Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Chỉ dẫn địa lý đã không còn là một thuật ngữ xa lạ và đang dần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của nhiều doanh nghiệp, khu vực và quốc gia trên thế giới. Bởi vậy các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến việc đưa các sản phẩm của mình thâm nhập vào thị tường của các nước khác thông qua việc sử dụng chỉ dẫn địa lý. Vậy chỉ dẫn địa lý là gì? Làm sao để bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp?
Thông qua bài viết này Công ty Luật WINCO (WINCO LAW FIRM) sẽ giới thiệu tới các bạn các khái niệm cơ bản về bảo hộ địa lý, tình trạng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay cũng như các ví dụ liên quan. Hiện nay vấn đề này cũng là vấn đề được các cơ quan chuyên môn như Cục Sở hữu trí tuệ quan tâm và hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt nam, trong đó WINCO là một hãng luật luôn tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thành công trong việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại cơ quan hữu quan.
I. Một số vấn đề lý luận về bảo hộ sở chỉ dẫn địa lý
- Chỉ dẫn địa lý là gì?
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý được bắt đầu ở Pháp vào đầu thế kỷ 20 với những vấn đề liên quan tới hai thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc” (Indication of source) và “tên gọi xuất xứ hàng hoá” (Appllations of orgin). Chỉ dẫn nguồn gốc được đề cập đầu tiên trong Công ước Paris (1883) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tuy nhiên vẫn chưa rõ khái niệm và dấu hiệu của chỉ dẫn nguồn gốc. Năm 1981, Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa quốc tế đã quy định về chỉ dẫn nguồn gốc khá rõ: “Bất kì sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch và lừa dối mà qua đó, một trong số các quốc gia thành viên của Thoả ước Madrid hoặc một địa điểm tại nước đó được chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ hàng nhập khẩu vào bất kì quốc gia thành viên nào của thảo ước đều bị tịch thu”.
Đến năm 1994, thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” (geographical indications) mới chính thức xuất hiện trên cơ sở “chỉ dẫn nguồn gốc” và “tên gọi xuất xứ hàng hóa”, được quy định tại khoản 1 điều 22 hiệp định TRIP: “chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý”
Dựa trên các quy định của pháp luật Quốc, khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ – LSHTT) có quy định: “ là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”
- Như vậy chỉ dẫn địa lý được hiểu là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa bao gồm các kí hiệu, từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh đặc trưng và phải được nhân biết bằng thị giác, thể hiện rằng sản phẩm có xuất sứ từ một khu vực lãnh thổ, quốc gia. Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ giúp sản phẩm có danh tiếng, uy tín và gây được ấn tượng về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dung do danh tiếng của nguồn gốc địa lý tạo ra.
Ví dụ: “ Vạn Phúc” ( Lụa tơ tằm), “ Hòa Lộc” ( Xoài xát), “ Phú Quốc” ( Nước mắm); …
Căn cứ Điều 88 Luật SHTT, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
- Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý
Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền sử dụng của các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý haowjc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, các nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Ví dụ: Bưởi Đoan Hùng; Chè Shan Tuyết Mộc Châu; Hoa hồi Lạng Sơn; Vải thiều Lục ngạn;…
- Điều kiện về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
a, Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
- Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
b, Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
- Tên gọi, chỉ dân đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương ứng với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thiện hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫm địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dung về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó
c, Điều kiện chỉ dẫn địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý và khu vực mang chỉ dẫn địa lý
- Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý và những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó
- Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác
- Yếu tố về con người bao đồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương
- Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cacsch chính xác bằng từ ngữ và bản đồ
- Chủ thể có quyền đăng ký sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ dẫn địa lý là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, cho nên quyền đăng ký và sử dụng chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng Nhà nước không trực tiếp thực hiên các quyền này mà trao quyền cho
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc;
- Cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện
Đối với các chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ nước ngoài, chủ thể có quyền đăng ký và tổ chức cá nhân có quyền sử udjng Chỉ dẫn địa lý tại nước xuất xứ.
- Chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng
Khác với các loại tài sản trí tuệ khác, Luật Sở hữu trí tuệ quy định.về Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: “Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng”. Theo đó, quyền đối với chỉ dẫn địa lý là một quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt.và vì thế chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng. Bởi người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫm địa lý của Việt Nam.không trở thành chủ sở hữu Chỉ dẫn địa lý đó, mà chủ sở hữu.chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, chỉ dẫn địa lý chỉ đích danh một địa chỉ, một vùng miền với những đặc trưng riêng biệt, dễ nhận biết.và mang tính thu hút, có lợi ích đối với địa danh đó. Với bản chất để phát triển, duy trì đặc tính đặc biệt và giữ cho địa danh của mình điều kiện phát triển.và thu lợi tức cùng với đặc điểm tự nhiên như văn hóa, địa hình, khí hậu,… của khu vực đó. Như vậy, chỉ dẫn địa lý đối với một địa danh là cố định, không thể nào chuyển nhượng.từ địa phương này sang địa phương khác.
II. Tại sao cần bảo hộ chỉ dẫn địa lý?
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một hoạt động quan trọng và rất cần thiết không chỉ nhằm xác định nguồn gốc hàng hóa mà còn giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và danh tiếng của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Việc khia thác hiệu quả từ việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chỉ đơn thuần là việc sử dụng, gắn các chỉ dẫn trong kinh doanh bằng tem, nhãn hiệu mà còn nhằm phát triển danh tiếng của doanh nghiệp trong nền kinh donah tị trường, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua hoạt động của một donah nghiệp hay một tổ chức từ mục đích phát triển thương hiệu.
Người tiêu dùng cho rằng chỉ đẫn địa lý chỉ ra xuất xứ và chất lượng của hàng hoá. Rất nhiều chỉ dẫn địa lý có được danh tiếng có giá trị mà nếu không được bảo hộ đầy đủ thì có thể bị sử dụng trái phép bởi những đối tác thương mại không trung thực. Việc sử dụng sai trái chỉ dẫn địa lý bởi các bên thứ ba sẽ gây hại cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất hợp pháp.
Người tiêu dùng sẽ bị lừa dối và tin rằng họ đang mua được hàng thật có chất lượng và các đặc tính nhất định trong khi thực tế là họ mua phải hàng giả vô giá trị. Nhà sản xuất hợp pháp phải chịu thiệt hại vì bị tước đoạt mất các cơ hội kinh doanh có giá trị và làm tổn hại đến uy tín đã gây dựng được đối với hàng hóa của họ.
- Từ đó có thể thấy bảo hộ chỉ dẫn địa lý là hoạt động rất quan trọng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của cả người tiêu dùng và các donah nghiệp sản xuất hợp pháp. Bên cạnh bảo hộ thương hiệu, bảo hộ quyền tác giả,… thì bảo bộ chỉ dẫn địa lý cũng cần được chú trọng và bảo đảm nhiều hơn trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
III. Thực trang bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam hiện nay
Những năm gầy đây, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của Đại dịch Covid19, song hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam vẫn hoạt động chặt chẽ và đạt được nhiều kết quả nổi bật, bao gồm sự cải thiện về cơ cấu sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong nước và bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài.
Năm 2021, Cục Sở Hữu Trí Tuệ tiếp nhận 10 đơn đăng ký, 02 đơn yêu cầu sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và cấp 12 giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, trong đó có 01 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài. Khác với những năm trước đây, các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý trong năm 2021 đa dạng hơn về chủng loại; trong đó sản phẩm thủy hải sản chiếm ưu thế với tỷ lệ 41,7% (bao gồm cua biển Bến Tre, tôm càng xanh Bến Tre, cá bỗng Hà Giang, tôm sú Cà Mau và ốc hương Khánh Hòa); các sản phẩm chế biến chiếm tỷ lệ 33,3% (bao gồm chè shan tuyết Na Hang, miến dong Bắc Kạn, tiêu Đắk Nông và chè shan Phình Hồ); 16,7% còn lại là hoa quả và dược liệu (bao gồm bưởi Soi Hà và sâm nam Núi Dành).
Đặc biệt, năm 2021, Việt Nam bảo hộ thêm 01 chỉ dẫn địa lý cho Nhật Bản với sản phẩm quả hồng sấy khô Ichida, đây là một trong những kết quả thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cục Công nghiệp thực phẩm Nhật Bản về cam kết thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý của hai nước.
Với những nỗ lực trong thúc đẩy đăng ký chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài, vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận lần lượt trở thành những sản phẩm đầu tiên được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thành công tại Nhật Bản. Trong mùa vải năm 2021, tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu sang Nhật Bản đạt khoảng 1000 tấn. Để tiếp tục phát huy những kết quả này, Bộ KH&CN và Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT đã ký kết kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam vào cuối năm 2021.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý mới mở ra cánh cửa đầu tiên cho tiêu thụ và gia tăng giá trị chuỗi nông sản. Việc tăng cường kiểm soát chất lượng là điều cần thiết để phát huy giá trị của những sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhất là trong bối cảnh tiêu chuẩn của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ngày càng cao. Điều này sẽ đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên khác nhau. Trong đó, những đối tượng gắn bó với việc sử dụng chỉ dẫn địa lý trong thực tế như các nhà sản xuất, hội kinh doanh,… sẽ trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý nội bộ. Ngoài ra, Nhà nước sẽ đóng vai trò điều phối chung trong hoạt động quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý.
Để các bên chủ động hơn, cần cụ thể hóa quy định trao quyền quản lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Ngoài ra, các chính sách cần tập trung nâng cao năng lực cho các tổ chức tập thể, các tổ chức đại diện cho cộng đồng dân cư, các nhà kinh doanh,… chứ không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ đăng ký bảo hộ. Đồng thời, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan đến quá trình sản xuất và thương mại các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Việt Nam đang thực hiện khá tốt việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông sản… Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều sản phẩm bị làm giả, làm nhái, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị và thương hiệu của chính sản phẩm đó. Nguyên nhân chính do kinh nghiệm của chúng ta còn yếu. Hi vọng rằng trong tương lai gần, các tổ chức, cá nhân sẽ ý thức được tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý và chung tay giúp việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ngày càng có hiệu quả hơn.
IV. Công ty WINCO đang hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
Hiện tại WINCO cũng đang hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước bảo hộ nhãn hiệu trademark và đồng thời đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho doanh nghiệp.
Cụ thể như Trà Shan tuyết Việt nam ở các vùng núi phía Bắc như tại Mường khương, Lào cai, Hoàng Su Phi Hà giang. Đây là nơi có chất lượng trà cổ thụ shan tuyết hàng đầu tại Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất trà shan tuyết tại những nơi này chưa ý thức về việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đã có trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài thuê 1 địa điểm nhỏ, tổ chức thu mua 1 lượng nhỏ trà Shan tuyết với giá cao tại địa phương nhưng chỉ thu mua hạn chế, sau đó trộn các loại trà kém phẩm chất vào và đóng gói sản phẩm ghi nguồn gốc trà được sản xuất là cây trà shan tuyết cổ thụ tại Hà Giang, Lào cai… dẫn tới các sản phẩm trà kém chất lượng nhưng lại mang chỉ dẫn địa lý tại các địa điểm mà cây trà Shan tuyết Việt Nam đã nổi tiếng và có thương hiệu. Kết quả về lâu dài là người tiêu dùng trong và ngoài nước sẽ mất niềm tin về chất lượng Trà Shan tuyết tại các vùng trên, lâu dài ảnh hưởng tới danh tiếng sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ ở Việt nam.