Nói về thương hiệu, nghe rất ngắn gọn nhưng thực sự nó là vấn đề khiến cho nhiều nhà quản lý kinh doanh đau đầu, nhưng chúng ta cần phải thực sự quan tâm tới vấn đề này từ sớm.
Đứng trên quan điểm thương mại, thương hiệu phần lớn đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp, là hình ảnh vô hình đập vào mắt người khác khi nhìn thấy lần đầu, do đó chúng ta cần có logo đại diện biểu hiện cho hình ảnh doanh nghiệp, bề ngoài Logo – nhãn hiệu của công ty bạn có thể chưa vừa ý theo suy nghĩ của bạn nhưng chúng ta cần có 1 Logo- biểu hiện thương hiệu công ty và nên đi đăng ký nhãn hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cần phải chú ý đến những điều gì như sau: bất kể bạn là ai, pháp nhân hoặc các tổ chức, bạn sẽ thường sở hữu các loại sau: tên thương mại, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và các nhãn hiệu độc quyền khác, nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hoá một cách kịp thời, bởi vì các nhãn hiệu này được bảo vệ bởi pháp luật và quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ.
1) Người ta đăng ký tên thương mại ví dụ như ttên Công ty Viễn Thông VNM tại các sở KHĐT các tỉnh thành, tên thương mại đã đăng ký này chưa được pháp luật bảo hộ theo luật SHTT, nếu như tên này đã từng đăng ký hoặc sử dụng ban đầu bởi người khác thì bạn có nguy cơ vi phạm, nên bị buộc ngừng sử dụng, nếu không biết cách xử lý sớm vấn đề, chúng ta cũng sẽ phải chịu các trừng phạt pháp lý theo quy định pháp luật. Đơn giản là tên thương mại không có tính bảo hộ cao.
2) Vấn đề số 2 là thường các doanh nghiệp sử dụng luôn nhãn hiệu mà không cần nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, do cố tình sử dụng ngay trong kinh doanh sinh ra nhiều hệ lụy mà chúng ta phải cẩn thận vì chỉ khi đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới có thể được bảo vệ bởi pháp luật, khi đã đăng ký những người khác mà không có sự cho phép của các bạn sẽ không thể sử dụng, nếu những người khác buộc phải sử dụng, họ sẽ phải chịu các chế tài pháp lý.
3) Đối với một hoặc nhiều hàng hóa tương tự có cùng hoặc tương tự hai hoặc nhiều nhãn hiệu giống nhau tới mức gây nhầm lẫn, Cơ quan SHTT nên xem xét cẩn thận, trước tiên chúng ta nên nộp đơn, và sau đó chờ đợi cho các thông tin phản hồi từ cục SHTT.
4) Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đã được nộp, đơn xin đăng ký sẽ được phân loại theo các nhóm và tên quy định trong phân loại quốc tế của Hiệp định Nice, và nếu nó là một hàng hóa mới hoặc loại hình kinh doanh mới, nó sẽ kèm theo bản mô tả.
5) Thủ tục đăng ký nhãn hiệu: Theo quy định của Luật SHTT và các nghị định về việc đăng ký nhãn hiệu, Cơ quan SHTT sẽ chấp nhận đơn qua kiểm tra hình thức từ phòng Nhãn hiệu, họ sẽ kiểm tra nội dung, thông báo sơ duyệt (thời hạn thông báo ba tháng) và thông báo nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau thời gian xét diệt khá dài. Phê duyệt bình thường mất khoảng 18 -32 tháng tùy theo lượng đơn tồn của cục SHTT, và nếu nhãn hiệu của các bạn không được chấp nhận bởi Cục SHTT có thể bị từ chối hoặc yêu cầu sửa đổi trong thời gian thông báo. Việc này mất thời gian và chúng ta nên kiên nhẫn.
6) Nhãn hiệu đã đăng ký cần phải được sử dụng cho một loại hàng hóa, bạn có thể thay đổi logo của nó, hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoặc các vấn đề đăng ký khác của cơ quan hữu trách, nếu có bất kỳ thay đổi nào, bạn nên làm tách biệt từng mục. Nhãn hiệu và các chỉ dẫn khác đi kèm trong nhãn là khác nhau quản lý.
7) Khi chuyển nhượng hoặc cấp phép cho người khác sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký, chúng ta có thể nộp đơn ly xăng hoặc hợp đồng cấp phép nhãn hiệu cho bên liên quan.
8) Nếu cục SHTT từ chối các đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, các Chủ nhãn hiệu hàng hóa có thể gửi đơn phản đối phán quyết này, đối với việc phán quyết thu hồi các nhãn hiệu đăng ký hoặc tranh chấp thương hiệu đã đăng ký, chúng tôi có thể yêu cầu đánh giá nhãn hiệu, và nếu chúng ta không hài lòng với quyết định của Cục SHTT, chúng ta sẽ phản đối yêu cầu đánh giá lại một lần nữa.
9. Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng ký là mười năm, được tính từ ngày đăng ký và nếu hết thời hạn yêu cầu tiếp tục sử dụng, chúng ta sẽ nộp đơn xin gia hạn trong vòng sáu tháng trước khi hết thời hạn và mỗi lần gia hạn chỉ có giá trị trong mười năm và nếu như hết thời hạn mà không được gia hạn, Cục SHTT sẽ chủ động hủy bỏ văn bằng nhãn hiệu đã đăng ký của chủ sở hữu.