này.
– Xác định khối lượng các loại vật liệu,
nhân công, máy và thiết bị thi công tương ứng với từng khối lượng công tác xây
dựng theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng
mục công trình thông qua mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy và thiết bị
thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trên cơ sở các định
mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, quy chuẩn,
tiêu chuẩn xây dựng, quy phạm kỹ thuật.
– Tính tổng khối lượng hao phí từng loại
vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho công trình, hạng mục công
trình bằng cách tổng hợp hao phí tất cả các loại vật liệu, nhân công, máy và
thiết bị thi công giống nhau của các công tác xây dựng khác nhau.
Khi tính toán cần xác định rõ số lượng,
đơn vị, chủng loại, quy cách đối với vật liệu; số lượng ngày công cho từng cấp
bậc công nhân; số lượng ca máy cho từng loại máy và thiết bị thi công theo
thông số kỹ thuật chủ yếu và mã hiệu trong bảng giá ca máy và thiết bị thi công
của công trình.
2.2. Xác định bảng giá vật liệu, giá
nhân công, giá máy và thiết bị thi công
Giá vật liệu, giá nhân công, giá máy
và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở giá thị trường nơi xây dựng công
trình hoặc theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Xác định chi phí vật liệu, chi phí
nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp trên cơ sở
tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công
và giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công tương ứng theo Bảng
3.4 và Bảng 3.5 Phụ lục này.
Chi phí xây dựng tính theo tổng khối
lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định và tổng
hợp theo Bảng 3.6 Phụ lục này.
Bảng 3.4. HAO
PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CHO CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG
Stt |
Mã hiệu |
Tên công tác |
Đơn vị |
Khối lượng |
Mức hao phí |
Khối lượng hao phí |
||||
Vật liệu |
Nhân công |
Máy |
Vật liệu |
Nhân công |
Máy |
|||||
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
[7] |
[8] |
[9] |
[10] |
[11] |
001 |
ĐM.001 |
Công tác thứ 1 |
m3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
V.001 |
Cát mịn |
m3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
V.002 |
Gạch chỉ |
viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
N.001 |
Nhân công 3/7 |
công |
|
|
|
|
|
|
|
|
N.002 |
Nhân công 3,5/7 |
công |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
M.001 |
Máy trộn vữa 80 lít |
ca |
|
|
|
|
|
|
|
|
M.002 |
Vận thăng 0,8T |
ca |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
002 |
ĐM.002 |
Công tác thứ 2 …. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3.5. TỔNG
HỢP CHI PHÍ VẬT LIỆU, CHI PHÍ NHÂN CÔNG, CHI PHÍ MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG TRONG
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
Đơn vị tính
Stt |
Mã hiệu |
Nội dung |
Đơn vị |
Khối lượng |
Giá |
Thành tiền |
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
[7]=[5]x[6] |
I |
|
Vật liệu |
|
|
|
|
I.1 |
V.001 |
Cát mịn |
m3 |
|
|
|
I.2 |
V.002 |
Gạch chỉ |
viên |
|
|
|
… |
… |
… |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
VL |
II |
|
Nhân công |
|
|
|
|
II.1 |
N.001 |
Nhân công 3/7 |
công |
|
|
|
II.2 |
N.002 |
Nhân công 3,5/7 |
công |
|
|
|
… |
… |
… |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
NC |
III |
|
Máy thi công |
|
|
|
|
III.1 |
M.001 |
Máy trộn vữa 80 lít |
ca |
|
|
|
III.2 |
M.002 |
Vận thăng 0,8T |
ca |
|
|
|
… |
… |
… |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
M |
Ghi chú:
Nhu cầu về các loại vật liệu, nhân
công, máy và thiết bị thi công (cột 5) được tổng hợp từ hao phí vật liệu, nhân
công, máy và thiết bị thi công giống nhau của toàn bộ các công tác xây dựng của
công trình, hạng mục công trình (cột 9, cột 10, cột 11 trong Bảng 3.4 Phụ lục
này).
Bảng 3.6. TỔNG
HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ
THIẾT BỊ THI CÔNG VÀ BẢNG GIÁ TƯƠNG ỨNG 17
Đơn vị tính
STT |
NỘI DUNG CHI PHÍ |
CÁCH TÍNH |
GIÁ TRỊ |
KÝ HIỆU |
I |
CHI PHÍ TRỰC TIẾP |
|
|
|
1 |
Chi phí vật liệu |
Lấy từ Bảng 3.5 |
|
VL |
2 |
Chi phí nhân công |
Lấy từ Bảng 3.5 |
|
NC |
3 |
Chi phí máy và thiết bị thi công |
Lấy từ Bảng 3.5 |
|
M |
|
Chi phí trực |
VL+NC+M |
|
T |
II |
CHI PHÍ GIÁN TIẾP |
|
|
|
1 |
Chi phí chung |
T x tỷ lệ |
|
C |
2 |
Chi phí nhà tạm để ở và điều hành |
T x tỷ lệ |
|
LT |
3 |
Chi phí một số công việc không xác định |
T x tỷ lệ |
|
TT |
|
Chi phí gián tiếp |
C + LT + TT |
|
GT |
III |
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC |
(T+GT) x tỷ lệ |
|
TL |
|
Chi phí xây dựng trước thuế |
(T+GT+TL) |
|
G |
IV |
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG |
G x TGTGT-XD |
|
GTGT |
|
Chi phí xây dựng |
G + GTGT |
|
GXD |
NGƯỜI LẬP |
NGƯỜI CHỦ |
Chứng chỉ
hành nghề định giá XD hạng …, số …
Trong đó:
– Định mức tỷ lệ chi phí chung theo Bảng
3.7 và Bảng 3.8 Phụ lục này;
– Định mức nhà tạm để ở và điều hành
thi công theo hướng dẫn tại mục 3.1.2 Phụ lục này;
– Định mức chi phí một số công việc
không xác định được khối lượng từ thiết kế theo hướng dẫn tại mục 3.1.3 Phụ lục
này.
– Chi phí gián tiếp khác được xác định
theo hướng dẫn tại mục 3.1.4 Phụ lục này;
– Định mức thu nhập chịu thuế tính trước
theo hướng dẫn tại Bảng 3.11 Phụ lục này;
– G: chi phí xây dựng công trình, hạng
mục công trình trước thuế;
– TGTGT-XD: mức thuế suất
thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng;
– GXD: chi phí xây dựng
công trình, hạng mục công trình sau thuế.
3. XÁC ĐỊNH CÁC CHI PHÍ LIÊN QUAN
3.1. Chi phí gián tiếp
3.1.2. Chi phí chung gồm:
– Chi phí quản lý tại doanh nghiệp, là
chi phí quản lý của doanh nghiệp phân bổ cho công trình, gồm các chi phí: lương
cho ban điều hành; lương cho người lao động; chi trả trợ cấp mất việc; chi phí
đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định; chi phí phúc lợi; chi phí bảo
trì văn phòng và các phương tiện; chi phí tiện ích văn phòng; chi phí thông tin
liên lạc và giao thông đi lại; chi phí sử dụng tiện ích điện, nước; chi phí
nghiên cứu và phát triển; chi phí quảng cáo; chi phí xã hội; chi phí tặng, biếu,
từ thiện; chi phí thuê đất, văn phòng và chỗ ở; chi phí khấu hao; khấu hao chi
phí nghiên cứu thử nghiệm; khấu hao chi phí phát triển; thuế, lệ phí, phí theo
quy định; bảo hiểm tổn thất; chi phí bảo đảm hợp đồng; các chi phí khác.
– Chi phí điều hành sản xuất tại công
trường là toàn bộ chi phí cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp tại công trường,
gồm các chi phí: chi phí quản lý lao động; điện nước tại công trường, chi phí
huấn luyện an toàn; lương và phụ cấp cho người lao động bao gồm lương và các loại
phụ cấp cho cán bộ, nhân viên tại văn phòng hiện trường; v.v…
– Chi phí bảo hiểm của người lao động
trực tiếp mà người sử dụng lao động phải nộp cho Nhà nước theo quy định (bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).
Chi phí chung được xác định bằng định
mức tỷ lệ (%) trên chi phí trực tiếp. Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung được xác
định trên chi phí trực tiếp của từng loại, từng nhóm công trình trong tổng mức
đầu tư hoặc dự toán xây dựng theo hướng dẫn tại Bảng 3.7 Phụ lục này.
Bảng 3.7: ĐỊNH
MỨC TỶ LỆ (%) CHI PHÍ CHUNG
Đơn vị tính %
TT |
Loại công |
Chi phí trực |
||||
≤15 |
≤100 |
≤500 |
≤1000 |
>1000 |
||
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
[7] |
1 |
Công trình dân dụng |
7,3 |
6,7 |
6,2 |
6,0 |
5,8 |
|
Riêng công trình tu bổ, phục hồi di |
11,6 |
10,3 |
9,9 |
9,6 |
9,4 |
2 |
Công trình công |
6,2 |
5,6 |
5,0 |
4,9 |
4,6 |
|
Riêng công trình xây dựng đường hầm |
7,3 |
7,1 |
6,7 |
6,5 |
6,4 |
3 |
Công trình giao |
6,2 |
5,6 |
5,1 |
4,9 |
4,6 |
|
Riêng công trình hầm giao thông |
7,3 |
7,1 |
6,7 |
6,5 |
6,4 |
4 |
Công trình nông |
6,1 |
5,5 |
5,1 |
4,8 |
4,6 |
5 |
Công trình hạ tầng |
5,5 |
5,0 |
4,5 |
4,3 |
4,0 |
Ghi chú:
– Trường hợp quy mô chi phí trực tiếp
nằm trong khoảng quy mô chi phí tại Bảng 3.7 thì định mức tỷ lệ chi phí chung
(Kc) được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức sau:
(3.2)
Trong đó:
+ Gt: chi phí trực tiếp
trong dự toán đang cần xác định;
+ Ga: giá trị chi phí trực
tiếp cận trên giá trị cần tính định mức;
+ Gb: giá trị chi phí trực
tiếp cận dưới giá trị cần tính định mức;
+ Ka: Định mức tỷ lệ chi
phí chung tương ứng với Ga;
+ Kb: Định mức tỷ lệ chi
phí chung tương ứng với Gb;
– Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có
nhiều loại công trình thì định mức tỷ lệ (%) chi phí chung trong dự toán xây dựng
được xác định theo loại công trình tương ứng với chi phí trực tiếp của từng loại,
từng nhóm công trình.
– Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng
công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát
sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung tính trong dự
toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và chi phí
máy thi công.
– Chi phí chung được xác định bằng định
mức tỷ lệ (%) trên chi phí nhân công trong dự toán xây dựng của các loại công
tác xây dựng, lắp đặt của công trình theo hướng dẫn tại Bảng 3.8 Phụ lục này.
– Đối với dự toán xây dựng xác định
theo từng công trình, từng gói thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10
Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư này, thì chi phí
chung của dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng được xác định bằng định
mức tỷ lệ (%) nhân chi phí trực tiếp trong dự toán công trình, dự toán gói thầu
xây dựng. Trong đó, định mức tỷ lệ (%) chi phí chung được xác định theo hướng dẫn
tại Bảng 3.7 Phụ lục này được điều chỉnh với hệ số k=0,9, trừ các dự toán xây dựng
có chi phí trực tiếp trên 1.000 tỷ đồng. 18
Bảng 3.8: ĐỊNH
MỨC CHI PHÍ CHUNG TÍNH TRÊN CHI PHÍ NHÂN CÔNG
Đơn vị tính. %
TT |
Loại công |
Chi phí |
||
≤15 |
≤100 |
>100 |
||
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
1 |
Công tác duy tu sửa chữa đường bộ, |
66 |
60 |
56 |
2 |
Công tác đào, đắp đất công trình |
51 |
45 |
42 |
3 |
Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ |
65 |
59 |
55 |
Ghi chú:
– Trường hợp quy mô chi phí nhân công
trong chi phí trực tiếp nằm trong khoảng quy mô chi phí tại Bảng 3.8 thì định mức
tỷ lệ chi phí chung tính trên chi phí nhân công được xác định bằng phương pháp
nội suy theo công thức (3.2) Phụ lục này.
– Đối với các công trình xây dựng tại
vùng núi, biên giới, trên biển và hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung quy
định tại Bảng 3.7 và Bảng 3.8 được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 tùy điều
kiện cụ thể của công trình.
3.1.2. Chi phí nhà tạm để ở và điều
hành thi công
– Chi phí nhà tạm để ở và điều hành
thi công được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp. Định mức
tỷ lệ (%) chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định trên chi phí
trực tiếp của từng loại, từng nhóm công trình trong tổng mức đầu tư hoặc dự
toán xây dựng theo hướng dẫn tại Bảng 3.9 Phụ lục này.
Bảng 3.9: ĐỊNH
MỨC CHI PHÍ NHÀ TẠM ĐỂ Ở VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG
Đơn vị tính. %
TT |
Loại công |
Chi phí trực tiếp của từng loại, từng |
||||
≤15 |
≤100 |
≤500 |
≤1000 |
>1000 |
||
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
[7] |
1 |
Công trình xây dựng theo tuyến |
2,3 |
2,2 |
2,0 |
1,9 |
1,8 |
2 |
Công trình xây dựng còn lại |
1,2 |
1,1 |
1,0 |
0,95 |
0,9 |
Ghi chú:
Đối với dự toán xây dựng xác định theo
từng công trình, từng gói thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định
số 68/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư này, thì chi phí nhà tạm để
ở và điều hành thi công của dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng được
xác định bằng định mức tỷ lệ (%) nhân chi phí trực tiếp trong dự toán công
trình, dự toán gói thầu xây dựng. Trong đó, định mức tỷ lệ (%) chi phí nhà tạm
để ở và điều hành thi công được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 3.9 Phụ lục
này được điều chỉnh với hệ số k=0,9, trừ dự toán xây dựng có chi phí trực tiếp
trên 1.000 tỷ đồng. 19
3.1.3. Chi phí một số công việc không
xác định được khối lượng từ thiết kế
Chi phí không xác định được khối lượng
từ thiết kế được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp được
quy định tại Bảng 3.10 Phụ lục này.
Bảng 3.10. ĐỊNH
MỨC CHI PHÍ MỘT SỐ CÔNG VIỆC KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC KHỐI LƯỢNG TỪ THIẾT KẾ
(Gồm các khoản
mục chi phí tại điểm b khoản 2 Điều 8 của Thông tư này)
Đơn vị tính. %
STT |
LOẠI CÔNG |
TỶ LỆ (%) |
1 |
Công trình dân dụng |
2,5 |
2 |
Công trình công |
2,0 |
|
Riêng công tác xây dựng trong đường |
6,5 |
3 |
Công trình giao |
2,0 |
|
Riêng công tác xây dựng trong đường |
6,5 |
4 |
Công trình nông |
2,0 |
5 |
Công trình hạ tầng |
2,0 |
– Đối với công trình xây dựng có nhiều
hạng mục công trình thì các hạng mục công trình đều áp dụng định mức tỷ lệ trên
theo loại công trình.
– Đối với công trình có chi phí xây dựng
và chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuê giá trị dưới 50
(tỷ đồng) thì định mức chi phí một số công việc thuộc chi phí gián tiếp nhưng
không xác định được khối lượng từ thiết kế quy định tại bảng 3.10 nêu trên chưa
bao gồm chi phí xây dựng phòng thí nghiệm tại hiện trường.
– Riêng chi phí một số công việc thuộc
chi phí gián tiếp của các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thủy điện,
hầm lò đã bao gồm chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp
nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm và không bao gồm
chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống thông gió, chiếu sáng, hệ thống điện, cấp
thoát nước, giao thông phục vụ thi công trong hầm.
– Đối với công trình xây dựng thủy điện,
thủy lợi thì định mức tỷ lệ trên không bao gồm các chi phí:
+ Chi phí đầu tư ban đầu hệ thống nước
kỹ thuật để thi công công trình;
+ Chi phí đầu tư ban đầu cho công tác
bơm nước, vét bùn, bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ, hệ
thống điện phục vụ thi công;
+ Chi phí bơm thoát nước hố móng ngay
sau khi ngăn sông, chống lũ;
+ Chi phí thí nghiệm tăng thêm của thí
nghiệm thi công bê tông đầm lăn (RCC).
3.1.4. 20 (được bãi bỏ)
3.2. Thu nhập chịu thuế tính trước
Bảng 3.11. ĐỊNH
MỨC THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
Đơn vị tính. %
STT |
LOẠI CÔNG TRÌNH |
THU NHẬP CHỊU |
[1] |
[2] |
[3] |
1 |
Công trình dân dụng |
5,5 |
2 |
Công trình công nghiệp |
6,0 |
3 |
Công trình giao thông |
6,0 |
4 |
Công trình nông nghiệp và phát triển |
5,5 |
5 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật |
5,5 |
6 |
Công tắc lắp đặt thiết bị công nghệ |
6,0 |
– Thu nhập chịu thuế tính trước được
tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong
dự toán chi phí xây dựng.
– Đối với công trình xây dựng có nhiều
hạng mục công trình thì các hạng mục công trình có công năng riêng biệt áp dụng
định mức tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước theo loại công trình phù hợp.
– Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng
công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát
sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước
tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực tiếp
và chi phí gián tiếp.
Trường hợp dự án yêu cầu lập báo cáo
kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì định mức tỷ lệ chi phí gián tiếp và thu
nhập chịu thuế tính trước được xác định theo tỷ lệ quy định tại cột [3] theo hướng
dẫn tại Bảng 3.7, Bảng 3.8, Bảng 3.9, Bảng 3.10 và Bảng 3.11 Phụ lục này.
Đối với công trình an ninh quốc phòng
thì tùy thuộc loại hình công trình tương ứng để áp dụng định mức tỷ lệ chi phí
gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước quy định tại Bảng 3.7, Bảng 3.8, Bảng
3.9, Bảng 3.10 và Bảng 3.11 Phụ lục này cho phù hợp.
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG
CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH
Đơn giá xây dựng chi tiết của công
trình được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc xác định từ định mức xây dựng
và giá các yếu tố chi phí theo hướng dẫn sau:
1.1. Cơ sở xác định đơn giá xây dựng
chi tiết của công trình
Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi tiết
của công trình:
– Danh mục các công tác xây dựng của
công trình cần lập đơn giá;
– Định mức dự toán xây dựng theo danh
mục cần lập đơn giá;
– Giá vật liệu (chưa bao gồm thuế giá
trị gia tăng) đến hiện trường công trình;
– Giá nhân công xây dựng của công
trình;
– Giá ca máy và thiết bị thi công của
công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công).
1.2. Xác định đơn giá xây dựng chi tiết
của công trình không đầy đủ
1.2.1. Xác định chi phí vật liệu (VL)
1.2.1.1. Công thức xác định chi phí vật
liệu
Chi phí vật liệu được xác định theo
công thức:
|
(4.1) |
Trong đó:
– Vi: lượng vật liệu thứ i
(i=1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trong định mức dự toán
xây dựng công trình;
– :
giá của một đơn vị vật liệu thứ i (i=1÷n) và phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, chất
lượng vật liệu, yêu cầu của dự án được quy định theo yêu cầu sử dụng vật liệu của
công trình, dự án;
+ Phù hợp với nhu cầu sử dụng vật liệu
của công trình về tiến độ, khối lượng cung cấp;
+ Phù hợp với kế hoạch sử dụng vật liệu
dự kiến của công trường; thời điểm lập đơn giá và mặt bằng giá thị trường tại
nơi xây dựng công trình và được tính đến hiện trường công trình.
Trường hợp giá vật liệu xây dựng công
trình chưa được tính đến hiện trường công trình thì giá vật liệu đến hiện trường
công trình được xác định theo hướng dẫn tại mục 1.2.1.2 Phụ lục này.
– Kvl: hệ số tính chi phí vật
liệu khác so với tổng chi phí vật liệu chủ yếu xác định trong định mức dự toán
xây dựng công trình.
– Đối với các loại vật liệu có trong thị
trường trong nước:
Giá vật liệu xây dựng được xác định
theo công bố giá vật liệu của địa phương đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc nêu
tại mục 1.2.1.1 Phụ lục này;
Trường hợp giá vật liệu trong công bố
giá vật liệu của địa phương không đảm bảo các nguyên tắc trên thì giá vật liệu
được xác định trên cơ sở:
+ Lựa chọn mức giá phù hợp giữa các
báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng vật liệu xây dựng (không áp dụng đối
với các loại vật liệu lần đầu xuất hiện trên thị trường và chỉ có duy nhất trên
thị trường);
+ Tham khảo giá của loại vật liệu xây
dựng có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự đã và đang được sử dụng ở công trình
khác.
– Đối với các loại vật liệu xây dựng
phải nhập khẩu (do thị trường trong nước không có hoặc theo quy định tại hiệp định
vay vốn của nhà tài trợ đối với các dự án sử dụng vốn ODA) thì giá các loại vật
liệu này xác định trên cơ sở lựa chọn mức giá thấp nhất giữa các báo giá của
nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng vật liệu xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng,
xuất xứ hàng hóa và mặt bằng giá khu vực. Giá vật liệu phải được quy đổi ra tiền
Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm lập dự toán.
1.2.1.2. Phương pháp xác định giá vật
liệu đến hiện trường công trình (Gvl)
Giá vật liệu đến hiện trường công
trình được xác định theo công thức:
|
4.2 |
Trong đó:
– Gng: giá vật liệu tại nguồn
cung cấp (giá vật liệu trên phương tiện vận chuyển);
– Cv/c: chi phí vận chuyển
đến hiện trường công trình (bao gồm cả chi phí trung chuyển, nếu có);
– Cbx: chi phí bốc xếp (nếu
có);
– Cvcnb: chi phí vận chuyển
nội bộ trong công trình (nếu có);
– Chh: chi phí hao hụt bảo
quản tại hiện trường công trình (nếu có).
BẢNG 4.1. BẢNG
TÍNH GIÁ VẬT LIỆU ĐẾN HIỆN TRƯỜNG CÔNG TRÌNH
TT |
Loại vật liệu |
Đơn vị tính |
Giá vật liệu |
Chi phí vận |
Chi phí hao |
Giá vật liệu |
||
Giá tại nguồn |
Chi phí vận |
Chi phí bốc |
||||||
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
[7] |
[8] |
[9] = |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.2. Xác định chi phí nhân công (NC)
Chi phí nhân công được xác định theo
công thức:
NC = N x Gnc
(4.3)
Trong đó:
– N: lượng hao phí lao động tính bằng
ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác
xây dựng;
– Gnc: đơn giá nhân công của
công nhân trực tiếp xây dựng được xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.2.3. Xác định chi phí máy thi công
(MTC)
Chi phí máy thi công được xác định bằng
công thức sau:
|
(4.4) |
Trong đó:
– Mi: lượng hao phí ca máy
của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng
công tác xây dựng;
– Gimtc: giá ca
máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1¸n) theo bảng giá ca
máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy xác định theo hướng dẫn
của Bộ Xây dựng và công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Kmtc: hệ số tính chi phí
máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị thi công chủ yếu xác định
trong định mức dự toán xây dựng công trình.
1.3. Xác định đơn giá xây dựng chi tiết
đầy đủ của công trình
Đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ của
công trình bao gồm chi phí trực tiếp, các chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế
tính trước. Các chi phí trong đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ được xác định
như sau:
– Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu,
chi phí nhân công và chi phí máy thi công được xác định theo hướng dẫn tại mục
1.2 Phụ lục này.
– Chi phí gián tiếp được xác định theo
hướng dẫn tại mục 3.1 Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Thu nhập chịu thuế tính trước được
xác định theo hướng dẫn tại mục 3.2 Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư
này.
2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG TỔNG
HỢP
2.1. Cơ sở xác định giá xây dựng tổng
hợp
– Danh mục nhóm loại công tác xây dựng,
đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.
– Đơn giá xây dựng công trình tương ứng
với nhóm loại công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.
2.2. Xác định giá xây dựng tổng hợp
không đầy đủ
Trình tự xác định giá xây dựng tổng hợp
không đầy đủ như sau:
– Bước 1. Xác định danh mục nhóm loại
công tác xây lắp, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình cần lập giá xây dựng tổng
hợp, một số chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu, đơn vị tính và nội dung thành phần công
việc phù hợp.
– Bước 2. Tính khối lượng xây lắp (q)
của từng loại công tác xây dựng cấu thành giá xây dựng tổng hợp.
– Bước 3. Xác định chi phí vật liệu
(VL), nhân công (NC), máy thi công (M) tương ứng với khối lượng xây dựng (q)
tính từ hồ sơ thiết kế của từng loại công tác xây lắp cấu thành giá xây dựng tổng
hợp theo công thức:
VL1 = q x vl; NC1 = q x nc; M1 = q x m |
(4.5) |
– Bước 4. Tổng hợp kết quả theo từng
khoản mục chi phí trong giá xây dựng tổng hợp theo công thức:
|
(4.6) |
Trong đó:
– VL1, NC1, M1:
là chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công của công tác xây
dựng thứ i (i=1÷n) cấu thành trong giá xây dựng tổng hợp.
2.3. Xác định giá xây dựng tổng hợp đầy
đủ
– Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu,
chi phí nhân công và chi phí máy thi công của giá xây dựng tổng hợp đầy đủ được
xác định theo hướng dẫn tại mục 2.2 Phụ lục này.
– Chi phí gián tiếp được xác định theo
hướng dẫn tại mục 3.1 Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Thu nhập chịu thuế tính trước được
xác định theo hướng dẫn tại mục 3.2 Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư
này.
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU TƯ, GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Khái niệm suất vốn đầu tư xây dựng
công trình
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (gọi
tắt là suất vốn đầu tư) là mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình
mới tính theo một đến vị diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết
kế của công trình. Suất vốn đầu tư là một trong những cơ sở để xác định sơ bộ tổng
mức đầu tư, tổng mức đầu tư dự án, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở
giai đoạn chuẩn bị dự án.
Công suất hoặc năng lực phục vụ theo
thiết kế của công trình là khả năng sản xuất hoặc khai thác sử dụng công trình
theo thiết kế được xác định bằng đơn vị đo thích hợp.
1.2. Nội dung của suất vốn đầu tư
Suất vốn đầu tư bao gồm các chi phí:
xây dựng, thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và các
khoản chi phí khác. Suất vốn đầu tư tính toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng
cho các chi phí nêu trên.
Nội dung chi phí trong suất vốn đầu tư
chưa bao gồm chi phí thực hiện một số loại công việc theo yêu cầu riêng của dự
án/công trình xây dựng cụ thể như:
– Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư gồm: chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền
với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có);
chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và
các chi phí có liên quan khác;
– Lãi vay trong thời gian thực hiện đầu
tư xây dựng (đối với các dự án có sử dụng vốn vay);
– Vốn lưu động ban đầu (đối với các dự
án đầu tư xây dựng nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh);
– Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu
tư (dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt
giá trong thời gian thực hiện dự án);
– Một số chi phí khác gồm: đánh giá
tác động môi trường và xử lý các tác động của dự án đến môi trường; đăng kiểm
chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; chi phí kiểm định chất lượng
công trình; gia cố đặc biệt về nền móng công trình; chi phí thuê tư vấn nước
ngoài.
1.3. Phân loại, phân vùng xác định suất
vốn đầu tư
Danh mục suất vốn đầu tư xây dựng công
trình cần khảo sát tương ứng với danh mục công trình thuộc dự án được phân loại
theo Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình phải
được xác định để ban hành theo vùng (khu vực).
1.4. Xác định suất vốn đầu tư xây dựng
bằng phương pháp điều tra, khảo sát
Suất vốn đầu tư được xác định cho công
trình xây dựng mới, có tính chất phổ biến, với mức độ kỹ thuật công nghệ thi
công trung bình tiên tiến.
1.4.1. Phạm vi, đối tượng khảo sát
a) Phạm vi/khu vực khảo sát:
Thực hiện khảo sát định mức cơ sở trên
63 tỉnh, thành phố Việt Nam.
b) Đối tượng khảo sát:
– Khảo sát thông qua các chủ thể tham
gia trong quá trình xây dựng gồm: Nhà thầu thi công; Nhà thầu tư vấn; Cơ quan
quản lý nhà nước; Ban Quản lý dự án/ Chủ đầu tư và các chuyên gia khác.
– Khảo sát, thống kê thông qua cơ sở dữ
liệu các công trình, dự án.
1.4.2. Nội dung và biểu mẫu khảo sát
Nội dung khảo sát phải được thể hiện đầy
đủ trong Biểu mẫu phiếu khảo sát bao gồm các thông tin, số liệu cơ bản sau:
a) Thông tin chung về công trình xây dựng
(tên, loại, cấp công trình, địa điểm xây dựng, công suất, năng lực, quy chuẩn
xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng, thời gian xây dựng, diện tích xây dựng…).
b) Thông tin về kinh tế – tài chính
(nguồn vốn, hình thức đầu tư, các chi tiêu kinh tế – tài chính, tỷ giá ngoại tệ,…).
c) Các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng
công trình trong tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình hoặc quyết toán của
dự án, công trình.
d) Các cơ chế chính sách, căn cứ xác định
chi phí của công trình.
đ) Chỉ dẫn điền mẫu khảo sát.
e) Liệt kê các tài liệu minh chứng kèm
theo (nếu có).
1.4.3. Quy trình thực hiện xác định suất
vốn đầu tư
Bước 1: Lập danh mục
công trình xây dựng cần xác định suất vốn đầu tư, lựa chọn công trình xây dựng
đại diện.
Bước 2: Thu thập số
liệu, dữ liệu từ công trình xây dựng đại diện đã lựa chọn.
Bước 3: Xử lý số liệu,
dữ liệu và xác định suất vốn đầu tư.
Bước 4: Tổng hợp kết
quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu tư để sử dụng hoặc ban hành.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Lập danh mục
công trình xây dựng cần xác định suất vốn đầu tư, lựa chọn công trình xây dựng
đại diện.
a) Lập danh mục công trình xây dựng cần
xác định suất vốn đầu tư dựa trên cơ sở: Phân loại, phân cấp công trình; Số lượng
hạng mục công trình xây dựng; Tính năng sử dụng, quy mô, hình thức đầu tư; Đặc
điểm kết cấu, công nghệ và yêu cầu kỹ thuật của công trình; Loại vật tư, vật liệu
xây dựng, nhân công và thiết bị sử dụng cho công trình; Quy chuẩn, tiêu chuẩn
áp dụng; Địa điểm xây dựng công trình; Thời điểm và thời gian xây dựng.
b) Xác định đơn vị tính suất vốn đầu
tư.
c) Lựa chọn công trình xây dựng đại diện:
Trên cơ sở danh mục công trình xây dựng cần xác định suất vốn đầu tư, tiến hành
lựa chọn công trình xây dựng đại diện có đặc điểm, nội dung cơ bản phù hợp với
yêu cầu tính toán.
Bước 2: Thu thập số
liệu, dữ liệu từ công trình xây dựng đại diện đã lựa chọn.
a) Nội dung số liệu, dữ liệu công
trình cần thu thập theo nội dung và biểu mẫu khảo sát tại mục 1.4.2 Phụ lục
này.
b) Yêu cầu về số lượng và thời gian
thu thập
Việc tính suất vốn đầu tư cho một
nhóm, loại công trình xây dựng, thì số lượng công trình xây dựng đại diện thu
thập tối thiểu phải từ 3 công trình xây dựng trở lên và được thực hiện xây dựng
trong khoảng thời gian gần với thời điểm tính toán.
Bước 3: Xử lý số liệu,
dữ liệu và xác định suất vốn đầu tư
a) Xử lý số liệu, dữ liệu:
– Số liệu, dữ liệu thu thập được từ
công trình xây dựng đại diện trước khi tính toán cần được xử lý, bổ sung, hiệu
chỉnh để loại trừ những yếu tố chưa phù hợp, không cần thiết trong tính toán (nếu
có).
– Đánh giá và phân tích các khoản mục
chi phí đầu tư xây dựng công trình (nội dung hạng mục xây dựng/công tác xây dựng/công
việc, thời điểm tính chi phí/mặt bằng giá, chế độ chính sách đã áp dụng trong
tính toán chi phí đầu tư xây dựng công trình và trong các số liệu thu thập).
b) Quy đổi giá trị các khoản mục chi
phí về cùng mặt bằng giá tại thời điểm tính toán:
Căn cứ vào các nguồn số liệu, dữ liệu
thu thập được (tổng mức đầu tư/dự toán/quyết toán) để lựa chọn phương pháp quy
đổi vốn cho phù hợp. Một số phương pháp quy đổi vốn được vận dụng như hướng dẫn
quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về mặt bằng giá tại thời điểm bàn
giao đưa vào khai thác sử dụng của Bộ Xây dựng; phương pháp tính toán quy đổi
trực tiếp và phương pháp kết hợp các phương pháp trên.
– Nguồn số liệu, dữ liệu thu thập là tổng
mức đầu tư: giá trị tổng mức đầu tư công trình xây dựng được quy đổi về mặt bằng
giá tại thời điểm tính toán theo yếu tố thời gian và khu vực/vùng được tính
theo các công thức sau:
Vi = Vt |
(đồng) (5.1) |
Kt = Kkv |
(đồng) (5.2) |
Trong đó:
– Vi: tổng mức đầu tư công
trình i tại thời điểm tính toán suất vốn đầu tư bao gồm các chi phí: xây dựng,
thiết bị, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản
chi phí khác, thuế giá trị gia tăng cho các công việc nêu trên. Tổng mức đầu tư
tại thời điểm tính toán suất vốn đầu tư chưa bao gồm các chi phí sau: Chi phí bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư; Lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư xây dựng
(đối với các dự án có sử dụng vốn vay); Vốn lưu động ban đầu (đối với các dự án
đầu tư xây dựng nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh); Chi phí dự phòng trong tổng
mức đầu tư; Một số chi phí có tính chất riêng biệt theo từng dự án;
– Vt: tổng mức đầu tư công
trình i tại thời điểm phê duyệt (t);
– Kt: hệ số điều chỉnh suất
vốn đầu tư từ thời điểm (t) về thời điểm tính toán;
– Kkv: hệ số khu vực/vùng
(kể tới sự khác biệt về điều kiện khu vực/vùng) của công trình i so với điều kiện
nơi cần tính toán suất vốn đầu tư được xác định bằng chỉ số giá kết hợp với
phương pháp chuyên gia trên cơ sở so sánh mặt bằng giá hai khu vực trên;
– Ktg: hệ số điều chỉnh giá
xây dựng công trình (Hệ số này xác định theo chỉ số giá xây dựng được ban hành
theo quy định).
– Trường hợp nguồn số liệu, dữ liệu
thu thập là giá trị dự toán xây dựng công trình: Tổng mức đầu tư được xác định
từ số liệu dự toán xây dựng công trình thu thập được bằng cách tính bổ sung
thêm các khoản chi phí mà chưa tính trong dự toán xây dựng công trình nhưng thuộc
tổng mức đầu tư hoặc loại bỏ những khoản mục chi phí không phù hợp với công
trình xây dựng cần tính suất vốn đầu tư. Việc quy đồi tổng mức đầu tư công
trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm tính toán được xác định theo công
thức (5.1) và (5.2) Phụ lục này.
c) Tính toán suất vốn đầu tư theo công
thức sau:
|
(đồng/dvt) (5.3) |
|
(đồng/dvt) (5.4) |
Trong đó:
– S: suất vốn đầu tư đại diện cho
nhóm/loại công trình;
– Si: suất vốn đầu tư công
trình xây dựng đại diện thứ i của nhóm/loại công trình đã quy đổi về thời điểm
tính toán;
– n: số lượng công trình xây dựng đại
diện thứ i (1 ≤ i ≤ n), n ít nhất từ 3 công trình trở lên;
– Vi: tổng mức đầu tư công
trình xây dựng đại diện thứ i đã quy đổi;
– Ni: đơn vị diện tích,
công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình xây dựng đại diện
thứ i.
Bước 4: Tổng hợp kết
quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu tư để sử dụng hoặc ban hành.
a) Tập hợp các kết quả tính toán suất
vốn đầu tư theo nhóm/loại công trình.
b) Biên soạn suất vốn đầu tư để ban
hành.
1.4.4. Hoàn thiện bảng định mức chi
phí quản lý dự án
Thông qua các kết quả phân tích dữ liệu
khảo sát để quyết định suất vốn đầu tư, thẩm định và ban hành.
2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG TỔNG
HỢP BỘ PHẬN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
2.1. Khái niệm giá bộ phận kết cấu
công trình
Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu
công trình (viết tắt là giá bộ phận kết cấu) bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết
để hoàn thành một đơn vị khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu
hoặc bộ phận công trình xây dựng.
Giá bộ phận kết cấu là một trong những
cơ sở để xác định chi phí xây dựng trong sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư
dự án, dự toán xây dựng công trình, quản lý và kiểm soát chi phí xây dựng công
trình.
2.2. Nội dung của giá bộ phận kết cấu
công trình
Giá bộ phận kết cấu bao gồm chi phí trực
tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công), chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế
tính trước, thuế giá trị gia tăng.
2.3. Phân loại, phân vùng xác định giá
bộ phận kết cấu công trình
Việc phân loại, phân vùng để xác định
giá bộ phận kết cấu được được hướng dẫn tại mục 1.3 Phụ lục này.
2.4. Phương pháp khảo sát giá bộ phận
kết cấu công trình
2.4.1. Phạm vi, đối tượng khảo sát
a) Phạm vi/khu vực khảo sát:
Thực hiện khảo sát định mức cơ sở trên
63 tỉnh, thành phố Việt Nam.
b) Đối tượng khảo sát:
– Khảo sát thông qua các chủ thể tham
gia trong quá trình xây dựng gồm: Nhà thầu thi công; Nhà thầu tư vấn; Cơ quan
quản lý nhà nước; Ban Quản lý dự án/ Chủ đầu tư và các chuyên gia khác.
– Khảo sát, thống kê thông qua cơ sở dữ
liệu các công trình, dự án.
2.4.2. Nội dung và biểu mẫu khảo sát
Nội dung khảo sát phải được thể hiện đầy
đủ trong Biểu mẫu phiếu khảo sát bao gồm các thông tin, số liệu cơ bản sau:
a) Thông tin chung về công trình xây dựng
(tên, loại, cấp công trình, địa điểm xây dựng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn
xây dựng áp dụng, thời gian xây dựng, giải pháp kết cấu chính; công nghệ thi
công; vật liệu chính sử dụng trong công trình;…).
b) Thông tin về kinh tế – tài chính
(nguồn vốn, hình thức đầu tư, các chỉ tiêu kinh tế – tài chính, tỷ giá ngoại tệ…)
c) Các số liệu, dữ liệu về chi phí đầu
tư xây dựng công trình như tổng mức đầu tư, dự toán, đơn giá xây dựng công
trình, Các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng công trình.
d) Các cơ chế, căn cứ xác định đơn
giá, chi phí của công trình, dự án.
đ) Chỉ dẫn điền mẫu khảo sát.
e) Liệt kê các tài liệu minh chứng kèm
theo (nếu có).
2.4.3. Quy trình thực hiện xác định giá
bộ phận kết cấu công trình
Trình tự xác định giá bộ phận kết cấu
công trình bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Lựa chọn công trình điển
hình theo loại, cấp công trình xây dựng cần xác định giá và lập danh mục bộ phận
công trình.
– Bước 2: Thu thập dữ liệu.
– Bước 3: Xử lý dữ liệu.
– Bước 4: Xác định giá xây dựng tổng hợp
bộ phận kết cấu công trình kèm chỉ dẫn kỹ thuật theo danh mục bộ phận công
trình để ban hành.
Cụ thể như sau
Bước 1: Lựa chọn
công trình điển hình theo loại, cấp công trình xây dựng cần xác định giá và lập
danh mục bộ phận kết cấu công trình.
a) Trên cơ sở loại công trình xây dựng
cần xác định giá xây dựng bộ phận kết cấu công trình, tiến hành lựa chọn công
trình điển hình phù hợp theo các nội dung sau: Phân loại, cấp công trình; số lượng
hạng mục công trình xây dựng; Tính năng sử dụng, quy mô, hình thức đầu tư; Đặc
điểm kết cấu, công nghệ, yêu cầu kỹ thuật của công trình; Loại vật tư, vật liệu
xây dựng, nhân công và thiết bị sử dụng cho công trình; Quy chuẩn, tiêu chuẩn
áp dụng; Địa điểm xây dựng công trình; Thời điểm và thời gian xây dựng.
b) Danh mục bộ phận kết cấu công trình
xây dựng được lập trên cơ sở công trình điển hình có thể phân định theo các hệ
thống sau:
– Danh mục bộ phận kết cấu công trình
xây dựng được lập theo hệ bộ phận cấu tạo chính (cọc, móng, cột, trụ, dầm, sàn,
mố,…).
– Danh mục bộ phận kết cấu công trình
xây dựng được lập theo hệ đơn vị chức năng (nền móng, khung, hoàn thiện, hệ thống
kỹ thuật trong công trình, v.v.).
– Một số phương thức khác trong việc lập
danh mục bộ phận kết cấu công trình xây dựng như: theo loại hình công trình;
theo số tầng nổi, tầng hầm;….
c) Việc phân định danh mục bộ phận kết
cấu trên cơ sở dự toán, quyết toán của công trình điển hình được lựa chọn. Tùy
theo mức độ chi tiết của dự toán công trình được lựa chọn, sắp xếp dữ liệu vào
các bộ phận kết cấu công trình theo cấp độ phù hợp.
– Trường hợp lập danh mục bộ phận kết
cấu công trình xây dựng theo hệ “Bộ phận cấu tạo chính” thì cần lập danh mục bộ
phận phù hợp với loại công trình và đảm bảo việc hình thành danh sách đó có
tính tổng hợp đầy đủ hết các bộ phận kết cấu chính cấu tạo nên công trình và
các công tác xây lắp quy ước thuộc bộ phận đó. Ví dụ công trình nhà ở, nhà làm
việc, nhà khách có thể phân chia bộ phận hạng mục là các phần: phần ngầm, phần
thân, phần bao che (bao gồm cả kết cấu chịu tải), phần các bộ phận kiến trúc
trong nhà; trong công trình cầu giao thông các loại, bộ phận hạng mục công
trình có thể hình thành theo danh mục, mố, trụ, dầm (giàn), mặt, đường dẫn,
công trình bảo vệ,….
– Trường hợp lập danh mục bộ phận kết
cấu công trình xây dựng theo hệ “Đơn vị chức năng”, cần phân tích và nhóm các
chi phí đảm bảo không bị thiếu hoặc trùng lặp. Ví dụ trong công tác nền móng sẽ
bao gồm các công tác đóng cọc, công tác móng và công tác đất; công tác kết cấu
chính sẽ bao gồm các chi phí được hiểu là chi phí cho công tác bê tông cốt thép
của các kết cấu chính như cột, sàn, cầu thang, mái, tường, vách ngăn; công tác
hoàn thiện bao gồm các loại công tác trát, lát, láng, ốp, sơn cho tường, sàn,
trần.
Bước 2: Thu thập dữ
liệu.
a) Dữ liệu cơ bản về công trình lựa chọn.
– Số liệu, dữ liệu về chi phí đầu tư
xây dựng công trình như tổng mức đầu tư, dự toán, đơn giá xây dựng công trình.
– Các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng
công trình.
– Số lượng hạng mục trong công trình.
– Giải pháp kết cấu chính; công nghệ
thi công; vật liệu chính sử dụng trong công trình.
– Hệ tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho
công trình.
– Các thông tin về kinh tế tài chính
(nguồn vốn, hình thức đầu tư, các chỉ tiêu kinh tế – tài chính, tỷ giá ngoại tệ,…).
– Các chế độ, chính sách, quy định về
lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được áp dụng.
– Thời gian, thời điểm xây dựng công
trình.
b) Thông tin về đơn giá và chế độ
chính sách áp dụng
– Thông tin về dữ liệu sử dụng tính tổng
mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình của công trình điển hình như định mức,
đơn giá các yếu tố đầu vào chi phí xây dựng (vật tư, nhân công, máy thi công),
cơ chế chính sách áp dụng trong tính toán.
– Thông tin về định mức, đơn giá và chế
độ chính sách áp dụng tại thời điểm cần xác định giá xây dựng công trình.
Bước 3: Xử lý dữ liệu
Tùy thuộc nguồn dữ liệu thu thập được
là tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình và mức độ tổng hợp, chi tiết của
số liệu, dữ liệu thu thập để lựa chọn cách thức xử lý số liệu, dữ liệu. Yêu cầu
về xử lý số liệu, dữ liệu gồm:
– Dữ liệu thu thập được từ công trình
xây dựng được lựa chọn trước khi tính toán cần được xử lý, bổ sung, hiệu chỉnh
để loại trừ những yếu tố chưa phù hợp, không cần thiết trong tính toán (nếu
có).
– Đánh giá và phân tích các khoản mục
chi phí đầu tư xây dựng công trình, số lượng công tác xây dựng, khối lượng dự
toán theo bước thiết kế.
– Điều chỉnh các yếu tố đầu vào về thời
điểm mặt bằng giá tính toán.
Bước 4: Xác định giá
bộ phận kết cấu công trình kèm chỉ dẫn kỹ thuật theo danh mục bộ phận công
trình để ban hành
a) Giá bộ phận kết cấu công trình được
xác định theo công thức:
|
(5.5) |
Trong đó:
– Cibp: giá bộ phận kết cấu
công trình xây dựng thứ i;
– Qj: khối lượng công việc
loại j thuộc bộ phận công trình thứ i;
– Pj: đơn giá công việc loại
j thuộc bộ phận công trình thứ i.
Đơn giá theo bộ phận công trình được
tính với các điều chỉnh theo hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình và những yếu tố cụ thể khác đã được xử lý ở bước 3.
Chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo danh mục bộ
phận công trình: Nêu đặc điểm, thông số kỹ thuật chính của bộ phận công trình
đã tính toán.
b) Giá xây dựng bộ phận công trình của
nhóm công trình như công thức:
|
(5.6) |
Trong đó:
Cbpinhóm A: giá
xây dựng bộ phận kết cấu công trình thứ i thuộc nhóm công trình A;
Cbpi: giá bộ phận kết cấu
công trình xây dựng thứ i xác định theo công thức (5.5) Phụ lục này;
m: số công trình điển hình thuộc nhóm
A.
c) Tổng hợp giá các bộ phận kết cấu
công trình xây dựng đã được xác định để xem xét và phân tích các mức chi phí và
quyết định chọn mức giá bộ phận kết cấu công trình xây dựng (ký hiệu là G…) để sử dụng,
biên soạn giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình để ban hành.
2.4. Phương pháp định lượng các yếu tố
hao phí đầu vào cho 1 đơn vị tính của bộ phận kết cấu công trình
Giá xây dựng theo bộ phận kết cấu công
trình được xác định theo trình tự sau:
– Bước 1: Lập danh mục các công trình
xây dựng;
– Bước 2: Lập danh mục bộ phận kết cấu
công trình cho từng loại hình công trình cụ thể;
– Bước 3: Thu thập, xử lý số liệu tính
toán, định lượng hao phí các yếu tố chi phí đầu vào cho một đơn vị tính của bộ
phận kết cấu công trình;
– Bước 4: Xác định giá xây dựng từng bộ
phận kết cấu công trình theo danh mục bộ phận kết cấu công trình đã được xác định
ở bước 2 (kèm theo chỉ dẫn về thiết kế và kỹ thuật của bộ phận, tùy thuộc bộ phận
công trình mà lựa chọn đơn vị tính phù hợp).
Cụ thể tại các bước như sau
Bước 1: Lập danh mục
các loại công trình xây dựng.
– Lựa chọn danh mục loại công trình để
tính toán và công bố phải phù hợp với các quy định về quản lý dự án, quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình, quy định về phân loại, phân cấp công trình.
– Trên cơ sở loại công trình xây dựng
cần định giá xây dựng bộ phận kết cấu công trình, tiến hành lựa chọn công trình
điển hình phù hợp theo các yếu tố sau: Phân loại, cấp công trình; Tính năng sử
dụng, quy mô, hình thức đầu tư; Đặc điểm kết cấu, công nghệ của công trình; Quy
chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; Địa điểm xây dựng công trình; Thời điểm, thời gian
xây dựng công trình.
– Lựa chọn và lập công trình đại diện
cho loại công trình đó (số lượng công trình đại diện không ít hơn 3 công
trình).
– Trường hợp định giá xây dựng theo bộ
phận công trình cho một công trình cụ thể thì công trình đó là công trình đại
diện.
Bước 2: Lập danh mục
bộ phận kết cấu công trình cho từng loại công trình cụ thể.
Thực hiện tương tự nội dung lập danh mục
bộ phận kết cấu công trình trong bước 1 của phương pháp thống kê.
Bước 3: Thu thập, xử
lý số liệu tính toán, định lượng hao phí các yếu tố chi phí đầu vào của bộ phận
kết cấu công trình.
a) Thu thập, xử lý số liệu tính toán.
– Số liệu, dữ liệu thu thập được từ
công trình xây dựng đại diện trước khi tính toán cần được xử lý, bổ sung, hiệu
chỉnh để loại trừ những yếu tố chưa phù hợp, không cần thiết trong tính toán (nếu
có).
– Đánh giá và phân tích các khoản mục
chi phí đầu tư xây dựng công trình (nội dung hạng mục xây dựng/công tác xây dựng/công
việc, thời điểm tính chi phí/mặt bằng giá, chế độ chính sách đã áp dụng trong
tính toán chi phí đầu tư xây dựng công trình và trong các số liệu thu thập).
– Quy đổi giá trị chi phí về cùng mặt
bằng giá tại thời điểm tính toán.
b) Định lượng các yếu tố hao phí đầu
vào cho 1 đơn vị tính của bộ phận kết cấu công trình.
Xác định khối lượng hao phí các loại vật
liệu chủ yếu, nhân công sử dụng, chủng loại máy và thiết bị thi công cho một
đơn vị tính của bộ phận kết cấu công trình dựa trên cơ sở là bản vẽ thiết kế, hệ
thống định mức xây dựng được cơ quản lý nhà nước ban hành. Đây được coi là định
lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công để tính chi phí trực tiếp.
Bước 4: Xác định giá
xây dựng từng bộ phận kết cấu công trình theo danh mục bộ phận kết cấu công
trình đã được xác định ở bước 2
a) Xác định giá trị vật liệu (GVL)
trên một đơn vị của bộ phận kết cấu công trình.
|
(5.7) |
Trong đó:
– Gvli: giá loại vật liệu
xây dựng thứ i đến hiện trường xây dựng (i=1-n);
– mvli: khối lượng loại vật
liệu xây dựng thứ i (i=1-n);
– n: số loại vật liệu xây dựng.
b) Xác định giá trị nhân công (GNC)
trên một đơn vị tính của bộ phận kết cấu công trình.
|
(5.8) |
Trong đó:
– GNCj: Giá nhân công bậc
thợ loại j (j=1÷l);
– mNCj: Số ngày công của bậc
thợ loại j (j=1÷l);
– l: Số loại bậc thợ.
c) Xác định giá trị máy thi công
(GMTC) trên một đơn vị tính của bộ phận kết cấu công trình.
|
(5.9) |
Trong đó:
GMTCk: giá ca máy thi công
xây dựng chủ yếu thứ k (k=1÷f);
mMTCk: khối lượng ca máy
thi công xây dựng dựng chủ yếu thứ k (k=1÷f);
f: số loại máy thi công xây dựng.
c) Tổng hợp chi phí của 1 đơn vị bộ phận
kết cấu công trình.
|
(5.10) |
Trong đó HVL, HNC
, HMTC là hệ số các khoản mục chi phí còn lại trong chi phí xây
dựng được tính trên chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công) gồm
chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, dự
phòng. Các hệ số này được xác định trên cơ sở hướng dẫn về lập và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình hiện hành.
Sau khi xác định được giá bộ phận kết
cấu công trình xây dựng cho loại công trình, tiến hành xác định giá xây dựng bộ
phận kết cấu công trình của nhóm công trình theo công thức (5.2) Phụ lục này.
2.5. Xử lý số liệu
Số liệu sau khi khảo sát được thu thập,
sàng lọc và xử lý dữ liệu bằng phương pháp hội quy trước khi tính toán xác định
giá bộ phận kết cấu.
2.6. Hoàn thiện bảng định mức chi phí
quản lý dự án.
Thông qua các kết quả phân tích dữ liệu
khảo sát để xác định giá bộ phận kết cấu, thẩm định và ban hành.
BẢNG SỐ 5.1:
DANH MỤC SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Nhóm công trình dân dụng
1.1.1. Nhà ở
1.1.2. Trường học
1.1.3. Bệnh viện
1.1.4. Công trình thể thao
1.1.5. Sân vận động
1.1.6. Nhà thi đấu, tập luyện
1.1.7. Nhà hát, rạp chiếu phim
1.1.8. Bảo tàng, thư viện, triển lãm
1.1.9. Công trình thông tin, truyền
thông
1.1.10. Nhà đa năng
1.1.11. Khách sạn
1.1.12. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm
việc
1.1.13. Công trình dân dụng khác
1.2. Nhóm công trình công nghiệp
1.2.1. Nhà máy sản xuất xi măng
1.2.2. Nhà máy sản xuất gạch ốp
1.2.3. Nhà máy sản xuất gạch ngói, sét
nung
1.2.4. Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh
1.2.5. Nhà máy sản xuất kính xây dựng
1.2.6. Nhà máy sản xuất cấu kiện bê
tông đúc sẵn và trạm bê tông
1.2.7. Nhà máy sản xuất vật liệu
chịu lửa
1.2.8. Kho xăng dầu
1.2.9. Nhà máy luyện kim
1.2.10. Nhà máy nhiệt điện
1.2.11. Nhà máy thủy điện
1.2.12. Công trình đường dây tải
điện
1.2.13. Công trình đường dây cáp điện
hạ thế
1.2.14. Công trình đường dây tải điện
trên không
1.2.15. Công trình cáp ngầm
1.2.16. Công trình trạm biến áp
1.2.17. Công trình thực phẩm
1.2.18. Nhà máy sản xuất
bia, giải khát
1.2.19. Nhà máy chế biến nông sản
1.2.20. Nhà máy sản xuất sản phẩm
may
1.2.21. Nhà xưởng, kho chuyên dụng
1.2.22. Công trình hầm lò
1.2.23. Công trình đường ống dẫn năng lượng
1.2.24. Công trình công nghiệp khác
1.3. Nhóm công trình giao thông
1.3.1. Công trình đường bộ, đường lăn
– sân đỗ
1.3.2. Công trình đường sắt
1.3.3. Công trình cầu đường bộ
1.3.4. Công trình cầu đường sắt
1.3.5. Công trình cảng
1.3.6. Công trình hầm
1.3.7. Công trình giao thông khác
1.4. Nhóm công trình nông nghiệp và
phát triển nông thôn
1.4.1. Công trình kênh, mương
1.4.2. Công trình đê, đập
1.4.3. Công trình hồ chứa
1.4.4. Công trình nông nghiệp khác
1.5. Nhóm công
trình hạ tầng kỹ thuật
1.5.1. Công trình cấp nước
1.5.2. Công trình hạ tầng kỹ thuật khu
công nghiệp, khu đô thị
1.5.3. Công trình chiếu sáng
công cộng
1.5.4. Công trình viễn thông
1.5.5. Công trình đường ống
1.5.6. Công trình hạ tầng kỹ thuật
khác
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bô Xây dựng)
1. XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH MỚI
Định mức dự toán xây dựng mới của công
trình được xác định theo trình tự sau:
Bước 1. Lập danh mục công tác xây dựng
hoặc kết cấu mới của công trình chưa có trong danh mục định mức dự toán được
công bố
Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết
cấu mới cần thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện,
biện pháp thi công chủ yếu của công tác hoặc kết cấu xây dựng.
Bước 2. Xác định thành phần công việc
Thành phần công việc cần thể hiện các
bước công việc thực hiện của từng công đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền
công nghệ thi công từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện,
biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công tác hoặc kết cấu xây
dựng.
Bước 3: Tính toán hao phí vật liệu,
lao động và máy thi công
1.1. Tính toán hao phí vật liệu
1.1.1. Xác định thành phần hao phí vật
liệu
Thành phần hao phí vật liệu là những vật
liệu được xác định theo yêu cầu thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy
phạm kỹ thuật về thiết kế – thi công – nghiệm thu theo quy định và những vật liệu
khác để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng. Thành
phần hao phí vật liệu gồm:
1.1.1.1. Vật liệu chính
– Là những loại vật liệu cơ bản tham
gia cấu thành nên một đơn vị sản phẩm theo thiết kế và có tỷ trọng chi phí lớn
trong chi phí vật liệu;
– Đơn vị tính được xác định theo quy định
trong hệ thống đơn vị đo lường thông thường hoặc bằng hiện vật.
1.1.1.2. Vật liệu khác
– Là những loại vật liệu tham gia cấu
thành nên một đơn vị sản phẩm theo thiết kế nhưng có tỷ trọng chi phí nhỏ trong
chi phí vật liệu;
– Đơn vị tính được xác định bằng tỷ lệ
phần trăm (%) so với chi phí của các loại vật liệu chính trong chi phí vật liệu.
1.1.2. Tính toán mức hao phí vật liệu
Mức hao phí vật liệu là lượng hao phí
cần thiết theo yêu cầu thiết kế để hoàn thành một đơn vị khối lượng của công
tác hoặc kết cấu xây dựng.
Công thức tính toán
hao phí vật liệu chính như sau:
1.1.2.1. Đối với những loại vật liệu
không luân chuyển
VL1 = QV
x (1 + Ht/c) (6.1)
Trong đó:
– QV: lượng hao phí của vật
liệu cần thiết theo yêu cầu thiết kế tính trên đơn vị tính định mức.
– Ht/c: tỷ lệ hao hụt vật
liệu trong thi công theo hướng dẫn trong định mức sử dụng vật liệu được công bố.
Đối với những vật liệu mới, tỷ lệ hao hụt vật liệu trong thi công có thể vận dụng
theo định mức sử dụng vật liệu đã được công bố; theo tiêu chuẩn, chỉ dẫn của
nhà sản xuất; theo hao hụt thực tế hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia.
1.1.2.2. Đối với những loại vật liệu
luân chuyển
Lượng hao phí vật liệu phục vụ thi
công theo thiết kế biện pháp tổ chức thi công được xác định theo kỹ thuật thi
công và số lần luân chuyển theo định mức sử dụng vật liệu được công bố hoặc
tính toán đối với trường hợp chưa có trong định mức sử dụng vật liệu.
Công thức tính toán
VL2
= QVLC x (1 + Ht/c) x KLC (6.2)
Trong đó:
– QVLC: lượng
hao phí vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công tác…);
– Ht/c: được xác định theo
công thức (6.1) tại mục 1.1.2.1 Phụ lục này;
– KLC: hệ số luân chuyển của
loại vật liệu được xác định theo định mức sử dụng vật liệu được ban hành.
+ Đối với vật liệu có số lần luân chuyển,
tỷ lệ bù hao hụt khác với quy định trong định mức sử dụng vật liệu được ban
hành, hệ số luân chuyển được xác định theo công thức sau:
|
(6.3) |
Trong đó:
– h: tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ
2 trở đi, trường hợp không bù hao hụt h=0;
– n: số lần sử dụng vật liệu luân chuyển.
1.1.2.3. Xác định hao phí vật liệu
khác
+ Đối với các loại vật liệu khác được
định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí các loại vật liệu chính định
lượng trong định mức dự toán xây dựng và được xác định theo loại công việc,
theo số liệu kinh nghiệm của chuyên gia hoặc định mức dự toán của công trình
tương tự.
1.2. Tính toán hao phí nhân công
Hao phí nhân công được xác định trên số
lượng, cấp bậc công nhân trực tiếp (không bao gồm công nhân điều khiển máy và
thiết bị thi công xây dựng) thực hiện để hoàn thành đơn vị khối lượng công tác
hoặc kết cấu xây dựng theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ.
Mức hao phí lao động
được tính toán theo phương pháp sau:
1.2.1. Theo dây chuyền công nghệ tổ chức
thi công
Mức hao phí nhân công cho một đơn vị
khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng được xác định theo tổ chức lao động
trong dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công
trình.
Công thức xác định mức hao phí nhân
công như sau:
NC = x Kcđ (6.4)
Trong đó:
– NC: mức hao phí nhân công cho một
đơn vị công tác hoặc kết cấu xây dựng;
– TNC: số ngày công cần thực
hiện để hoàn thành khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng;
– Q: khối lượng cần thực hiện của công
tác hoặc kết cấu xây dựng;
– Kcđ: hệ số chuyển đổi
sang định mức dự toán xây dựng. Hệ số này phụ thuộc vào nhóm công tác (đơn giản
hay phức tạp theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công), yêu cầu kỹ thuật, điều
kiện thi công, chu kỳ làm việc liên tục hoặc gián đoạn. Kcđ thường
trong khoảng 1,05÷1,2 được xác định theo kinh nghiệm chuyên gia.
1.2.2. Theo số liệu thống kê của công
trình đã và đang thực hiện có điều kiện, biện pháp thi công tương tự
Mức hao phí nhân công cho một đơn vị
khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng được tính toán trên cơ sở phân tích
các số liệu tổng hợp, thống kê.
Mức hao phí nhân công được xác định
theo công thức (6.4) tại mục 1.2.1 Phụ lục này.
1.2.3. Theo số liệu khảo sát thực tế
Mức hao phí nhân công cho một đơn vị
khối lượng của công tác hoặc kết cấu xây dựng được tính toán trên cơ sở số lượng
công nhân từng khâu trong dây chuyền sản xuất và tổng số lượng công nhân trong
cả dây chuyền theo số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian, địa
điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ,…) và tham khảo các
quy định về sử dụng công nhân.
Công thức xác định mức hao phí nhân
công như sau:
NC = Σ (tđm
x Kcđ) x Ktg (6.5)
Trong đó:
– tđm: là mức hao phí nhân
công trực tiếp từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công việc của từng công đoạn hoặc
theo dây chuyền công nghệ thi công cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết
cấu xây dựng cụ thể (giờ công);
– Kcđ: được xác định theo
công thức (6.4) Phụ lục này;
– Ktg = 1/8: Hệ số chuyển đổi
từ định mức giờ công sang định mức ngày công.
1.2.4. Phương pháp kết hợp
Căn cứ điều kiện cụ thể, có thể kết hợp
3 phương pháp trên để xác định hao phí nhân công cho công tác hoặc kết cấu xây
dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành.
1.3. Tính toán hao phí máy thi công
1.3.1. Xác định thành phần hao phí máy
thi công
Thành phần hao phí máy thi công là những
máy, thiết bị thi công được xác định theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công
để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng. Thành phần
hao phí máy thi công bao gồm:
1.3.1.1. Máy thi công chính
Là những máy thi công chiếm tỷ trọng
chi phí lớn trong chi phí máy thi công trên đơn vị khối lượng công tác hoặc kết
cấu xây dựng.
1.3.1.2. Máy khác
– Là những loại máy thi công có tỷ trọng
chi phí nhỏ trong chi phí máy thi công trên đơn vị khối lượng công tác hoặc kết
cấu xây dựng;
– Đơn vị tính được xác định bằng tỷ lệ
phần trăm (%) so với tổng chi phí của các loại máy và thiết bị thi công chính
trong chi phí máy và thiết bị thi công.
1.3.2. Xác định mức hao phí máy và thiết
bị thi công
Mức hao phí máy và thiết bị thi công
là lượng hao phí cần thiết theo yêu cầu dây chuyền công nghệ tổ chức thi công để
hoàn thành một đơn vị khối lượng của công tác hoặc kết cấu xây dựng.
Tính toán hao phí máy
thi công chính
Công thức tổng quát xác định mức hao
phí máy thi công chính như sau:
M = x Kcđ x Kcs
(6.6)
Trong đó:
– Kcđ: hệ số chuyển đổi
sang định mức dự toán xây dựng. Hệ số này phụ thuộc vào nhóm công tác (đơn giản
hay phức tạp theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công), yêu cầu kỹ thuật, điều
kiện thi công, chu kỳ làm việc liên tục hoặc gián đoạn. Kcđ thường
trong khoảng 1,05 ÷ 1,2 được xác định theo kinh nghiệm chuyên gia.
– Kcs: hệ số sử dụng năng
suất là hệ số phản ánh việc sử dụng hiệu quả năng suất của tổ hợp máy trong dây
chuyền liên hợp, hệ số này được tính toán theo năng suất máy thi công của các
bước công việc và có sự điều chỉnh phù hợp khi trong dây chuyền dùng loại máy
có năng suất nhỏ nhất, Kcs > 1.
– QCM: định mức năng suất
máy thi công trong một ca.
Định mức năng suất máy thi công được
xác định theo phương pháp như sau:
1.3.2.1. Theo dây chuyền công nghệ tổ
chức thi công
Định mức năng suất máy thi công xác định
theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền công nghệ tổ chức thi công
hoặc tham khảo năng suất máy thi công trong các tài liệu về sử dụng máy hoặc
xác định theo công thức sau.
QCM = NLT
x Kt (6.7)
Trong đó:
– NLT: năng suất
lý thuyết trong một ca;
– Kt: hệ số sử dụng thời
gian trong một ca làm việc của máy thi công.
1.3.2.2. Theo số liệu thống kê của
công trình đã và đang thực hiện có điều kiện, biện pháp thi công tương tự
Định mức năng suất máy thi công được
xác định trên cơ sở phân tích số liệu thống kê, tổng hợp từ công trình cho một
đơn vị tính để hoàn thành khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng theo một
chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ và được xác định theo công thức sau.
QCM = x Ktgm (6.8)
Trong đó:
– mTK: khối lượng công tác
hoặc kết cấu xây dựng theo số liệu thống kê, tổng hợp;
– tCM: thời gian hoàn thành
khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng theo số liệu thống kê (giờ máy);
– Ktgm = 8: Hệ số chuyển đổi
từ định mức giờ máy sang ca máy.
1.3.2.3. Theo số liệu khảo sát thực tế
Định mức năng suất máy thi công được
tính toán theo số liệu khảo sát (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện
trong một hoặc nhiều chu kỳ,…) của từng loại máy hoặc tham khảo các quy định
về năng suất kỹ thuật của máy và các quy định về sử dụng máy thi công và được
xác định theo công thức sau:
QCM = x Ktgm (6.9)
Trong đó:
– mKS: khối lượng công tác
hoặc kết cấu xây dựng theo số liệu khảo sát thực tế của công trình;
– tCM: thời gian hoàn thành
khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng theo số liệu khảo sát thực tế (giờ
máy);
– Ktgm = 8: hệ số chuyển đổi
từ định mức giờ máy sang ca máy.
1.3.2.4. Phương pháp kết hợp
Căn cứ điều kiện cụ thể, có thể kết hợp
3 phương pháp trên để xác định hao phí máy thi công cho công tác hoặc kết cấu
xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành.
1.3.2.5. Xác định hao phí máy và thiết
bị thi công khác
Đối với các loại máy và thiết bị thi
công khác được định mức bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với tổng chi phí các loại
máy chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo loại công việc
theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc định mức dự toán công trình tương tự.
Bước 4. Lập các tiết định mức trên cơ
sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công
Tập hợp các tiết định mức trên cơ sở tổng
hợp các khoản mục hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công.
Mỗi tiết định mức gồm 2 phần:
– Thành phần công việc: Quy định rõ, đầy
đủ nội dung các bước công việc theo thứ tự từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc
hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng, bao gồm cả điều kiện và biện pháp
thi công cụ thể.
– Bảng định mức các khoản mục hao phí:
Mô tả rõ tên, chủng loại, quy cách vật liệu chính trong công tác hoặc kết cấu
xây dựng, và các vật liệu khác; cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; tên, công
suất của các loại máy, thiết bị thi công chính và một số máy, thiết bị khác
trong dây chuyền công nghệ thi công để thực hiện hoàn thành công tác hoặc kết cấu
xây dựng.
Trong bảng định mức, hao phí vật liệu
chính được tính bằng hiện vật, các vật liệu khác tính bằng tỷ lệ phần trăm (%)
so với chi phí vật liệu chính; hao phí nhân công tính bằng ngày công theo cấp bậc
công nhân xây dựng bình quân; hao phí máy, thiết bị thi công chính được tính bằng
số ca máy, các loại máy khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí
của các loại máy, thiết bị thi công chính.
Các tiết định mức xây dựng mới được tập
hợp theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và thực hiện mã hóa thống nhất.
2. XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH
Khi sử dụng định mức dự toán được ban
hành, định mức dự toán công trình tương tự nhưng do điều kiện thi công hoặc biện
pháp thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình hoặc cả ba yếu tố này có một
hoặc một số thông số chưa phù hợp với quy định trong định mức dự toán được ban
hành, định mức dự toán của công trình tương tự thì điều chỉnh các thành phần
hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công cho phù hợp với công trình theo các
bước như sau:
Bước 1: Lập danh mục định mức
dự toán cần điều chỉnh.
Bước 2: Phân tích, so sánh về
yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể với nội dung
trong định mức dự toán được ban hành.
Bước 3: Điều chỉnh hao phí vật
liệu, nhân công, máy thi công
2.1. Điều chỉnh hao
phí vật liệu
– Đối với những loại vật liệu cấu
thành nên sản phẩm theo yêu cầu thiết kế thì căn cứ quy định, tiêu chuẩn thiết
kế của công trình để tính toán điều chỉnh;
– Đối với vật liệu phục vụ thi công
thì điều chỉnh các yếu tố thành phần trong định mức dự toán ban hành, định mức
dự toán công trình tương tự thì tính toán điều chỉnh hao phí vật liệu theo thiết
kế biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức
chuyên môn.
2.2. Điều chỉnh hao
phí nhân công
Điều chỉnh thành phần, hao phí nhân
công căn cứ theo điều kiện tổ chức thi công của công trình hoặc theo kinh nghiệm
của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn.
2.3. Điều chỉnh hao
phí máy thi công
Trường hợp thay đổi dây chuyền máy,
thiết bị thi công theo điều kiện tổ chức của công trình khác với quy định trong
định mức dự toán đã ban hành, định mức dự toán công trình tương tự thì tính
toán điều chỉnh mức hao phí theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm
của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn.
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC CƠ SỞ
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DANH MỤC
1.1. Khái niệm
(1). Định mức cơ sở là định mức kinh tế
– kỹ thuật quy định về quy cách, chủng loại, mức độ sử dụng vật liệu, năng suất
lao động, máy và thiết bị thi công của một dây chuyền sản xuất xây dựng theo
quy trình thực hiện gắn với yêu cầu kỹ thuật, biện pháp và điều kiện thi công cụ
thể để tạo nên sản phẩm của một công tác xây dựng, đối với dây chuyền sản xuất
xây dựng của một công tác có thể xác định định mức cơ sở theo từng bước công việc
thì xác định định mức cơ sở theo từng bước công việc, trong đó:
a) Định mức sử dụng vật liệu là lượng
vật liệu cần dùng và lượng vật liệu hao tổn để tạo nên một đơn vị khối lượng
công tác xây dựng hoặc mỗi bước công việc của mỗi công tác xây dựng;
b) Định mức năng suất lao động là lượng
sản phẩm hoàn thành trên một đơn vị thời gian của một tổ, nhóm công nhân xây dựng
trong một đơn vị khối lượng công tác xây dựng hoặc mỗi bước công việc của mỗi
công tác xây dựng;
c) Định mức năng suất máy là lượng sản
phẩm hoàn thành trên một đơn vị thời gian của mỗi loại máy xây dựng trong một
đơn vị khối lượng công tác xây dựng hoặc mỗi bước công việc của mỗi công tác
xây dựng;
(2). Định mức cơ sở của từng bước công
việc là cơ sở tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công để tạo
nên một đơn vị khối lượng sản phẩm xây dựng của một công tác xây dựng.
(3). Đối với các công tác xây dựng phổ
biến, định mức cơ sở được xác định bằng phương pháp điều tra khảo sát thị trường
xây dựng, phù hợp với tổ chức xây dựng, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ và điều kiện
thi công. Đối với các công tác xây dựng áp dụng công nghệ mới định mức cơ sở được
xác định trên cơ sở yêu cầu của công nghệ và điều kiện áp dụng công nghệ.
Định mức cơ sở là một căn cứ để xác định
và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, lập kế hoạch quản lý xây dựng.
1.2. Phân loại danh mục và quy định mã
hiệu định mức cơ sở:
(1). Danh mục định mức cơ sở được xây
dựng và phân loại theo 05 cấp độ sau:
– Cấp 1: gồm nhóm công tác xây dựng áp
dụng chung và 05 loại công trình xây dựng chuyên ngành (dân dụng, công nghiệp,
giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, và hạ tầng kỹ thuật);
– Cấp 2: gồm các nhóm công trình cơ sở
thuộc từng loại công trình hoặc theo các công tác chung thuộc nhóm công tác xây
dựng áp dụng chung trong cấp 1;
– Cấp 3: gồm các hạng mục, bộ phận
công trình của từng nhóm công trình cơ sở, hoặc theo nhóm công tác chính của từng
công tác chung trong cấp 2;
– Cấp 4: gồm các công tác xây dựng thuộc
hạng mục, bộ phận công trình hoặc công tác cụ thể thuộc nhóm công tác chính
trong cấp 3;
– Cấp 5: là các công tác xây dựng với
các điều kiện thi công, công nghệ, biện pháp thi công, tiêu chuẩn thi công, yêu
cầu kỹ thuật… được sử dụng trong mỗi công tác xây dựng.
Ví dụ phân loại danh mục định mức cơ sở
tham khảo tại Bảng 7.1 như sau:
BẢNG 7.1: VÍ
DỤ PHÂN LOẠI DANH MỤC ĐỊNH MỨC CƠ SỞ
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
Cấp 5 |
Công tác áp |
Công tác khảo |
Công tác vẽ |
Công tác đo |
Địa hình cấp |
Địa hình cấp |
||||
Địa hình cấp |
||||
Địa hình cấp |
||||
Địa hình cấp |
||||
Địa hình cấp |
||||
Công trình dân dụng |
Công trình dân |
Hạng mục nền |
Công tác bê |
Đổ bằng thủ công |
Đổ bằng bơm |
||||
Đổ bằng cần |
||||
Công tác |
Ván khuôn gỗ |
|||
Ván khuôn thép |
||||
Ván khuôn |
||||
Công tác |
Thép ≤ 10mm |
|||
Thép ≤ 18mm |
||||
Thép > 18mm |
||||
Công trình giao thông |
Công trình giao thông |
Hạng mục nền |
Công tác |
Bằng máy |
Bằng máy |
||||
Bằng máy |
||||
Bằng máy |
||||
Công tác đắp |
Bằng máy dầm |
|||
Bằng máy dầm |
||||
Bằng máy dầm |
||||
Bằng máy dầm |
||||
…… |
…… |
…… |
…… |
……. |
(2). Danh mục định mức cơ sở được mã
hóa bằng cách gắn mã hiệu xác định tương ứng với 05 cấp phân loại của danh mục
định mức.
Mã hiệu định mức cơ sở là một dãy số gồm
5 thành phần tương ứng với 5 cấp độ phân loại danh mục định mức và được phân
tách nhau bởi dấu “.”, trong đó: cấp 1 gồm 02 chữ số; cấp 2 gồm 02 chữ số; cấp
3 gồm 02 chữ số; cấp 4 gồm 02 chữ số; cấp 5 gồm 03 chữ số.
(3). Ví dụ tham khảo phân loại danh mục
định mức cơ sở và quy định gắn mã hiệu định mức cơ sở tham khảo theo Bảng 7.2
Phụ lục này.
2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC CƠ SỞ
2.1. Nội dung và kết cấu định mức cơ sở
của một công tác xây dựng:
Định mức cơ sở của một công tác xây dựng
gồm các thành phần chính sau:
(1). Mã hiệu
(2). Tên định mức
(3). Đơn vị tính định mức
(4). Phạm vi áp dụng và hướng dẫn sử dụng
định mức: Mô tả rõ thành phần công việc; điều kiện tổ chức thi công được định mức;
phạm vi thực hiện công việc và các điều kiện đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh
môi trường; các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng.
(5). Quy trình công nghệ thi công, sơ
đồ thi công của công tác tương ứng với từng biện pháp thi công áp dụng cho công
tác xây dựng: thể hiện rõ quy trình các bước công việc (công đoạn) thuộc công
tác xây dựng được xác định, tính toán trong định mức.
(6). Biện pháp thi công được áp dụng
cho công tác xây dựng: Thể hiện rõ các loại vật tư, máy móc, thiết bị của công
nghệ xây dựng sử dụng trong biện pháp thi công, hoặc nhân công được sử dụng
trong biện pháp thi công theo các bước trong quy trình thi công.
(7). Xác định định mức các thành phần
cơ sở của từng công đoạn, bước công việc gồm: định mức sử dụng vật liệu, định mức
năng suất lao động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công.
(8). Bảng tổng hợp định mức cơ sở
2.2. Trình tự, quy trình xác định định
mức cơ sở:
Bước 1: Lập danh mục
các công tác xây dựng xác định định mức cơ sở:
Xác định danh mục công tác xây dựng của
từng nhóm công trình cơ sở thuộc từng loại công trình để khảo sát xây dựng định
mức cơ sở.
Bước 2: Xác định phạm
vi, đối tượng khảo sát:
a) Phạm vi/ khu vực khảo sát: 63 tỉnh,
thành phố.
b) Đối tượng khảo sát gồm:
– Các chủ thể tham gia trong quá trình
xây dựng gồm: nhà thầu thi công; nhà thầu tư vấn; chuyên gia; cơ quan quản lý
nhà nước; Ban Quản lý dự án/ Chủ đầu tư có kinh nghiệm, thời gian tham gia tư vấn
giám sát, quản lý, thi công xây dựng.
– Các công trình, dự án đầu tư xây dựng:
lựa chọn công trình, dự án mục tiêu để khảo sát phải phù hợp với nhóm công
trình cơ sở khảo sát định mức cơ sở.
Bước 3: Xác định sơ bộ
các nội dung chính định mức cơ sở của từng công tác để khảo sát
Dựa trên các tài liệu về tiêu chuẩn kỹ
thuật, tiêu chuẩn thi công, yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật…xác định sơ bộ 03 nội
dung chính của định mức cơ sở của một công tác xây dựng để thực hiện khảo sát,
bao gồm:
a) Các biện pháp thi công áp dụng cho
công tác xây dựng, tương ứng với các điều kiện thi công;
b) Quy trình thi công các bước công việc
của từng biện pháp;
c) Các thành phần chính vật liệu, năng
suất lao động và máy thi công của từng bước công việc.
Bước 4: Lập biểu mẫu
khảo sát:
Biểu mẫu khảo sát được lập riêng cho
02 đối tượng khảo sát được quy định tai điểm b bước 2 tại mục 2.2 Phụ lục này.
Mẫu khảo sát các chủ thể tham gia
trong quá trình xây dựng được thiết kế theo dạng bảng hỏi về các nội dung cần
khảo sát và bảng thu thập các thông tin, tài liệu liên quan (nếu có) quy định tại
bước 3.
Mẫu khảo sát tại các công trình, dự án
đầu tư xây dựng là một tập hợp các biểu mẫu được thiết kế phù hợp cho từng biện
pháp thi công của công tác, từng bước công việc theo quy trình của biện pháp và
từng thành phần hao phí.
Các biểu mẫu khảo sát phải đảm bảo bao
gồm các thông tin, số liệu cơ bản sau:
a) Thông tin về cơ quan, cá nhân thực
hiện khảo sát;
b) Thông tin về đối tượng khảo sát;
c) Tên loại dự án;
d) Địa điểm xây dựng dự án;
đ) Thời gian khảo sát;
e) Thông tin về công tác xây dựng khảo
sát định mức cơ sở;
g) Thông tin khảo sát về 3 nội dung
chính;
– Các biện pháp thi công được áp dụng;
– Quy trình các bước công việc, sơ đồ
tổ chức thi công tương ứng với từng biện pháp; nội dung thành phần công việc của
từng bước công việc;
– Thành phần hao phí vật tư, năng suất
lao động và máy thi công của từng bước công việc.
h) Thông tin về các chỉ dẫn thực hiện
khảo sát, chỉ dẫn điền mẫu khảo sát;
i) Thông tin liên quan khác (nếu có).
Bước 5: Tổ chức khảo
sát:
a) Yêu cầu số lượng đối tượng khảo sát
– Đối với đối tượng khảo sát là các chủ
thể tham gia trong quá trình xây dựng: số lượng tối thiểu đối tượng chủ thể khảo
sát cho 01 công tác xây dựng phải đảm bảo > 100 chủ thể, trong đó 50% phải
là nhà thầu thi công xây dựng.
– Đối tượng khảo sát là quá trình thi
công xây dựng tại các dự án đầu tư xây dựng: Số lượng công trình cần khảo sát tối
thiểu là 20 công trình đại diện/ 01 công trình cơ sở phổ biến; 02 công trình đại
diện/ 01 nhóm công trình cơ sở đặc thù; 01 công trình đại diện đối với nhóm
công trình cơ sở mới xuất hiện.
b) Khảo sát các nội dung cơ bản của định
mức cơ sở theo phương pháp hướng dẫn tại mục 2.3 Phụ lục này.
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực
hiện kiểm tra công tác khảo sát thu thập số liệu xây dựng định mức cơ sở để điều
chỉnh, xử lý kịp thời các nội dung vướng mắc, bất cập trong quá trình khảo sát
thực tế.
Bước 6: Tổng hợp số
liệu khảo sát, xử lý số liệu:
Số liệu sau khi khảo sát được thu thập,
sàng lọc và xử lý dữ liệu trên cơ sở tổng hợp các thông tin, số liệu theo từng
nội dung cơ bản của định mức cơ sở một công tác xây dựng như sau:
a) Tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu
khảo sát, thống kê về biện pháp thi công;
b) Tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu
khảo sát, thống kê về quy trình thi công.
c) Tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu
khảo sát, thống kê về năng suất và thành phần hao phí định mức của từng bước
công việc.
Số liệu sau khi khảo sát được thu thập,
sàng lọc và xử lý dữ liệu bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời
điểm tính toán.
Bước 7: Phân tích,
tính toán xây dựng định mức cơ sở:
a) Định mức cơ sở của mỗi công tác xây
dựng được xác định trên cơ sở số liệu sau khi phân tích phù hợp với từng biện
pháp thi công phổ biến và quy trình thi công của công tác xây dựng.
b) Định mức cơ sở được xác định theo
điều kiện thi công như: địa hình, địa chất, cấp đất, v.v… và các điều kiện
khách quan tác động, ảnh hưởng đến năng suất thi công như thời tiết,…
Bước 6: Hoàn thiện bảng
định mức cơ sở
Lập hồ sơ định mức cơ sở trình cơ quan
chuyên môn về xây dựng thẩm định, lấy ý kiến và trình Bộ Xây dựng ban hành định
mức.
2.3. Phương pháp khảo sát các nội dung
cơ bản của định mức cơ sở
Khảo sát định mức cơ sở của từng công
tác xây dựng gồm các nội dung chính sau:
2.3.1. Khảo sát các công nghệ, biện
pháp thi công được áp dụng cho công tác xây dựng
Áp dụng phương pháp khảo sát phỏng vấn
chuyên gia, thống kê và khảo sát để xác định các nội dung sau:
a) Khảo sát các biện pháp thi công được
áp dụng để thực hiện công tác xây dựng gồm: xác định số lượng các biện pháp thi
công áp dụng đối với mỗi công tác xây dựng; xác định biện pháp thi công phổ biến
được sử dụng tương ứng với từng điều kiện, yêu cầu thi công của mỗi công tác.
b) Khảo sát công nghệ thi công (máy và
thiết bị thi công) áp dụng đối với từng biện pháp: xác định số lượng, chủng loại
máy và thiết bị thi công áp dụng; tỷ trọng của mỗi chủng loại máy và thiết bị
thi công áp dụng cho từng biện pháp trong thực tế; xác định công nghệ phổ biến
được sử dụng đối với từng biện pháp.
2.3.2. Khảo sát quy trình thực hiện
các bước để hoàn thành một công tác xây dựng tương ứng với từng biện pháp thi
công, công nghệ thi công
Áp dụng phương pháp khảo sát phỏng vấn
chuyên gia thống kê và khảo sát để xác định các nội dung sau:
a) Khảo sát xác định các bước thực hiện
(các công đoạn) trong quy trình thực hiện của từng biện pháp thi công một công
tác xây dựng;
b) Khảo sát xác định quy trình thi
công của từng bước công việc;
c) Khảo sát xác định các thông tin cơ
bản của các thành phần vật liệu, nhân công, máy thi công được sử dụng cho từng
bước công việc, gồm:
– Tên, chủng loại, thông số kỹ thuật của
vật liệu;
– Thành phần, số lượng nhân công;
– Tên, chủng loại, thông số kỹ thuật của
máy và thiết bị thi công.
2.3.3. Khảo sát số liệu định mức sử dụng
vật liệu, định mức năng suất lao động, định mức năng suất máy của từng bước
công việc
Áp dụng phương pháp khảo sát phỏng vấn
chuyên gia, thống kê theo dõi và khảo sát theo số liệu ngày làm việc để xác định
các nội dung sau:
a) Khảo sát hao phí vật liệu:
– Đối với vật tư không luân chuyển: khảo sát, thống
kê số liệu khối lượng vật tư nhập, xuất, tồn khi thi công tại công trường; khối
lượng vật tư thực hiện của từng công đoạn, khối lượng sản phẩm công tác xây dựng
được nghiệm thu; định lượng mức độ lãng phí, mất mát vật tư.
– Đối với vật tư luân chuyển: khảo sát số
liệu liên quan đến thời gian, số lần sử dụng vật liệu tại công trình; tình trạng
vật tư ban đầu và tình trạng sau khi thi công (nếu còn sử dụng); định lượng mức
độ lãng phí, mất mát vật tư.
b) Khảo sát hao phí nhân công: khảo
sát số lượng công nhân, trình độ tay nghề trong từng công đoạn; thời gian (thời
gian hữu ích, thời gian ngừng theo số liệu ngày làm việc) đối với từng bước
công việc; điều kiện thi công; khối lượng công việc thực hiện của từng công đoạn,
khối lượng sản phẩm công tác xây dựng được nghiệm thu.
c) Khảo sát hao phí máy thi công: khảo
sát số lượng máy móc thiết bị, thông số kỹ thuật, tình trạng máy thi công được
sử dụng trong từng công đoạn, thời gian máy thi công (thời gian hữu ích, thời gian
ngừng theo số liệu ngày làm việc) tham gia trong quá trình thi công đối với từng
bước công việc; điều kiện thi công; khối lượng công việc thực hiện của từng
công đoạn, khối lượng sản phẩm công tác xây dựng được nghiệm thu.
2.4. Hồ sơ xác định định mức cơ sở
– Tổng hợp tài liệu làm căn cứ xây dựng
định mức, ví dụ: tiêu chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn nhà sản xuất; bản vẽ thiết kế
thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công được duyệt,…;
– Tổng hợp biểu khảo sát và kết quả khảo
sát các nội dung cơ bản của định mức;
– Thuyết minh phân tích, đánh giá và bảng
tính toán, xử lý số liệu khảo sát theo từng nội dung cơ bản của định mức;
– Thuyết minh và bảng tính toán, xây dựng
các định mức cơ sở chi tiết của từng bước công việc và định mức cơ sở tổng hợp
của công tác xây dựng.
BẢNG SỐ 7.2
DANH MỤC MÃ
HIỆU ĐỊNH MỨC CƠ SỞ CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG
Định mức cơ sở được phân loại và gắn mã
hiệu theo từng loại, nhóm, công trình và bộ phận kết cấu công trình như sau:
01. CÔNG TÁC
CHUNG
01.01. Khảo sát xây dựng
01.01.01. Công tác đo đạc
01.01.01.001. Công tác đo vẽ lập lưới
khống chế mặt bằng
01.01.01.001.001. Đo lưới khống chế mặt
bằng
01.01.01.001.002. Cắm mốc chỉ giới đường
đỏ, cắm mốc ranh giới khu vực xây dựng
01.01.02. Công tác đào đất, đá để lấy
mẫu thí nghiệm
01.01.03. Công tác khoan mẫu
01.01.04. Công tác thăm dò địa vật lý
01.01.05. Công tác thí nghiệm tại hiện
trường
01.01.06. Một số công tác khác
…
01.02. Thí nghiệm vật liệu, cấu kiện,
kết cấu và công trình xây dựng
01.02.01. Thí nghiệm vật liệu xây dựng
01.02.01.001. Thí nghiệm nhóm vật
liệu xi măng gạch, ngói, đá, cát, sỏi
01.02.01.002. Thí nghiệm nhóm vật liệu
vữa, bê tông, bê tông nhựa
01.02.01.003. Thí nghiệm nhóm vật liệu
thiết bị vệ sinh, gỗ, kính, sơn
01.02.01.004. Thí nghiệm nhóm vật liệu
kim loại
01.02.01.005. Thí nghiệm nhóm vật liệu
khác
01.02.02. Thí nghiệm cấu kiện, kết cấu
và công trình xây dựng
01.02.02.001. Thí nghiệm nhóm cấu
kiện xây dựng
01.02.02.002. Thí nghiệm nhóm kết cấu
xây dựng
01.02.02.003. Thí nghiệm nhóm công
trình xây dựng
01.02.03. Công tác thí nghiệm trong
phòng phục vụ khảo sát xây dựng
01.02.03.001. Thí nghiệm tính chất cơ
lý của đất, đá
01.02.03.002. Thí nghiệm khác
…
01.03. Chuẩn bị mặt bằng
01.03.01. Phát rừng tạo mặt bằng
01.03.01.001. Phát rừng tạo mặt bằng bằng
thủ công
01.03.02.002. Phát rừng tạo mặt bằng bằng
cơ giới
01.03.03. Chặt cây, đào gốc cây, bụi
cây
…
01.04. Phá dỡ, tháo dỡ kết cấu công trình
01.04.01. Phá dỡ bằng thủ công
01.04.02. Phá dỡ bằng máy
01.04.03. Tháo dỡ bằng thủ công
01.04.04. Tháo dỡ bằng máy
…
01.05. Công tác vận chuyển phế thải
01.06. Xử lý nền đất yếu
01.06.01. Gia cố nền đất yếu bằng bấc
thấm, vải địa kỹ thuật
01.06.02. Xử lý nền đất yếu bằng
phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí
01.06.03. Thi công đệm cát
…
01.07. Công tác thi công cọc
01.07.01. Công tác đóng cọc
01.07.02.001. Đóng cọc bằng thủ công
01.07.02.002. Đóng cọc bằng máy
01.07.02.002.001. Đóng cọc bằng máy đóng
cọc
01.07.02.002.002. Đóng cọc bằng máy đóng
cọc búa rung
01.07.02.002.003. Đóng cọc bằng tàu
đóng cọc búa thủy lực
01.07.03. Công tác ép cọc, nhổ cọc
01.07.04. Công tác nối cọc
01.07.05. Công tác thi công cọc khoan
nhồi
…
01.08. Công tác phục vụ thi công
01.08.01. Công tác bốc xếp vận chuyển
vật liệu, cấu kiện xây dựng
01.08.02. Công tác vận chuyển
01.08.03. Vận chuyển vật liệu lên cao
01.08.04. Thi công hạng mục tạm phục vụ
thi công
…
02. CÔNG
TRÌNH DÂN DỤNG
02.01. Công trình bê tông cốt thép
02.01.01. Thi công nền, móng
02.01.01.001. Công tác đào, đắp, đầm đất,
đá
02.01.01.001.001. Đào, đắp đất bằng thủ
công
02.01.01.001.002. Đào, đắp đất bằng
máy
02.01.01.002. Công tác xây gạch, đá
02.01.01.003. Công tác ván khuôn
02.01.01.004. Công tác cốt thép
02.01.01.005. Công tác bê tông
…
02.01.02. Thi công kết cấu phần
02.01.02.001. Thi công cột, trụ
02.01.02.001.001. Công tác ván khuôn
02.01.02.001.002. Công tác cốt thép
02.01.02.001.003. Công tác bê tông
02.01.02.002. Thi công xà, dầm, giằng
02.01.02.002.001. Công tác ván khuôn
02.01.02.002.002. Công tác cốt thép
02.01.02.002.003. Công tác bê tông
02.01.02.003. Thi công sàn, mái
02.01.02.003.001. Công tác ván khuôn
02.01.02.003.002. Công tác cốt thép
02.01.02.003.003. Công tác bê tông
02.01.02.003.004. Công tác chống thấm
sàn, mái
02.01.02.003.005. Lắp dựng tấm sàn,
mái
02.01.02.004. Thi công cầu thang, lõi
thang máy, tường
02.01.02.004.001. Công tác ván khuôn
02.01.02.004.002. Công tác cốt thép
02.01.02.004.003. Công tác bê tông
02.01.02.005. Thi công một số kết cấu
khác
02.01.02.005.001. Lanh tô, tấm đan, ô
văng
02.01.02.005.002. Chống nóng công
trình
…
02.01.03. Công tác hoàn thiện
02.01.03.001. Công tác xây tường, trụ,
cột
02.01.03.002. Công tác trát tường, trụ,
cột, lam, cầu thang, xà, dầm, giằng
02.01.03.003. Công tác láng nền, ốp,
lát gạch, đá
02.01.03.004. Công tác quét vôi, nước
xi măng, sơn, bả
02.01.03.005. Công tác lắp dựng tấm tường
02.01.03.006. Lắp dựng lam
02.01.03.007. Công tác lắp dựng tấm trần
02.01.03.008. Công tác lắp dựng khuôn cửa,
cửa
02.01.03.009. Công tác lắp dựng kính bao che
công trình
02.01.03.010. Công tác lợp mái
…
02.01.04. Công tác cơ điện
02.01.04.001. Lắp đặt hệ thống
điện, nước trong công trình
02.01.04.002. Lắp đặt hệ thống thông tin
liên lạc
02.01.04.003. Lắp đặt hệ thống
điều hòa
02.01.04.004. Lắp đặt hệ thống phòng
cháy chữa cháy
…
02.01.05. Công tác sửa chữa, bảo dưỡng công
trình
02.01.05.001. Công tác phá dỡ, tháo dỡ, làm sạch
kết cấu công trình
02.01.05.002. Công tác sửa chữa, gia cố
kết cấu, nhà cửa, vật kiến trúc
02.01.05.003. Công tác sửa chữa, gia cố
các kết cấu khác
…
02.02. Công trình kết cấu thép
02.02.01. Thi công nền, móng
02.02.01.001. Công tác
đào, đắp, đầm đất, đá
02.02.01.002. Công tác xây gạch, đá
02.02.01.003. Công tác ván khuôn
02.02.01.004. Công tác cốt thép
02.02.01.005. Công tác bê tông
…
02.02.02. Thi công kết cấu phần
thân
02.02.02.001. Thi công lắp dựng cột thép
02.02.02.002. Thi công lắp dựng xà dầm,
vì kèo thép
02.02.02.003. Thi công lợp mái
…
02.02.03. Công tác hoàn thiện
02.02.03.001. Công tác xây tường, trụ,
cột
02.02.03.002. Công tác trát tường, trụ,
cột, lam, cầu thang, xà, dầm, giằng
02.02.03.003. Công tác láng nền, ốp,
lát gạch, đá
02.02.03.004. Công tác quét vôi, nước
xi măng, sơn, bả
02.02.03.005. Công tác lắp dựng tấm trần
02.02.03.006. Công tác lắp dựng khuôn
cửa, cửa
02.02.03.007. Công tác lắp dựng tôn
bao che công trình
…
02.02.04. Công tác cơ điện
02.02.04.001. Lắp đặt hệ thống điện, nước trong công
trình
02.02.04.002. Lắp đặt hệ thống thông
tin liên lạc
02.02.04.003. Lắp đặt hệ thống điều
hòa
02.02.04.004. Lắp đặt hệ thống
phòng cháy chữa cháy
…
02.02.05. Công tác sửa chữa, bảo dưỡng công trình
02.02.05.001. Công tác phá dỡ, tháo dỡ,
làm sạch kết cấu công trình
02.02.05.002. Công tác sửa chữa, gia cố kết cấu, nhà cửa, vật
kiến trúc
02.02.05.003. Công tác sửa chữa, gia cố các kết cấu khác
…
02.03. Công trình kết cấu gỗ
02.03.01. Thi công nền, móng
02.03.01.001. Công tác đào, đắp, đầm
đất, đá
02.03.01.002. Công tác xây gạch, đá
02.03.01.003. Công tác ván khuôn
02.03.01.004. Công tác cốt
thép
02.03.01.005. Công tác bê tông
…
02.03.02. Thi công kết cấu phần thân
02.03.02.001. Thi công lắp dựng cột gỗ
02.03.02.002. Thi công lắp dựng xà dầm,
vì kèo gỗ
02.03.02.003. Thi công lợp mái
…
02.03.03. Công tác hoàn thiện
02.03.03.001. Công tác xây tường, trụ, cột
02.03.03.002. Công tác trát tường, trụ,
cột, lam, cầu thang, xà, dầm, giằng
02.03.03.003. Công tác láng nền, ốp, lát gạch,
đá
02.03.03.004. Công tác quét vôi, nước
xi măng, sơn, bả
02.03.03.005. Công tác lắp dựng tấm trần
02.03.03.006. Công tác lắp dựng khuôn
cửa, cửa
02.03.03.007. Công tác lắp dựng tôn
bao che công trình
…
02.03.04. Công tác cơ điện
02.03.04.001. Lắp đặt hệ thống điện, nước trong
công trình
02.03.04.002. Lắp đặt hệ thống thông tin
liên lạc
02.03.04.003. Lắp đặt hệ thống điều
hòa
02.03.04.004. Lắp đặt hệ thống phòng cháy
chữa cháy
…
02.03.05. Công tác sửa chữa, bảo dưỡng
công trình
02.03.05.001. Công tác phá dỡ, tháo dỡ,
làm sạch kết cấu công trình
02.03.05.002. Công tác sửa chữa, gia cố
kết cấu, nhà cửa, vật kiến
trúc
02.03.05.003. Công tác sửa chữa,
gia cố các kết cấu khác
…
03: CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG
03.01. Công trình đường bộ
03.01.01. Thi công móng đường
03.01.02. Thi công nền đường
03.01.03. Công tác sản xuất đá dăm đen và bê
tông nhựa
03.01.04. Công tác thi công kết cấu phụ
trợ
03.01.05. Sửa chữa, bảo dưỡng
đường bộ
…
03.02. Công trình cầu
03.02.01. Thi công mố, trụ cầu
03.02.02. Thi công dầm cầu
03.02.03. Lao lắp dựng dầm
03.02.04. Thi công cáp, dây văng
03.02.05. Bản mặt cầu
03.02.06. Công tác thi
công kết cấu phụ trợ
03.02.07. Sửa chữa, bảo dưỡng cầu
…
03.03. Công trình hầm
03.03.01. Đào đường hầm
03.03.02. Xử lý nước bùn trong đường hầm
03.03.03. Hệ thống lỗ thông hơi
03.03.04. Khu vực đậu xe khẩn cấp
03.03.05. Phun vữa lắp hố đường hầm
03.03.06. Sửa chữa, bảo dưỡng hầm
…
03.04. Công trình đường sắt
03.05. Công trình đường thủy nội địa
03.06. Công trình hàng hải
03.07. Công trình hàng không
…
04. CÔNG
TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
04.01. Công trình cấp nước
04.01.01. Thi công trạm
thu nước
04.01.02. Thi công trạm bơm cấp nước
04.02.03. Thi công trạm xử lý, làm sạch
nước
04.02.03. Thi công công trình điều
hòa, dự trữ nước
04.02.04. Thi công mạng lưới đường ống
…
04.02. Công trình thoát nước
04.02.01. Thi công mạng lưới cống,
mương
04.02.02. Thi công trạm bơm
04.02.03. Thi công nhà máy xử lý nước
04.02.04. Thi công cống bao
04.02.05. Thi công hồ điều hòa
04.02.06. Thi công điểm đấu nối
04.02.07. Thi công điểm xả
…
04.03. Công trình xử lý chất thải rắn
04.03.01. Thi công bãi chôn lấp
04.03.02. Thi công trạm trung chuyển
rác thải
04.03.03. Thi công trạm cân rác thải
04.03.04. Thi công nhà máy xử lý rác
thải
04.03.05. Thi công trạm xử lý nước rỉ
rác
04.03.06. Thi công hồ chứa nước
04.03.07. Thi công hệ thống truyền tải
diện
…
04.04. Công trình chiếu sáng công cộng
và thông tin liên lạc
04.04.01. Thi công lắp đặt trạm biến
áp
04.04.02. Thi công lắp đặt cột đèn
04.04.03. Thi công lắp đặt đường dây
04.04.04. Thi công lắp đặt hệ thống tủ
điều khiển
04.04.05. Thi công lắp đặt thiết bị
chiếu sáng
04.04.06. Thi công tháp thu, phát sóng
viễn thông, truyền thanh, truyền hình
04.04.07. Thi công nhà phục vụ thông
tin liên lạc (bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, đài lưu không)
04.04.07. Thi công trạm
viba
04.04.09. Thi công trạm vệ tinh mặt đất
04.04.10. Thi công công trình điều khiển
hệ thống thông tin liên lạc
…
04.05. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng,
nhà tang lễ
04.05.01. Thi công lăng mộ
04.05.02. Thi công hạ tầng kỹ thuật
04.05.03. Thi công lò hỏa táng
04.05.04. Thi công khu văn phòng, kỹ thuật
04.05.05. Thi công khu lưu trữ tro cốt
04.05.06. Thi công nhà tang lễ
04.05.07. Thi công công trình hạ tầng
04.05.07. Thi công hệ thống cây xanh cảnh
quan
…
04.06. Công viên cây xanh
04.06.01. Hồ điều hòa
04.06.02. Thi công hệ thống vòi phun
nước
04.06.03. Thi công khuôn viên sân, đường
04.06.04. Thi công hệ thống xây xanh,
tiểu cảnh
04.06.05. Thi công nhà điều hành
04.06.06. Thi công khu dịch vụ
04.07. Nhà, sân bãi để xe, máy móc,
thiết bị
…
05. CÔNG
TRÌNH CÔNG NGHIỆP
05.01. Công trình sản xuất vật liệu
xây dựng
05.01.01. Công trình mỏ khai thác
nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng
05.01.02. Nhà máy sản xuất xi măng, trạm
nghiền xi măng
05.01.03. Nhà máy sản xuất vật liệu
xây dựng
05.01.04. Nhà máy sản xuất cấu kiện bê
tông đúc sẵn
05.02. Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo
05.02.01. Nhà máy luyện kim
05.02.02. Nhà máy chế tạo thiết bị,
máy xây dựng, lắp ráp
phương tiện giao thông
05.03. Công trình khai thác mỏ và chế
biến khoáng sản
05.03.01. Hầm lò
05.03.01.001. Đào lò
ngang
05.03.01.002. Đào lò
hạ
05.03.01.003. Đào lò thượng
05.03.01.004. Đào ngã ba
05.03.01.005. Thi công giếng đứng
…
05.03.02. Nhà máy tuyển
than, quặng
05.03.03. Công trình sản xuất alumin
05.04. Công trình dầu khí
05.04.01. Công trình giàn khai thác
05.04.02. Công trình lọc dầu
05.04.03. Công trình chế biến khí
05.04.04. Công trình sản xuất nhiên liệu
sinh học
05.04.05. Kho xăng dầu
05.04.06. Kho chứa khí hóa lỏng, trạm
chiết nạp khí hóa lỏng
05.04.07. Trạm bán lẻ xăng, dầu,
khí hóa lỏng
05.05. Công trình năng Iượng
05.02.01. Công trình nhiệt điện
05.02.01.001 Công tác lắp đặt thiết bị
cơ nhiệt
05.02.01.002. Công
tác lắp đặt thiết bị và
phụ kiện
05.02.01.003. Công tác lắp đặt kết cấu
thép
05.02.01.004. Công tác lắp đặt đường ống
05.02.01.005. Công tác bảo ôn
05.02.01.006. Công tác lắp đặt hệ thống đo
lường và điều
khiển (c&i)
…
05.02.02. Công trình thủy điện
05.02.02.001. Thi công cửa nhận nước
05.02.02.002. Thi công đường hầm dẫn
nước
05.02.02.003. Thi công tháp điều áp
05.02.02.004. Thi công nhà máy
05.02.02.005. Thi công kênh xả
05.02.02.006. Thi công trạm phân phối điện
05.02.02.007. Thi công hầm phụ
05.02.02.008. Thi công đê
quai cửa nhận nước
05.02.02.009. Thi công đê quai nhà máy
…
05.02.03. Công trình điện hạt
nhân
05.02.04. Công trình điện gió
05.02.05. Công trình điện mặt trời
05.02.06. Công trình điện thủy triều
05.02.07. Công trình điện địa nhiệt
05.02.08. Công trình điện rác
05.02.09. Công trình điện sinh
khối
05.02.10. Công trình điện khí biogas
05.02.11. Đường dây và trạm biến áp
05.06. Công trình hóa chất
05.06.01. Công trình sản xuất hóa chất
ngành nông nghiệp
05.06.02. Công trình sản xuất sản phẩm
ngành hóa, dược
05.06.03. Công trình sản xuất sản phẩm
nguồn điện hóa, vật liệu nổ
05.06.04. Công trình sản xuất sản phẩm
cao su
05.07. Công trình công nghiệp nhẹ
05.07.01. Công trình công nghiệp thực
phẩm, tiêu dùng
05.07.02. Công trình công nghiệp chế
biến nông, thủy và hải sản
…
06: CÔNG
TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
06.01. Công trình thủy lợi
06.01.01. Công trình cấp nước
06.04.01. Công tác san lấp mặt bằng, đào, nạo vét
kênh mương
06.04.02. Công tác đào, đắp đất, cát, đá
06.04.03. Công tác đào đá móng công trình
thủy lợi
06.04.05. Công tác xây dựng cống
06.04.04. Công tác sản xuất, lắp đặt cửa van
06.04.05. Công tác lắp đặt thiết bị thủy
công
…
06.01.02. Công trình hồ chứa
06.02. Công trình đê điều
06.02.01. Công tác điều tra, khảo sát
mối
06.02.02. Công tác xử lý mối
06.02.03. Công tác đào đất, đá
06.02.04. Công tác đắp đê
06.02.05. Công tác làm kè đá
06.02.06. Đúc và lắp ghép các tấm bê tông định hình lát mái kè
06.02.07. Công tác làm và định vị thả rọ đá, rồng
thép
06.02.08. Công tác duy tu bảo dưỡng đê điều
06.02.09. Trồng cây ngập mặn chắn sóng
áp dụng cho các dự án duy tu, sửa
chữa và nâng cấp đê biển
…
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÍNH THEO TỶ LỆ PHẦN TRĂM
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày
26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
1.
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.1.
Khái niệm về định mức chi phí quản lý dự án
Định
mức chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực
hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án
và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng (không bao
gồm chi phí để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc quản lý
dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư – PPP).
Chi
phí quản lý dự án bao gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả
cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc
lợi tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất
nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với
cá nhân được hưởng lương từ dự án); ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ
thống thông tin công trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án;
thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên
truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án; công tác phí; thuê
mướn; sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án; chi phí khác và chi phí
dự phòng.
1.2.
Phương pháp xác định định mức chi phí quản lý dự án
1.2.1.
Xác định danh mục định mức chi phí quản lý dự án
Danh
mục định mức chi phí quản lý dự án xác định theo các quy mô tương ứng với danh
mục dự án được phân loại tại các điểm b, c, d, đ, 3 Phụ lục số 7 ban hành kèm
theo Thông tư này.
1.2.2. Lập biểu mẫu
khảo sát định mức chi phí quản lý dự án
Biểu mẫu phiếu khảo sát bao gồm các
thông tin, số liệu cơ bản sau:
a) Tên cơ quan khảo
sát
b) Tên đối tượng khảo
sát
c) Tên loại dự án
d) Địa điểm xây dựng
dự án
đ) Thời gian, căn cứ
xác định chi phí
e) Các chi phí của dự
án, công trình gồm: Tổng mức đầu tư/dự toán hoặc quyết toán dự án, công trình.
Trong đó, cần xác định các chi phí:
– Chi phí xây dựng
– Chi phí thiết bị
– Chi phí quản lý dự
án
g) Thông tin liên
quan khác (nếu có)
h) Chữ ký kèm ghi rõ
họ tên của cơ quan khảo sát và đối tượng khảo sát.
1.2.3.
Khảo sát thu thập số liệu
1.2.3.1. Phạm vi, đối tượng khảo sát:
a) Phạm vi/khu vực khảo sát: Thực hiện
khảo sát định mức chi phí quản lý dự án trên 63 tỉnh, thành phố Việt Nam.
b) Đối tượng khảo sát: Khảo sát thông
qua các chủ thể tham gia trong quá trình xây dựng gồm: Nhà thầu tư vấn; Cơ quan
quản lý nhà nước; Ban Quản lý dự án/ Chủ đầu tư và các chuyên gia khác.
1.2.3.2.
Nội dung khảo sát
Nội
dung khảo sát bao gồm các thông tin trong biểu mẫu khảo sát của các dự án.
1.2.4. Xử lý số liệu
và xác định mức chi phí quản lý dự án
Số
liệu sau khi khảo sát được thu thập, sàng lọc và xử lý dữ liệu bằng phương pháp
hội quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán.
1.3.5. Hoàn thiện bảng
định mức chi phí quản lý dự án
Định mức chi phí quản lý dự án theo mỗi
quy mô của loại công trình được xác định theo công thức sau:
(%) (8.1)
Trong đó:
– Nqlda: định mức chi phí
quản lý dự án theo quy mô chi phí xây dựng và thiết bị của loại công trình cần
tính, đơn vị tính (%).
– GQLDA: chi phí quản lý dự
án theo quy mô của công trình cần tính, đơn vị tính (đồng).
– GXD: chi phí xây dựng
theo quy mô của công trình cần tính, đơn vị tính (đồng).
– GTB: chi phí thiết bị
theo quy mô của công trình cần tính, đơn vị tính (đồng).
2. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG
2.1.
Khái niệm định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Định
mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là quy định về mức chi phí cần thiết để thực
hiện các công việc liên quan đến tư vấn đầu tư xây dựng.
Nội
dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí chi trả cho chuyên gia trực
tiếp thực hiện công việc tư vấn; chi phí quản lý của tổ chức tư vấn; chi phí
khác (gồm cả chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp); thu nhập chịu thuế
tính trước nhưng chưa gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp áp dụng mô hình
thông tin công trình (viết tắt là BIM) trong quá trình thực hiện công việc tư
vấn thì bổ sung chi phí này bằng dự toán.
2.2.
Phương pháp xác định định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
2.2.1.
Xác định danh mục định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Danh
mục định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng xác định theo các quy mô tương ứng
với danh mục dự án được phân loại tại các điểm b, c, d, đ, e Phụ lục số 7 ban
hành kèm theo Thông tư này.
2.2.2. Lập biểu mẫu
khảo sát định mức tư vấn đầu tư xây dựng
Biểu mẫu phiếu khảo sát bao gồm các
thông tin, số liệu cơ bản sau:
– Tên cơ quan khảo sát;
– Tên đối tượng khảo sát;
– Tên loại dự án;
– Địa điểm xây dựng dự án;
– Thời gian, căn cứ xác định chi phí
tư vấn đầu tư xây dựng.
– Các chi phí của dự
án, công trình gồm: Tổng mức đầu tư/dự toán hoặc quyết toán dự án, công trình.
Trong đó, cần xác định các chi phí:
+ Chi phí xây dựng;
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (Chi
phí lập và thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Chi phí lập và thẩm tra
báo cáo nghiên cứu khả thi; Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật; Chi phí thiết kế; Chi
phí thẩm tra thiết kế xây dựng; Chi phí thẩm tra dự toán xây dựng; Chi phí lập
hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn; Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh
giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng; Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ
dự thầu mua sắm vật tư, thiết bị; Chi phí giám sát thi công xây dựng; Chi phí
giám sát lắp đặt thiết bị; Chi phí giám sát công tác khảo sát; Chi phí quy đổi
suất vốn đầu tư;…)
– Thông tin liên quan khác (nếu có);
– Chữ ký kèm ghi rõ họ tên của cơ quan
khảo sát và đối tượng khảo sát.
2.2.3.
Khảo sát thu thập số liệu
2.2.3.1. Phạm vi, đối tượng khảo sát:
a) Phạm vi/khu vực khảo sát: Thực hiện
khảo sát định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trên 63 tỉnh, thành phố Việt
Nam.
b) Đối tượng khảo sát: Khảo sát thông
qua các chủ thể tham gia trong quá trình xây dựng gồm: Nhà thầu tư vấn; Cơ quan
quản lý nhà nước; Ban Quản lý dự án/Chủ đầu tư và các chuyên gia khác.
2.2.3.2.
Nội dung khảo sát
Nội
dung khảo sát bao gồm các thông tin trong biểu mẫu khảo sát của các dự án.
2.2.4. Xử lý số liệu và xác
định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Số
liệu sau khi khảo sát được thu thập, sàng lọc và xử lý dữ liệu bằng phương pháp
hội quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán.
2.2.5. Hoàn thiện bảng định
mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Mỗi định mức chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng tương ứng với các công việc tư vấn đầu tư xây dựng theo quy mô của loại
công trình được xác định theo công thức sau:
(%) (8.2)
Trong đó:
– Ntv: Mỗi định mức chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng tương ứng với mỗi công việc tư vấn đầu tư xây dựng theo quy mô chi
phí xây dựng và thiết bị của loại công trình cần tính, đơn vị tính (%).
– GTV: chi phí từng loại
công việc tư vấn đầu tư xây dựng theo quy mô của công trình cần tính, đơn vị
tính (đồng).
– GXD: chi phí xây dựng
theo quy mô của công trình cần tính, đơn vị tính (đồng).
3.
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ GIÁN TIẾP
3.1.
Khái niệm định mức chi phí gián tiếp
Định
mức chi phí gián tiếp là quy định về mức chi phí cần thiết để thực hiện các
công việc liên quan đến quá trình sản xuất nhưng không trực tiếp hình thành sản
phẩm xây dựng của công trình, dự án.
Nội
dung chi phí gián tiếp: chi phí chung, chi phí lán trại, chi phí một số công
việc không xác định được khối lượng từ thiết kế và chi phí gián tiếp khác, cụ
thể như sau:
–
Chi phí chung gồm: chi phí quản lý tại doanh nghiệp được phân bổ cho dự án
(công trình), chi phí quản lý tại hiện trường và chi phí phục vụ công nhân trực
tiếp (chi phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước thay
người lao động theo quy định).
–
Chi phí lán trại: là chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
xây dựng.
–
Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế gồm: chi
phí bảo đảm an toàn, môi trường, thí nghiệm vật liệu của nhà thầu,….
–
Chi phí gián tiếp khác.
3.2.
Phương pháp xác định định mức chi phí gián tiếp
3.2.1.
Xác định danh mục định mức chi phí gián tiếp
Danh
mục định mức chi phí gián tiếp xác định theo các quy mô tương ứng với danh mục
dự án được phân loại tại các điểm b, c, d, đ, e Phụ lục số 7 ban hành kèm theo
Thông tư này.
3.2.2. Lập biểu mẫu khảo sát
định mức tư vấn đầu tư xây dựng
Biểu mẫu phiếu khảo sát bao gồm các
thông tin, số liệu cơ bản sau:
– Tên cơ quan khảo sát
– Tên đối tượng khảo sát
– Tên loại dự án
– Địa điểm xây dựng dự án
– Thời gian, căn cứ xác định chi phí
tư vấn đầu tư xây dựng.
– Các chi phí của dự án,
công trình gồm: Tổng mức đầu tư/dự toán hoặc quyết toán dự án, công trình.
Trong đó, cần xác định các chi phí:
+
Chi phí vật liệu;
+
Chi phí nhân công;
+
Chi phí máy và thiết bị thi công xây dựng;
+
Chi phí chung (Chi phí tại doanh nghiệp; Chi phí điều hành sản xuất tại công
trường);
+
Chi phí lán trại;
+
Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế;
+
Chi phí gián tiếp khác.
(Nội dung chi phí cụ thể của từng chi
phí được liệt kê tại Bảng 8 Phụ lục này).
– Thông tin liên quan khác
(nếu có)
– Chữ ký kèm ghi rõ họ tên của
cơ quan khảo sát và đối tượng khảo sát.
3.2.3.
Khảo sát thu thập số liệu
3.2.3.1. Phạm vi, đối tượng khảo sát:
a) Phạm vi/khu vực khảo sát: Thực hiện
khảo sát định mức chi phí gián tiếp trên 63 tỉnh, thành phố Việt Nam.
b) Đối tượng khảo sát: Khảo sát thông
qua các chủ thể tham gia trong quá trình xây dựng (Nhà thầu thi công xây dựng;
nhà thầu tư vấn; cơ quan quản lý nhà nước; Ban quản lý dự án/chủ đầu tư và các
chuyên gia khác) và khảo sát tại các công trình, dự án.
3.2.3.2.
Nội dung khảo sát
Nội
dung khảo sát bao gồm các thông tin trong biểu mẫu khảo sát của các dự án.
3.2.4.
Xử lý số liệu và xác định định mức chi phí gián tiếp
Số liệu sau khi khảo sát được
thu thập, sàng lọc và xử lý dữ liệu bằng phương pháp hội quy, chuyển đổi số liệu
về thời điểm tính toán.
3.2.5.
Hoàn thiện bảng định mức chi phí gián tiếp
Mỗi định mức chi phí gián tiếp
tương ứng theo quy mô của loại công trình được xác định theo công thức sau:
(%) (8.3)
Trong đó:
+ NGT: các
định mức bao gồm: định mức chi phí chung (Chi phí tại doanh nghiệp; Chi phí điều
hành sản xuất tại công trường); định mức chi phí lán trại; định mức chi phí một
số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế; định mức chi phí gián
tiếp khác, đơn vị tính (%).
+ GGT: các
chi phí gián tiếp tương ứng với từng định mức chi phí gián tiếp cần xác định
(chi phí chung; chi phí lán trại; chi phí một số công việc không xác định được
khối lượng từ thiết kế; chi phí gián tiếp khác) theo quy mô của công trình cần
tính, đơn vị tính (đồng).
+ VL, NC, M: chi phí vật liệu, nhân
công, máy thi công theo quy mô của công trình cần tính, đơn vị tính (đồng).
Bảng 8. BIỂU
MẪU CHI PHÍ GIÁN TIẾP CẦN THỰC HIỆN KHẢO SÁT
STT |
CHI PHÍ |
NỘI DUNG |
Tỷ lệ (%) cần khảo |
1 |
Chi phí chung |
a) Chi phí tại doanh nghiệp bao gồm |
|
b) Chi phí điều hành sản xuất tại – Chi phí quản lý lao động: chi phí – Chi phí huấn luyện an toàn: chi – Thuế, lệ phí, phí theo quy định – Chi phí bảo hiểm: bảo hiểm công – Lương và phụ cấp cho người lao động – Chi trả trợ cấp mất việc bao gồm – Chi phí đóng bảo hiểm cho người – Chi phí phúc lợi: chi phí giải – Chi phí tiện ích văn phòng: chi – Chi phí thông tin liên lạc và giao – Chi phí xã hội bao gồm các chi phí – Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm – Chi phí đo đạc phục vụ thi công tại |
|
||
|
|
c) Chi phí phục vụ công nhân (của |
|
2 |
Chi phí lán trại |
– Chi phí xây lắp, di dời và bảo trì – Chi phí xây lắp, di dời và bảo trì – Chi phí xây lắp, di dời và bảo trì – Phí thuê đất cho các hạng mục |
|
3 |
Chi phí không xác định được khối lượng |
– Chi phí vận chuyển máy thi công, vật – Chi phí công tác chuẩn bị: chi phí – Chi phí an toàn bao gồm: chi phí – Chi phí sử dụng tiện ích bao gồm – Chi phí quản lý kỹ thuật bao gồm: |
|
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CHI PHÍ KHẢO SÁT XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THEO KHỐI LƯỢNG
VÀ ĐƠN GIÁ KHẢO SÁT
1.1. Dự toán chi phí khảo sát xây dựng
xác định theo phương pháp này sử dụng công thức sau:
Gks
= (T + GT + TL) + Cpvks) x (1 + TGTGT) + Cdp
(9.1) 21
Trong đó:
– Gks: dự toán chi phí khảo
sát xây dựng;
– T: chi phí trực tiếp;
– GT: chi phí gián tiếp;
– TL: thu nhập chịu thuế tính trước;
– Cpvks: chi phí khác phục
vụ công tác khảo sát;
– TGTGT: thuế suất thuế
GTGT quy định cho công tác khảo sát xây dựng;
– CDP: chi phí dự phòng.
1.2. Xác định các khoản mục chi phí:
1.2.1. Chi phí trực tiếp (T) xác định
theo công thức sau:
(9.2)
Trong đó:
– Qj: khối lượng công tác
khảo sát xây dựng thứ j được xác định phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
– : đơn giá vật liệu,
nhiên liệu; đơn giá nhân công; đơn giá máy và thiết bị khảo
sát để hoàn thành công tác khảo sát xây dựng thứ j của công trình. Đơn giá vật
liệu, nhiên liệu; đơn giá nhân công; đơn giá máy và thiết bị khảo sát được vận
dụng đơn giá do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc xác định theo hướng dẫn sau:
+ Đơn giá vật liệu, nhiên liệu xác định theo công thức:
(9.3)
Trong đó:
– Vi: mức hao phí vật liệu,
nhiên liệu thứ i (i = 1 ÷ n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát
xây dựng theo định mức dự toán khảo sát xây dựng;
– :
giá của một đơn vị khối lượng vật liệu, nhiên liệu thứ i (i =1 ÷ n) được xác định
theo mức giá do cơ quan có thẩm quyền công bố. Trường hợp loại vật liệu, nhiên
liệu không có trong công bố giá của cơ quan có thẩm quyền được xác định theo
báo giá phù hợp với thời điểm lập đơn giá và giá thị trường nơi thực hiện công
tác khảo sát xây dựng;
– Kvl: hệ số chi phí vật liệu,
nhiên liệu khác (nếu có) so với tổng chi phí vật liệu, nhiên liệu chủ yếu xác định
trong định mức dự toán khảo sát xây dựng.
+ Đơn giá nhân công () xác định theo công thức:
Trong đó:
– Ni: mức hao phí ngày công
của kỹ sư, công nhân cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng thứ i
(i=1÷n) theo định mức dự toán khảo sát xây dựng;
– Gnc: giá nhân công của kỹ
sư, nhân công trực tiếp khảo sát được xác định theo hướng dẫn của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi thực hiện công tác khảo sát xây dựng hoặc theo hướng dẫn của Bộ
Xây dựng.
+ Đơn giá ca máy và thiết bị khảo sát
() xác định theo công thức:
(9.5)
Trong đó:
– Mi: mức hao phí ca máy của
loại máy, thiết bị khảo sát chính thứ i (i=1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng
công tác khảo sát xây dựng theo định mức dự toán khảo sát xây dựng;
– :
giá ca máy của loại máy, thiết bị khảo sát chính thứ i (i=1÷n) theo bảng giá ca
máy do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc giá thuê máy phù hợp với thời điểm lập
đơn giá và giá thị trường tại nơi thực hiện công tác khảo sát xây dựng;
– Kmks: hệ số chi phí máy
khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị khảo sát chủ yếu xác định trong
định mức dự toán khảo sát xây dựng.
1.2.2. Chi phí gián tiếp (GT)
Chi phí gián tiếp gồm các chi phí theo
hướng dẫn cụ thể tại Bảng 8 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Chi phí chung (chi phí tại doanh
nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường và chi phí bảo hiểm của người
sử dụng lao động phải nộp cho người lao động) được xác định bằng tỷ lệ (%) trên
chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp. Định mức tỷ lệ chi phí chung được
quy định tại Bảng 9.1:
Bảng 9.1. ĐỊNH
MỨC CHI PHÍ CHUNG CHO CÁC CÔNG TÁC KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Chi phí nhân công trong chi phí trực |
≤ 1 |
1 ÷ ≤ 2 |
> 2 |
Định mức tỷ lệ chi phí chung (%) |
70 |
65 |
60 |
b) 22 Chi phí lán trại, chi phí không xác định được khối
lượng từ thiết kế, chi phí gián tiếp khác (nếu có) được xác định như sau:
– Tùy theo loại công
tác khảo sát, khối lượng công tác khảo sát, điều kiện thực tế của công tác khảo
sát và loại công trình, chi phí lán trại, chi phí không xác định được khối lượng
từ thiết kế được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí trực tiếp
(T). Định mức tỷ lệ chi phí lán trại, chi phí không xác định được khối lượng từ
thiết kế được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 3.9, Bảng 3.10 Phụ lục số 3 ban
hành kèm theo Thông tư này.
– Trường hợp chi phí lán
trại, chi phí không xác định được khối lượng từ thiết kế xác định theo tỷ lệ phần
trăm (%) nêu trên không phù hợp thì lập dự toán cụ thể đối với khoản chi phí
này.
1.2.3. Thu nhập chịu thuế tính trước
(TL)
Thu nhập chịu thuế tính trước được xác
định bằng 6% trên tổng chi phí trực tiếp (T) và chi phí gián tiếp (GT).
1.2.4. Chi phí khác phục vụ công tác
khảo sát xây dựng (Cpvks)
a) Chi phí khác phục vụ công tác khảo
sát xây dựng bao gồm chi phí lập phương án kỹ thuật khảo sát, lập báo cáo kết
quả khảo sát xây dựng được xác định bằng tỷ lệ (%) trên tổng chi phí trực tiếp
(T), cụ thể tại Bảng 9.2:
Bảng 9.2. ĐỊNH
MỨC CHI PHÍ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Tổng chi phí trực tiếp, chi phí gián |
≤ 2 |
> 2 |
1. Lập phương án kỹ thuật khảo sát |
2 |
1,5 |
2. Lập báo cáo kết quả khảo sát xây |
3 |
2,5 |
1.2.5. Thuế suất thuế giá trị gia tăng
(TGTGT)
Thuế giá trị gia tăng được xác định
theo quy định đối với công tác khảo sát xây dựng.
1.2.6. Chi phí dự phòng (Cdp)
Chi phí dự phòng được xác định tối đa
bằng 10% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế
tính trước, chi phí khác phục vụ công tác khảo sát và thuế giá trị gia tăng.
2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRÊN CƠ SỞ KHỐI
LƯỢNG HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU; NHÂN CÔNG; MÁY THI CÔNG VÀ THIẾT BỊ KHẢO
SÁT VÀ BẢNG GIÁ TƯƠNG ỨNG
2.1. Xác định khối lượng vật liệu,
nhiên liệu; nhân công; ca máy và thiết bị khảo sát
Khối lượng hao phí vật liệu, nhiên liệu;
nhân công; máy và thiết bị khảo sát xác định bằng tổng hao phí vật liệu, nhiên
liệu; nhân công; máy và thiết bị khảo sát cho từng khối lượng công tác khảo sát
xây dựng, cụ thể như sau:
a) Xác định từng khối lượng công tác
khảo sát xây dựng.
b) Xác định khối lượng các loại vật liệu,
nhiên liệu; nhân công; máy và thiết bị khảo sát tương ứng với từng khối lượng
công tác khảo sát xây dựng theo nhiệm vụ khảo sát xây dựng thông qua mức hao
phí về vật liệu, nhiên liệu; nhân công; máy và thiết bị khảo sát để hoàn thành
một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng.
c) Tính tổng khối lượng hao phí từng
loại vật liệu, nhiên liệu; nhân công; máy và thiết bị khảo sát xây dựng bằng
cách tổng hợp hao phí tất cả các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị khảo
sát xây dựng giống nhau của các công tác khảo sát xây dựng khác nhau.
2.2. Xác định giá vật liệu, nhiên liệu;
giá nhân công; giá ca máy và thiết bị khảo sát
Bảng giá giá vật liệu, nhiên liệu; giá
nhân công; giá ca máy và thiết bị khảo sát tương ứng xác định như sau:
a) Giá vật liệu, nhiên liệu xác định
theo mức giá do cơ quan có thẩm quyền công bố. Trường hợp loại vật liệu, nhiên
liệu không có trong công bố giá của cơ quan có thẩm quyền được xác định theo
báo giá phù hợp với thời điểm lập dự toán và giá thị trường nơi thực hiện công
tác khảo sát xây dựng.
b) Giá nhân công xác định theo hướng dẫn
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện công tác khảo sát xây dựng hoặc theo
hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
c) Giá ca máy và thiết bị khảo sát xây
dựng xác định theo công bố của cơ quan có thẩm quyền hoặc giá thuê máy phù hợp
với thời điểm lập dự toán và giá thị trường tại nơi thực hiện công tác khảo sát
xây dựng.
2.3. Xác định các khoản mục chi phí
còn lại của dự toán chi phí khảo sát xây dựng
Ngoài chi phí trực tiếp của dự toán
chi phí khảo sát xây dựng xác định theo hướng dẫn tại mục 2.1 và mục 2.2 Phụ lục
này, các khoản mục chi phí còn lại của dự toán chi phí khảo sát xây dựng xác định
tương tự theo hướng dẫn tại mục 1.2.2, mục 1.2.3, mục 1.2.4, mục 1.2.5 và mục
1.2.6 Phụ lục này.
3. MỘT SỐ KHOẢN CHI PHÍ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
KHẢO SÁT XÂY DỰNG
– Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng
xác định bằng 3% của dự toán chi phí khảo sát xây dựng tương ứng.
– Chi phí giám sát khảo sát xác định
trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
MẪU BÁO CÁO
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Mẫu
10.1: Báo cáo kết quả thẩm định/thẩm tra sơ bộ tổng mức đầu tư/tổng mức đầu tư
ĐƠN VỊ THẨM |
CỘNG HÒA XÃ |
(Số hiệu V/v: |
.., |
BÁO CÁO KẾT
QUẢ THẨM ĐỊNH/THẨM TRA
SƠ BỘ TỔNG
MỨC ĐẦU TƯ/TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Dự án:
………………………………………………………………………
Địa điểm:
…………………………………………………………………………………….
Kính gửi:
………………………………………………
Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên
môn về xây dựng theo phân cấp hoặc cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu
tư (đối với đơn vị thẩm định) hoặc theo đề nghị của (người quyết định đầu
tư/chủ đầu tư) (đối với đơn vị tư vấn thẩm tra) về việc thẩm định/thẩm
tra tổng mức đầu tư xây dựng (tên dự án). Sau khi nghiên cứu hồ sơ (tên cơ
quan, đơn vị thẩm định/thẩm tra) có ý kiến như sau:
1. Khái quát về dự án
– Tên dự án, công trình; địa điểm xây
dựng, quy mô, thời gian thực hiện,… công trình;
– Chủ đầu tư; các đơn vị tư vấn khảo
sát, lập dự án,…;
– Quá trình thực hiện công tác chuẩn bị
đầu tư.
2. Các cơ sở pháp lý
và tài liệu sử dụng trong thẩm định/thẩm tra
– Luật Xây dựng;
– Nghị định về quản lý dự án đầu tư
xây dựng;
– Nghị định về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng;
– Thông tư hướng dẫn xác định và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng;
– Các văn bản khác của Nhà nước, của
các Bộ, ngành, địa phương,…;
– Các hồ sơ, tài liệu của dự án đầu tư
gồm…
3. Nhận xét về sự đảm
bảo về pháp lý và chất lượng hồ sơ sơ bộ tổng mức đầu tư/ tổng mức đầu tư xây dựng
– Nhận xét về cơ sở pháp lý lập sơ bộ
tổng mức đầu tư/tổng mức đầu tư.
– Nhận xét về phương pháp lập tổng mức
đầu tư xây dựng được lựa chọn tính toán;
– Nhận xét về các cơ sở để xác định
các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
– Kết luận về đủ hay không đủ điều kiện
thẩm định/thẩm tra.
4. Nguyên tắc thẩm định/thẩm
tra
– Sự phù hợp của các căn cứ pháp lý để
xác định dự toán xây dựng;
– Sự phù hợp của phương pháp xác định
tổng mức đầu tư xây dựng với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của
dự án;
– Kiểm tra sự đầy đủ của các khối lượng
sử dụng để xác định tổng mức đầu tư xây dựng; sự hợp lý, phù hợp với quy định,
hướng dẫn của nhà nước đối với các chi phí sử dụng để tính toán, xác định các
chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng;
– Xác định giá trị tổng mức đầu tư xây
dựng sau khi thực hiện thẩm định/thẩm tra. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm và
đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án theo giá trị tổng mức đầu tư
xây dựng xác định sau thẩm định/thẩm tra.
5. Kết quả thẩm định/thẩm
tra
Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu
trên thì giá trị tổng mức đầu tư xây dựng (tên dự án) sau thẩm định/thẩm tra
như sau:
Đơn vị
tính: …
TT |
Nội dung |
Giá trị đề |
Giá trị thẩm |
Tăng, giảm |
1 |
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định |
|
|
|
2 |
Chi phí xây dựng |
|
|
|
3 |
Chi phí thiết bị |
|
|
|
4 |
Chi phí quản lý dự |
|
|
|
5 |
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
|
|
|
6 |
Chi phí khác |
|
|
|
7 |
Chi phí dự phòng |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
(có phụ lục
chi tiết kèm theo)
6. Nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá
việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án:
6.1 Nêu và phân tích nguyên nhân tăng,
giảm đối với những nội dung chi phí tăng, giảm chủ yếu.
6.2 Đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu
tư của dự án theo các chỉ tiêu trên cơ sở giá trị tổng mức đầu tư xây dựng được
thẩm định/thẩm tra.
7. Kết luận và kiến nghị
NGƯỜI/THẨM |
NGƯỜI CHỦ chứng |
|
THỦ TRƯỞNG |
Mẫu 10.2. Báo cáo kết quả thẩm định/thẩm tra dự toán xây
dựng công trình
ĐƠN VỊ THẨM |
CỘNG HÒA XÃ |
(Số hiệu V/v: |
.., ngày… |
BÁO CÁO KẾT
QUẢ THẨM ĐỊNH/THẨM TRA
DỰ TOÁN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Công trình:
……………………………………………………………………………………
Địa điểm:
……………………………………………………………………………………..
Kính gửi:
…………………………………………….
Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên
môn về xây dựng theo phân cấp hoặc cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu
tư (đối với đơn vị thẩm định) hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc theo
hợp đồng (số hiệu hợp đồng) (đối với đơn vị tư vấn thẩm tra) về việc thẩm
định/thẩm tra dự toán xây dựng công trình (tên công trình). Sau khi nghiên cứu
hồ sơ (tên cơ quan, đơn vị thẩm định/thẩm tra) có ý kiến như sau:
1. Căn cứ thẩm định/thẩm
tra
– Nghị định về quản lý dự án đầu tư
xây dựng;
– Nghị định về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng;
– Thông tư hướng dẫn xác định và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng;
– Các văn bản khác có liên quan của
nhà nước, của các Bộ, ngành, địa phương,…;
– Các hồ sơ, tài liệu về dự án đầu tư,
thiết kế, dự toán xây dựng công trình gồm…
2. Giới thiệu chung về
công trình
– Tên công trình;
– Chủ đầu tư;
– Các đơn vị tư vấn lập thiết kế, lập
dự toán công trình;
3. Nhận xét về chất
lượng hồ sơ dự toán xây dựng công trình
– Nhận xét về cơ sở pháp lý dự toán
trình thẩm tra/thẩm định;
– Nhận xét phương pháp lập dự toán được
lựa chọn;
– Nhận xét về các cơ sở để xác định
các khoản mục chi phí trong trong dự toán xây dựng công trình;
– Kết luận về đủ hay không đủ điều kiện
thẩm định/thẩm tra.
4. Nguyên tắc thẩm định/thẩm
tra
– Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp của các
căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng;
– Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công
tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng,
chủng loại và số lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ;
– Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của
việc áp dụng, vận dụng định mức dự toán, giá xây dựng của công trình và quy định
khác có liên quan trong việc xác định các khoản mục chi phí của dự toán xây dựng
công trình;
– Xác định giá trị dự toán xây dựng
công trình sau thẩm định/thẩm tra và kiến nghị giá trị dự toán xây dựng để cấp
có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Đánh giá mức độ tăng, giảm của các khoản mục
chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự toán xây dựng công
trình đề nghị thẩm định/thẩm tra.
5. Kết quả thẩm định/thẩm
tra
Theo các căn cứ và nguyên tắc nêu trên
thì giá trị dự toán xây dựng công trình sau thẩm định/thẩm tra như sau:
Đối với dự án có nhiều
công trình, giá trị dự toán xây dựng được tổng hợp như sau:
Đơn vị
tính: …
STT |
Nội dung |
Giá trị đề |
Giá trị thẩm |
Tăng, giảm |
1 |
Dự toán công trình thứ nhất 1.1. Chi phí 1.2. Chi phí 1.3. Chi 1.4. Chi 1.5. Chi phí dự |
|
|
|
2 |
Dự toán công trình thứ hai 2.1. Chi phí xây 2.2. Chi 2.3. Chi 2.4. Chi 2.5. Chi phí dự |
|
|
|
3 |
Chi phí quản lý dự |
|
|
|
4 |
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng chưa |
|
|
|
5 |
Chi phí khác chưa tính trong dự toán |
|
|
|
6 |
Chi phí dự phòng của dự án |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
(có phụ lục
chi tiết kèm theo)
Đối với dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa
chọn nhà thầu, giá trị dự toán xây dựng được tổng hợp như sau:
Đơn vị
tính: …
STT |
Nội dung |
Giá trị đề |
Giá trị thẩm |
Tăng, giảm |
1 |
Dự toán gói thầu thứ nhất |
|
|
|
2 |
Dự toán gói thầu thứ hai |
|
|
|
3 |
Chi phí quản lý dự |
|
|
|
4 |
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng chưa |
|
|
|
5 |
Chi phí khác chưa tính trong dự toán |
|
|
|
6 |
Chi phí dự phòng của dự án |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
(có phụ lục
chi tiết kèm theo)
6. Nguyên nhân tăng, giảm:
(Nêu và phân tích nguyên nhân tăng, giảm
đối với những nội dung chi phí tăng, giảm chủ yếu).
7. Kết luận và kiến nghị
NGƯỜI THẨM ĐỊNH/THẨM TRA |
NGƯỜI CHỦ Chứng chỉ |
|
THỦ TRƯỞNG |
1 Thông tư số
02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ
sung một số điều của 04 Thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng
có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6
năm 2014.
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020.
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày
17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
Căn cứ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày
14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày
29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ
khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm
trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Thực hiện Nghị quyết số
108/NQ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số
68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Theo
đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng.”
2 Cụm từ “(đối với trường hợp
phải thuê chuyên gia cùng thực hiện)” được bãi bỏ theo quy định tại điểm a khoản
7 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm
2020
3 Nội dung này được bổ sung
theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7 nam
2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020.
4 Khoản này được sửa đổi, bổ
sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng
7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm
2020.
5 Khoản này được sửa đổi, bổ sung
theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7 năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020.
6 Khoản này được sửa đổi, bổ
sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng
7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm
2020.
7 Khoản này được sửa đổi, bổ
sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng
7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm
2020
8 Khoản này được sửa đổi, bổ
sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng
7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm
2020
9 Khoản này được sửa đổi, bổ
sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng
7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm
2020
10 Khoản này được bãi bỏ theo
quy định tại điểm c khoản 7 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020
11 Khoản này được bãi bỏ theo
quy định tại điểm c khoản 7 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020
12 Khoản này được sửa đổi, bổ
sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng
7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm
2020.
13 Khoản này được bãi bỏ theo
quy định tại điểm d khoản 7 Điều 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020
14 Điều 5 của Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7 năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Thông tư có
liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9
năm 2020, quy định như sau:
“Điều 5. Điều khoản thi hành
1 Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày
05/9/2020 Thông tư số 01/2017/TT-BXD ngày 06/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng hết hiệu lực kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực thi hành
2 Quy định chuyển tiếp
a) Đối với các gói thầu xây dựng đã
phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng chưa đóng thầu trước thời điểm có
hiệu lực của Thông tư này, thì Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc
áp dụng các quy định tại Thông tư này để thực hiện.
b)
Đối với các gói thầu xây dựng đã đóng thầu trước thời điểm có hiệu lực của
Thông tư này, thì thực hiện theo nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ
dự thầu, hồ sơ đề xuất/”
15 Bảng này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày
20 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng
9 năm 2020.
16 Bảng này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản I Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây đựng, có hiệu lực
kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020
17 Bảng này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 2 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020.
18 Nội dung này được bổ sung theo quy định
tại khoản 3 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày
20 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng
9 năm 2020.
19 Nội dung này được sửa đổi, bổ sung
theo quy định tại khoản 4 Mục II Phụ lục I ban
hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020.
20 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 5 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng
7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có
hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm
2020
21 Công
thức này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Mục III Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020.
22 Điểm
này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Mục III Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020.