CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2020 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động theo các điều, khoản sau đây của Bộ luật Lao động:
1. Quản lý lao động theo khoản 3 Điều 12.
2. Hợp đồng lao động theo khoản 4 Điều 21; điểm d khoản 1 Điều 35, điểm d khoản 2 Điều 36; khoản 4 Điều 46; khoản 4 Điều 47; khoản 3 Điều 51.
3. Cho thuê lại lao động theo khoản 2 Điều 54.
4. Tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo khoản 4 Điều 63.
5. Tiền lương theo khoản 3 Điều 92; khoản 3 Điều 96; khoản 4 Điều 98.
6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo khoản 5 Điều 107, khoản 7 Điều 113, Điều 116.
7. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo khoản 5 Điều 118; khoản 6 Điều 122; khoản 2 Điều 130; Điều 131.
8. Lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới theo khoản 6 Điều 135.
9. Lao động là người giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều 161.
10. Giải quyết tranh chấp lao động theo khoản 2 Điều 184; khoản 6 Điều 185; khoản 2 Điều 209; khoản 2 Điều 210.
1. Người lao động, người học nghề, tập nghề theo khoản 1 Điều 2 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo khoản 2 Điều 2 của Bộ luật Lao động.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện quy định tại Nghị định này.
Việc lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động tại khoản 1 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử nhưng phải bảo đảm các thông tin cơ bản về người lao động, gồm: họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn kỹ
thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc; quản lý, sử dụng và xuất trình sổ quản lý lao động với cơ quan quản lý về lao động và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động
Việc khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh
nghiệp.
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 6 và hằng năm, trước ngày 15 tháng 12, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng
lao động trên địa bàn thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 02/PLI
Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội không thể báo cáo tình hình sử dụng lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Mục 1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC THUÊ LÀM GIÁM ĐỐC TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 5. Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
Hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu
quyết tại khoản 4 Điều 21 của Bộ luật Lao động gồm những nội
dung chủ yếu:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; họ tên, ngày tháng năm sinh, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ liên lạc của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. Họ tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch; trình độ đào tạo; địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam, địa chỉ nơi cư trú tại nước ngoài (đối với người lao động là người nước ngoài); số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; số điện thoại, địa chỉ liên lạc; số Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động; các giấy tờ khác theo yêu
cầu của người sử dụng lao động (đối với người lao động là người nước ngoài) nếu có của người lao động được thuê làm giám đốc.
3. Công việc được làm, không được làm và nghĩa vụ gắn với kết quả thực hiện công việc của người lao động được thuê làm giám đốc.
4. Địa điểm làm việc của người lao động được thuê làm giám đốc.
5. Thời hạn của hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận tối đa không quá 36 tháng. Đối với người lao động là người nước ngoài được thuê làm giám đốc thì thời hạn hợp đồng lao động không vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
6. Nội dung, thời hạn, trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp đối với người lao động được thuê làm giám đốc và xử lý vi phạm.
7. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Cung cấp thông tin cho người lao động được thuê làm giám đốc để thực hiện nhiệm vụ;
b) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của người được thuê làm giám đốc;c) Các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
d) Ban hành quy chế làm việc đối với giám đốc;
đ) Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động được thuê làm giám đốc về: trả lương, thưởng; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; trang bị phương tiện làm việc, đi lại, ăn, ở; đào tạo, bồi dưỡng;
e) Các quyền và nghĩa vụ khác do hai bên thỏa thuận.
8. Quyền và nghĩa vụ của người lao động được thuê làm giám đốc, bao gồm:
a) Thực hiện các công việc theo hợp đồng lao động;
b) Báo cáo, đề xuất giải pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc theo hợp đồng lao động;
c) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng về vốn, tài sản, lao động và các nguồn lực khác;
d) Được hưởng các chế độ về: tiền lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trang bị phương tiện làm việc, đi lại, ăn, ở; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng; chế độ khác do hai bên thỏa thuận;
đ) Các quyền và nghĩa vụ khác do hai bên thỏa thuận.
9. Điều kiện, quy trình, thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
10. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động được thuê làm giám đốc khi chấm dứt hợp đồng lao động.
11. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và khiếu nại.
12. Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
Điều 6. Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu
quyết trở xuống
Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở xuống thực hiện
theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động.
Mục 2. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Điều 7. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù
Ngành, nghề, công việc đặc thù và thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 và điểm d khoản 2 Điều 36 của Bộ luật Lao động như sau:
1. Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm:
a) Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
b) Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
c) Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
d) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Khi người lao động làm ngành, nghề, công việc quy định tại khoản 1 Điều này đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với những
người lao động này thì thời hạn báo trước như sau:
a) Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;
b) Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động, trừ các trường hợp sau:
a) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách
nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của
Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ
đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản
11 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp người lao động có thời
gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất
việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản
3 Điều này ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ
cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp
thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực
tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo
hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời
gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp
mất việc làm, trong đó:
a) Tổng thời gian người lao động đã
làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động
đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động
cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng
lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động
trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian
nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được
người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người
lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc
hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1
Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động
theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị
tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
b) Thời gian người lao động đã tham
gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm
thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện
không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được
người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản
tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho
người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp
thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12
tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2
năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.
4. Xác định thời gian người lao động
đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 3 Điều
này trong một số trường hợp đặc biệt:
a) Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, khi chấm dứt hợp đồng
lao động với người lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc
tại doanh nghiệp đó trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp
thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần khi phục viên hoặc trợ
cấp xuất ngũ, chuyển ngành thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tính cả thời
gian người lao động đã làm việc thực tế cho mình và thời gian người lao động đã
làm việc thực tế ở khu vực nhà nước trước đó.
Thời gian làm việc thực tế ở các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng
01 năm 1995 gồm: thời gian làm việc thực tế ở cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp
công lập; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; đơn vị thuộc lực lượng
vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian làm việc ở doanh nghiệp
nhà nước.
b) Trường hợp người lao động làm việc
cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định
tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động mà khi chấm dứt từng
hợp đồng lao động chưa được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thì
thời gian thực tế làm việc cho người sử dụng lao động là tổng thời gian làm việc
theo các hợp đồng lao động trừ thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động
bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm
pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà
pháp luật cấm, hợp đồng lao động mà người lao động bị xử lý kỷ luật lao động sa
thải, hợp đồng lao động mà người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật (nếu
có).
c) Trường hợp người lao động tiếp tục
làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã theo phương án sử dụng lao động quy định
tại khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động sau khi chia,
tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thì người sử dụng lao động có
trách nhiệm xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử
dụng lao động để tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:
c1) Trường hợp hợp đồng lao động chấm
dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều
34 của Bộ luật Lao động thì thời gian người lao động đã làm việc thực tế
cho người sử dụng lao động được tính trả trợ cấp thôi việc là tổng thời gian
làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động trước và
sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
c2) Trường hợp hợp đồng lao động chấm
dứt theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động
thì thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được
tính trả trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng
lao động cho người sử dụng lao động sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản. Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử
dụng lao động được tính trả trợ cấp thôi việc là thời gian làm việc thực tế
theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động trước khi chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng
quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
c3) Người sử dụng lao động có trách
nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc đối với cả thời gian người lao động làm việc tại
khu vực nhà nước mà được tuyển dụng lần cuối trước ngày 01 tháng 01 năm 1995
vào doanh nghiệp trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển
đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc,
trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:
a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc,
trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng
lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.
b) Trường hợp người lao động làm việc
cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định
tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để
tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06
tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối
cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung
tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức
lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp
thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
6. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc,
trợ cấp mất việc làm đối với người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất,
kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.
Mục 3. XỬ LÝ HỢP ĐỒNG
LAO ĐỘNG VÔ HIỆU
Điều 9. Xử lý Hợp
đồng lao động vô hiệu từng phần
Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
từng phần tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động được quy
định như sau:
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố
vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi,
bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước
lao động tập thể và pháp luật.
2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai
bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố
vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung thì được giải
quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước
lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên
bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa
ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho
đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch
giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị
tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc
thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.
3. Trường hợp hai bên không thống nhất
sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai
bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần
đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc
theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Thời gian làm việc của người lao động
theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động
làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định
của pháp luật về lao động.
4. Các vấn đề khác liên quan đến việc
xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Điều 10. Xử lý hợp
đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi
phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố
vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động
theo đúng quy định của pháp luật.
2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người
lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu
cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:
a) Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên
trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động
tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực
hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
b) Nếu hợp đồng lao động có nội dung
về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng
đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của
người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định này;
c) Thời gian người lao động làm việc
theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của
người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo
quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp không ký lại hợp đồng
lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người
lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu
cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2
Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc
theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Các vấn đề khác liên quan đến việc
xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền
hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Điều 11. Xử lý hợp
đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm
pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà
pháp luật cấm
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố
vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao
động mới theo đúng quy định của pháp luật.
2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người
lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu
cho đến khi giao kết hợp đồng lao động mới thực hiện theo quy định tại khoản 2
Điều 10 Nghị định này.
3. Trường hợp hai bên không giao kết
hợp đồng lao động mới thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người
lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu
đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
c) Người sử dụng lao động trả cho người
lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất
bằng một tháng lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với địa bàn người
lao động làm việc do Chính phủ quy định tại thời điểm quyết định tuyên bố hợp đồng
lao động vô hiệu. Thời gian làm việc của người lao động để tính trợ cấp là thời
gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu xác định theo
điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định này;
d) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc
đối với các hợp đồng lao động trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu theo
quy định tại Điều 8 Nghị định này, nếu có.
4. Các vấn đề khác liên quan đến việc
xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động
vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc
mà pháp luật cấm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật
Tố tụng dân sự.
Mục 1. QUY ĐỊNH
CHUNG VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Điều 12. Doanh
nghiệp cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là
doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy
phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động
với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều
hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh
nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê lại).
Điều 13. Bên
thuê lại lao động
Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, có sử dụng người lao động thuê lại để làm những công việc theo danh mục
công việc được phép thuê lại lao động trong một thời gian nhất định.
Điều 14. Người
lao động thuê lại
Người lao động thuê lại là người lao
động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng
và giao kết hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành
của bên thuê lại lao động.
Mục 2. KÝ QUỸ CỦA
DOANH NGHIỆP CHO THUÊ LẠI
Điều 15. Ký quỹ
và sử dụng tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo
mức quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này tại ngân hàng thương mại của Việt
Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ).
2. Tiền ký quỹ được sử dụng vào mục
đích thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người
lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập
thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc bồi thường cho người
lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại vi phạm hợp đồng
lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê
lại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.
1. Doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện
nộp tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ và tuân thủ quy định của
pháp luật. Doanh nghiệp cho thuê lại được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa
thuận với ngân hàng nhận ký quỹ và phù hợp quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm
cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số
01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này sau khi doanh nghiệp cho
thuê lại hoàn thành thủ tục ký quỹ. Trường hợp thay đổi một trong các thông tin
trên giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động, gồm: tên
doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; số tài khoản ký quỹ thì doanh nghiệp cho
thuê lại gửi văn bản đề nghị và các tài liệu chứng minh việc thay đổi thông tin
tới ngân hàng nhận ký quỹ để thay đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho
thuê lại lao động.
1. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm
phong tỏa toàn bộ số tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại, quản lý tiền ký
quỹ theo quy định của pháp luật về ký quỹ.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện
cho doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ, trích tiền ký quỹ và yêu cầu
doanh nghiệp cho thuê lại nộp bổ sung tiền ký quỹ theo đúng quy định tại Điều
18, Điều 19 và Điều 20 Nghị định này.
3. Ngân hàng nhận ký quỹ không được
cho doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến đồng ý bằng
văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi doanh nghiệp cho thuê lại đặt tại trụ sở chính đồng ý để doanh nghiệp cho
thuê lại rút tiền ký quỹ khi doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó
khăn, không đủ nguồn tài chính để thanh toán đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và
các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng
lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê
lại sau thời hạn từ 30 ngày kể từ ngày đến thời hạn thanh toán theo quy định của
pháp luật;
b) Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó
khăn, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại do vi phạm hợp đồng
lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê
lại vì không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau
thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Doanh nghiệp không được cấp giấy
phép;
d) Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi
giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;
đ) Doanh nghiệp cho thuê lại đã thực
hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng
thương mại nước ngoài tại Việt Nam khác.
2. Hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh cho rút tiền ký quỹ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, gồm:
a) Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của
doanh nghiệp cho thuê lại;
b) Phương án sử dụng số tiền rút từ
tài khoản ký quỹ, gồm: lý do, mục đích rút tiền ký quỹ; danh sách, số lượng người
lao động, số tiền, thời gian, phương thức thanh toán đối với trường hợp rút tiền
ký quỹ quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo việc hoàn thành nghĩa vụ
và văn bản chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại
trong trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động
cho thuê lại lao động đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm đ
khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ rút tiền ký quỹ gửi ngân
hàng nhận ký quỹ, gồm:
a) Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của
doanh nghiệp cho thuê lại theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Văn bản đồng ý về việc rút tiền ký
quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 02/PLIII Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này;
c) Chứng từ rút tiền ký quỹ theo quy
định của ngân hàng nhận ký quỹ (nếu có).
4. Trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ
được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp cho thuê lại nộp 01 bộ
hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ
hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị rút tiền
ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm
tra, xác thực hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại và việc hoàn thành
nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại của doanh nghiệp cho thuê lại trong
trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh đồng ý để doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ và phương án
sử dụng tiền ký quỹ (nếu có) gửi doanh nghiệp cho thuê lại và ngân hàng nhận ký
quỹ. Trường hợp không đồng ý về việc rút tiền ký quỹ thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có văn bản trả lời doanh nghiệp cho thuê lại trong đó nêu rõ lý do
không đồng ý;
d) Sau khi có văn bản đồng ý về việc
rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp cho thuê lại
nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này tại ngân hàng nhận ký quỹ;
đ) Ngân hàng nhận ký quỹ tiếp nhận và
kiểm tra hồ sơ rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại, nếu đúng quy định
thì ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện rút tiền ký
quỹ trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ rút tiền ký quỹ.
Trường hợp rút tiền ký quỹ theo quy định
tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì việc thanh toán, bồi thường cho
người lao động thuê lại do ngân hàng nhận ký quỹ trực tiếp chi trả theo phương
án đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý sau khi trừ chi phí dịch vụ
ngân hàng.
Điều 19. Trích
tiền ký quỹ khi doanh nghiệp cho thuê lại không thực hiện nghĩa vụ đối với người
lao động thuê lại
1. Khi hết 60 ngày kể từ ngày đến hạn
mà doanh nghiệp chưa thanh toán các chế độ, quyền lợi cho người lao động thuê lại
tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có
văn bản yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại thanh toán các chế độ, quyền lợi cho
người lao động thuê lại sau khi trao đổi với cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ
quan tổ chức liên quan khác. Sau 10 ngày kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội có văn bản yêu cầu mà doanh nghiệp cho thuê lại không thực hiện thanh
toán, không có văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ để thanh toán chế độ cho người
lao động thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại để thanh toán các chế
độ, quyền lợi cho người lao động thuê lại theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại báo cáo về số lượng, danh sách người lao động
cho thuê lại, số tiền chưa thanh toán, bồi thường các chế độ, quyền lợi của từng
người lao động thuê lại. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
yêu cầu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp cho thuê lại phải
hoàn thành việc báo cáo. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
báo cáo của doanh nghiệp cho thuê lại, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng
hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc trích tiền ký quỹ
của doanh nghiệp cho thuê lại để thanh toán chế độ cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại.
Quyết định trích tiền ký quỹ theo Mẫu số 03/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo
Nghị định này;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngân hàng
nhận ký quỹ thực hiện trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại và trực
tiếp chi trả cho người lao động thuê lại theo danh sách kèm theo quyết định của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng. Tiền
ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê được thanh toán theo thứ tự ưu tiên: tiền
lương; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại
theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy,
quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
có trách nhiệm giám sát việc thực hiện thanh toán, bồi thường cho người lao động
thuê lại theo quy định tại khoản 1 Điều này và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 20. Nộp bổ
sung tiền ký quỹ
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
rút tiền ký quỹ để thanh toán đối với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm
b khoản 1 Điều 18 và Điều 19 Nghị định này, doanh nghiệp cho thuê lại phải nộp
bổ sung tiền ký quỹ bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này.
2. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể
từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà doanh nghiệp cho thuê lại
không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ thì ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông
báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp cho thuê lại đặt trụ sở chính. Trong thời hạn
15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng nhận ký quỹ, Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy
phép của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định này.
Mục 3. ĐIỀU KIỆN,
THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP VÀ DANH
MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Điều 21. Điều kiện
cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo
quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm
chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ
03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp
giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ
2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Điều 22. Thẩm
quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy
phép đối với doanh nghiệp.
Điều 23. Giấy
phép hoạt động cho thuê lại lao động
1. Giấy phép hoạt động cho thuê lại
lao động in trên giấy bìa cứng có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm); mặt trước
ghi nội dung của giấy phép trên nền trắng có hoa văn màu xanh da trời, có hình
quốc huy in chìm, khung viền màu đen; mặt sau có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ
“GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG” in trên nền màu xanh da trời.
2. Nội dung giấy phép hoạt động cho
thuê lại lao động theo Mẫu số 04/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định
này.
3. Thời hạn của giấy phép được quy định
như sau:
a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60
tháng;
b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần,
mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng
thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Điều 24. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép của
doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản lý lịch tự thuật của người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này.
3. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo
quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng
cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại
quốc gia mang quốc tịch.
Các văn bản nêu tại khoản này được cấp
trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải
được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định
pháp luật.
4. Văn bản chứng minh thời gian trực
tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động
của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1
Điều 21 Nghị định này là một trong các loại văn bản sau:
a) Bản sao được chứng thực từ bản
chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ
nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Bản sao được chứng thực từ bản
chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc
văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
Các văn bản quy định tại điểm a, điểm
b khoản này là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng
thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
5. Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động
cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định
này.
Điều 25. Trình tự,
thủ tục cấp giấy phép
1. Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo
quy định tại Điều 24 Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
2. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định
tại Điều 24 Nghị định này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận
ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với
doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo
quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp
không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do
không cấp giấy phép.
5. Không cấp giấy phép trong các trường
hợp sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện theo quy định
tại Điều 21 Nghị định này;
b) Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động
cho thuê lại lao động;
c) Có người đại diện theo pháp luật
đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép
vì những lý do tại các điểm d, đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Nghị định này trong
05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
d) Có người đại diện theo pháp luật
đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.
1. Doanh nghiệp được gia hạn giấy
phép phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại
Điều 21 Nghị định này;
b) Không thuộc trường hợp bị thu hồi
giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
c) Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy
định tại Nghị định này;
d) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được
gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày hết hiệu lực của giấy
phép ít nhất 60 ngày làm việc.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép
bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép
của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định
này;
b) Văn bản quy định tại khoản 5 Điều
24 Nghị định này;
c) Các văn bản quy định tại các khoản
2, 3 và khoản 4 Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị
gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy
phép
a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo
quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị gia hạn giấy phép. Sau khi kiểm tra đủ giấy
tờ quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy
biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn giấy phép đối với
doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 7
ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp; trường
hợp không gia hạn giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ
lý do không gia hạn giấy phép.
4. Đối với doanh nghiệp cho thuê lại
không bảo đảm quy định theo khoản 1 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại
khoản 5 Điều 25 Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng
văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không gia hạn.
1. Doanh nghiệp cho thuê lại đề nghị
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau
đây:
a) Thay đổi một trong các nội dung của
giấy phép đã được cấp, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn
trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép; người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp;
b) Giấy phép bị mất;
c) Giấy phép bị hư hỏng không còn đầy
đủ thông tin trên giấy phép;
d) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang
địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp Giấy phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép
như sau:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép
theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp đối với trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính
nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép hoặc giấy phép bị hư hỏng
không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;
c) Các văn bản quy định tại các khoản
2, 3 và khoản 4 Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp thay đổi
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
d) Các văn bản quy định tại các khoản
2, 3, 4 và khoản 5 Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp giấy phép bị mất;
đ) Giấy phép đã được cấp trước đó đối
với trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy
phép đối với trường hợp quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này như sau:
a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo
quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp lại giấy phép. Sau khi kiểm tra đủ giấy
tờ quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy
biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép đối với
doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 07
ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp; trường
hợp không cấp lại giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ
lý do không cấp lại giấy phép.
4. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy
phép đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện như
sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép
bao gồm: văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này; bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ
quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới cấp theo quy định
của pháp luật; giấy phép đã được cấp bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước đây;
b) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ quy
định tại điểm a khoản này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở chính mới để đề nghị cấp giấy phép. Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ khi hồ sơ có đủ
các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới có văn bản
đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy
phép cung cấp bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và xác nhận về các điều kiện
không bị thu hồi giấy phép của doanh nghiệp cho thuê lại;
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở chính mới, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp
cho thuê lại đã được cấp giấy phép có ý kiến về tình hình hoạt động của doanh
nghiệp cho thuê lại trong thời gian hoạt động tại địa bàn, trả lời cho Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới và gửi kèm bản
sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp cho thuê lại.
Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại
bị thu hồi giấy phép theo khoản 1 Điều 28 Nghị định này, Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội nơi doanh nghiệp cho thuê lại đã được cấp giấy phép có trách nhiệm
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép và thông báo cho Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới;
đ) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh
nghiệp cho thuê lại đã được cấp Giấy phép, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp
lại giấy phép cho doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại
bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước
đây thu hồi giấy phép theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định này, Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới có văn bản
yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
cấp giấy phép cho doanh nghiệp cho thuê lại.
Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại
bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước
đây thu hồi giấy phép theo quy định tại điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 28 Nghị
định này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh không cấp giấy phép đối với doanh nghiệp cho thuê lại;
e) Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở chính mới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy
phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời
doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
1. Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi
giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động cho thuê lại
lao động theo đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại;
b) Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa
án ra quyết định tuyên bố phá sản;
c) Không bảo đảm một trong các điều
kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
khác sử dụng giấy phép;
đ) Cho thuê lại lao động để thực hiện
công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Doanh nghiệp cho thuê lại có hành
vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc
tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả.
2. Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép đối
với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, gồm:
a) Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép
theo Mẫu số 06/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép đã được cấp hoặc văn bản
cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại đối với
trường hợp giấy phép bị mất;
c) Báo cáo tình hình hoạt động cho
thuê lại lao động của doanh nghiệp theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này;
d) Bản sao hợp đồng cho thuê lại lao
động đang còn hiệu lực đến thời điểm đề nghị thu hồi giấy phép.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy
phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này như
sau:
a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo
quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh
nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ
hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thu hồi
giấy phép của doanh nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà
soát các hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực của doanh nghiệp để
yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại giải quyết chế độ cho người lao động theo Điều
29 Nghị định này và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép. Quyết định thu hồi giấy
phép theo Mẫu số 08/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy
phép đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 1 Điều
này thực hiện như sau:
a) Khi phát hiện doanh nghiệp cho
thuê lại thuộc trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 1 Điều
này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực
hiện kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi Giấy phép của doanh nghiệp;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp cho thuê lại có
trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Doanh nghiệp cho thuê lại không được
cấp giấy phép trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép vì vi phạm
các nội dung quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 1 Điều này.
Điều 29. Trách
nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc
không được gia hạn, cấp lại giấy phép
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không gia
hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép, doanh nghiệp cho thuê lại thực
hiện thanh lý toàn bộ các hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện, giải
quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại và bên thuê lại
theo quy định của pháp luật lao động, đồng thời đăng công khai nội dung chấm dứt
hoạt động cho thuê lại lao động trên ít nhất một báo điện tử được cấp phép hoạt
động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
Điều 30. Danh mục
công việc được thực hiện cho thuê lại lao động
Danh mục công việc được thực hiện cho
thuê lại lao động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Mục 4. TRÁCH NHIỆM
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Điều 31. Trách
nhiệm của Doanh nghiệp cho thuê lại
1. Niêm yết công khai bản chính giấy
phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các
chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê lại. Trường hợp
sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động thì doanh nghiệp cho thuê lại gửi bản sao
chứng thực giấy phép đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đó để theo dõi, quản
lý.
2. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo
cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III
ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời báo
cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê
lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với
trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo
cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng
12.
3. Kịp thời báo cáo những trường hợp
xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về
lao động.
4. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của
doanh nghiệp cho thuê lại theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật
Lao động và Chương này.
Điều 32. Trách
nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ
1. Thực hiện đúng các quy định về mở
tài khoản ký quỹ, nộp tiền ký quỹ, sử dụng tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp
cho thuê lại và các quy định liên quan đến tài khoản này.
2. Định kỳ hằng quý báo cáo về tình
hình thực hiện ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại theo Mẫu số 11/PLIII Phụ lục
III ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước ngày 15 của
tháng đầu quý sau.
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của
ngân hàng nhận ký quỹ theo quy định tại Chương này.
Điều 33. Trách
nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Tuyên truyền và phổ biến các quy định
của pháp luật về lao động, cho thuê lại lao động cho người sử dụng lao động, người
lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra,
giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động trên địa
bàn.
3. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo định
ký 06 tháng và hằng năm về tình hình ký quỹ, cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại
lao động trên địa bàn quản lý theo Mẫu số 10/PLIII Phụ lục III ban hành kèm
theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 7 và báo cáo
năm gửi trước ngày 20 tháng 01 năm sau.
4. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Chương này.
Điều 34. Trách
nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Gửi thông báo về việc cấp, gia hạn,
cấp lại, thu hồi giấy phép tới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn
05 ngày làm việc kể từ ngày cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép để theo
dõi, quản lý. Đồng thời gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh
nghiệp đã được cấp giấy phép trước đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê
lại lao động thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với
nơi đã được cấp giấy phép.
2. Công bố doanh nghiệp được cấp, gia
hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trên trang
thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Chương này.
Điều 35. Trách
nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn,
thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật lao động về cho
thuê lại lao động.
2. Tổng hợp, công khai doanh nghiệp
được cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép trên trang thông tin điện tử
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Chương này.
Điều 36. Trách
nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra,
giám sát các ngân hàng nhận ký quỹ về việc nộp, quản lý tiền ký quỹ của các
doanh nghiệp cho thuê lại theo quy định của pháp luật.
Mục 1. TỔ CHỨC ĐỐI
THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC
Điều 37. Trách
nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách
nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) để tổ chức
đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của
Bộ luật Lao động.
Ở nơi làm việc có người lao động
không tham gia là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì
người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở (nếu có) hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để những người lao động này
tự lựa chọn thành viên đại diện cho họ (sau đây gọi là nhóm đại diện đối thoại của
người lao động) để tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định
tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động. Số lượng thành
viên nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định theo quy định tại khoản
2 Điều 38 Nghị định này.
2. Người sử dụng lao động có trách
nhiệm quy định cụ thể trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc các nội
dung chủ yếu sau để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động:
a) Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm
việc;
b) Số lượng, thành phần tham gia đối
thoại của mỗi bên theo quy định tại Điều 38 Nghị định này;
c) Số lần, thời gian tổ chức đối thoại
định kỳ hằng năm;
d) Cách thức tổ chức đối thoại định kỳ,
đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc;
đ) Trách nhiệm của các bên khi tham
gia đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao
động;
e) Việc áp dụng quy định tại Điều 176 của Bộ luật Lao động đối với các thành viên đại diện
tham gia đối thoại bên người lao động mà không phải là thành viên ban lãnh đạo
của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
g) Nội dung khác (nếu có).
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Cử đại diện bên người sử dụng lao
động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định;
b) Bố trí địa điểm, thời gian và các
điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc;
c) Báo cáo tình hình thực hiện đối
thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước
về lao động khi được yêu cầu.
4. Tổ chức đại diện người lao động tại
cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động có trách nhiệm:
a) Cử thành viên đại diện tham gia đối
thoại theo quy định;
b) Tham gia ý kiến với người sử dụng
lao động về nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Lấy ý kiến người lao động, tổng hợp
và chuẩn bị nội dung đề nghị đối thoại;
d) Tham gia đối thoại với người sử dụng
lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động,
Nghị định này và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
5. Khuyến khích người sử dụng lao động
và người lao động, tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động
phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động tại nơi
làm việc và quy định cụ thể trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Điều 38. Số lượng,
thành phần tham gia đối thoại
Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động được quy định như
sau:
1. Bên người sử dụng lao động
Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh
doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần
đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người
đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế
dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
2. Bên người lao động
a) Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh
doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới,
tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người
lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số
lượng như sau:
a1) Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng
lao động sử dụng dưới 50 người lao động;
a2) Ít nhất từ 04 người đến 08 người,
nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao
động;
a3) Ít nhất từ 09 người đến 13 người,
nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao
động;
a4) Ít nhất từ 14 người đến 18 người,
nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao
động;
a5) Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu
người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
a6) Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng
lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
b) Căn cứ số lượng người đại diện đối
thoại của bên người lao động quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định
số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức
và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.
3. Việc xác định danh sách thành viên
đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và bên người lao động
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm
một lần và công bố công khai tại nơi làm việc. Trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ,
xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp
tục tham gia thì người sử dụng lao động hoặc từng tổ chức đại diện người lao động,
nhóm đại diện đối thoại của người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành
viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.
4. Khi tiến hành đối thoại theo quy định
tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động, ngoài các thành
viên tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều này, hai bên thống nhất mời tất
cả người lao động hoặc một số người lao động liên quan cùng tham gia đối thoại,
bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung
liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ theo quy định tại khoản
2 Điều 136 của Bộ luật Lao động.
Điều 39. Tổ chức
đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm
phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại
của người lao động tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi
làm việc.
2. Thành phần tham gia đối thoại định
kỳ là đại diện hai bên theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này. Thời
gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ do hai bên sắp xếp phù hợp
với điều kiện thực tế và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
3. Chậm nhất 05 ngày làm việc trước
ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối
thoại cho bên tham gia đối thoại.
4. Đối thoại định kỳ chỉ được tiến
hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp
luật hoặc người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70%
tổng số thành viên đại diện quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này. Diễn biến
đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo
pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người
đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện
cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có).
5. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ
khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai
tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao
động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những
nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
Điều 40. Tổ chức
đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu
cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên
đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đối với bên người sử dụng lao động,
nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật
của người sử dụng lao động;
b) Đối với bên người lao động, nội
dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện
của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định
này.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ
khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận
được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm
tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động
có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
3. Diễn biến đối thoại phải được ghi
thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định
tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ
khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai
tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao
động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những
nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
Điều 41. Tổ chức
đối thoại khi có vụ việc
1. Đối với vụ việc người sử dụng lao
động phải tham khảo, trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ
sở về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36; cho thôi việc đối với người lao động
theo quy định tại Điều 42; phương án sử dụng lao động theo
quy định tại Điều 44; thang lương, bảng lương và định mức
lao động theo quy định tại Điều 93; quy chế thưởng theo quy
định tại Điều 104 và nội quy lao động theo quy định tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:
a) Người sử dụng lao động có trách
nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các
thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;
b) Các thành viên đại diện tham gia đối
thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động
do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao
động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử
dụng lao động; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của
lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;
c) Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại
diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người
sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn,
chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;
d) Số lượng, thành phần tham gia, thời
gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ
sở tại nơi làm việc;
đ) Diễn biến đối thoại phải được ghi
thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định
tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;
e) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ
khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai
tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao
động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những
nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
2. Đối với vụ việc tạm đình chỉ công
việc của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của
Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động
mà người lao động bị tạm đình chỉ công việc là thành viên có thể trao đổi bằng
văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của
bên người sử dụng lao động và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao
động.
Mục 2. THỰC HIỆN
QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
Điều 42. Nguyên
tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực,
bình đẳng, công khai và minh bạch.
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có
liên quan.
3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Điều 43. Nội dung,
hình thức người sử dụng lao động phải công khai
1. Người sử dụng lao động phải công
khai với người lao động những nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của
người sử dụng lao động;
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng
lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người
sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao
động;
c) Các thỏa ước lao động tập thể mà
người sử dụng lao động tham gia;
d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen
thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn,
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
e) Tình hình thực hiện thi đua, khen
thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và
lợi ích của người lao động;
g) Nội dung khác theo quy định của
pháp luật.
2. Những nội dung quy định tại khoản
1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng
lao động thực hiện công khai theo quy định đó, trường hợp pháp luật không quy định
cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản
xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình
thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo
quy định tại Điều 48 Nghị định này:
a) Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
b) Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc
đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ
sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
c) Thông báo bằng văn bản cho tổ chức
đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;
d) Thông báo trên hệ thống thông tin
nội bộ;
đ) Hình thức khác mà pháp luật không
cấm.
Điều 44. Nội
dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến
1. Người lao động được tham gia ý kiến
về những nội dung sau:
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội
quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan
đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang
lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
c) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết
kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ
môi trường, phòng chống cháy nổ;
d) Nội dung khác liên quan đến quyền,
nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Những nội dung quy định tại khoản
1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến
thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình
thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động,
nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi
làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:
a) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc
thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của
người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;
b) Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;
c) Hình thức khác mà pháp luật không
cấm.
Điều 45. Nội
dung, hình thức người lao động được quyết định
1. Người lao động được quyết định những
nội dung sau:
a) Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt
hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
b) Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức
đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Tham gia hoặc không tham gia đình
công theo quy định của pháp luật;
d) Biểu quyết nội dung thương lượng tập
thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;
đ) Nội dung khác theo quy định của
pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
2. Hình thức quyết định của người lao
động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Nội
dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát
1. Người lao động được kiểm tra, giám
sát những nội dung sau:
a) Việc thực hiện hợp đồng lao động
và thỏa ước lao động tập thể;
b) Viêc thực hiện nội quy lao động,
quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến
quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
c) Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ
phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp;
d) Việc trích nộp kinh phí công đoàn,
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao
động;
đ) Việc thực hiện thi đua, khen thưởng,
kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích
của người lao động.
2. Hình thức kiểm tra, giám sát của
người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 47. Hội nghị
người lao động
1. Hội nghị người lao động do người sử
dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có)
và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo
hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
2. Nội dung hội nghị người lao động
thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và
các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Hình thức tổ chức hội nghị, nội
dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức
thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo
quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định này.
Điều 48. Trách
nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách
nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội
dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại
nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
2. Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy
chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý
kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối
thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp
ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của
người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
3. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi
làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.
Mục 1. HỘI ĐỒNG
TIỀN LƯƠNG QUỐC GIA
Điều 49. Chức
năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
Hội đồng tiền lương quốc gia do Thủ
tướng Chính phủ quyết định thành lập theo quy định tại khoản 2
Điều 92 của Bộ luật Lao động để thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ về:
1. Mức lương tối thiểu xác lập theo
vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).
2. Chính sách tiền lương áp dụng đối
với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Điều 50. Nhiệm vụ
của Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Nghiên cứu, khảo sát, thu thập
thông tin, phân tích và đánh giá tình hình tiền lương, mức sống tối thiểu của
người lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ cung cầu lao động,
việc làm, thất nghiệp trong nền kinh tế và các yếu tố liên quan khác làm cơ sở
xác định mức lương tối thiểu.
2. Xây dựng báo cáo về mức lương tối
thiểu của người lao động gắn với các yếu tố xác định mức lương tối thiểu quy định
tại khoản 3 Điều 91 của Bộ luật Lao động.
3. Rà soát mức sống tối thiểu của người
lao động và gia đình người lao động, phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu
làm cơ sở xác định phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ.
4. Hằng năm, tổ chức thương lượng để
khuyến nghị với Chính phù phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu xác lập theo
vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).
5. Tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ
về một số chính sách tiền lương áp dụng chung đối với người lao động trong các
loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã theo quy định của Bộ luật
Lao động.
Điều 51. Cơ cấu
tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội đồng tiền lương quốc gia có 17
thành viên, bao gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội; 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 05 thành viên
đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02
thành viên là chuyên gia độc lập (sau đây gọi là thành viên độc lập). Trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc
gia là 01 Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) 03 Phó Chủ tịch Hội đồng tiền
lương quốc gia, gồm: 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên minh Hợp
tác xã Việt Nam;
c) Các thành viên Hội đồng tiền lương
quốc gia còn lại, gồm: 04 thành viên đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội; 04 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 03 thành
viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 01
thành viên đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 02 thành
viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao
động); 02 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động,
tiền lương, kinh tế – xã hội (không bao gồm chuyên gia, nhà khoa học đang công
tác tại cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người
sử dụng lao động ở trung ương).
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn
nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm
a, điểm b khoản 1 Điều này và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Hội đồng tiền lương quốc
gia quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành
viên Hội đồng tiền lương quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm kỳ bổ
nhiệm thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia không quá 05 năm.
3. Hội đồng tiền lương quốc gia có Bộ
phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực để giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng xây dựng
các báo cáo kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng và thực hiện công tác
hành chính của Hội đồng. Thành viên Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực là
người của các cơ quan tham gia thành viên Hội đồng, các cơ quan, tổ chức có
liên quan, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 52. Hoạt động
của Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội đồng tiền lương quốc gia hoạt
động tập thể thông qua các phiên họp dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng;
thảo luận dân chủ, công khai; quyết định dựa trên biểu quyết theo đa số.
2. Hội đồng tiền lương quốc gia có
con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy
định của pháp luật.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tiền
lương quốc gia được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng
năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và nguồn kinh phí hợp pháp khác
theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Điều 53. Trách
nhiệm thực hiện về thành lập và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Liên minh
Hợp tác xã Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cử đại
diện tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia và gửi danh sách để Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội tổng hợp.
2. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp trao đổi ý kiến với Chủ tịch Liên minh Hợp
tác xã Việt Nam để lựa chọn và đề nghị hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có
sử dụng nhiều lao động cử đại diện tham gia làm thành viên Hội đồng tiền lương
quốc gia phù hợp với từng thời kỳ.
3. Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc
gia có trách nhiệm trao đổi ý kiến với các Phó Chủ tịch Hội đồng, đề xuất, lựa
chọn thành viên độc lập của Hội đồng để báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội xem xét, bổ nhiệm; ban hành quy chế làm việc của Hội đồng, Bộ phận
kỹ thuật, Bộ phận thường trực của Hội đồng.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng tiền
lương quốc gia; đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các
thành viên khác của Hội đồng tiền lương quốc gia.
5. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cung cấp kết quả khảo sát mức sống dân cư, điều tra lao động, việc làm, điều
tra doanh nghiệp và các số liệu thống kê liên quan khác theo đề nghị của Hội đồng
tiền lương quốc gia.
Mục 2. HÌNH THỨC
TRẢ LƯƠNG VÀ TIỀN LƯƠNG LÀM THÊM GIỜ, LÀM VIỆC VÀO BAN ĐÊM
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào tính chất công việc và
điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa
thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm
và trả lương khoán như sau:
a) Tiền lương theo thời gian được trả
cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc
theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một
tháng làm việc;
a2) Tiền lương tuần được trả cho một
tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng
thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và
chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương ngày được trả cho một
ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng
thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc
bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.
Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương
ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần
theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
a4) Tiền lương giờ được trả cho một
giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc
theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày
chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
b) Tiền lương theo sản phẩm được trả
cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số
lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được
giao.
c) Tiền lương khoán được trả cho người
lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời
gian phải hoàn thành.
2. Tiền lương của người lao động theo
các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc
trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng
lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền
lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.
Điều 55. Tiền
lương làm thêm giờ
Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương
theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc
bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của
Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền |
= |
Tiền |
x |
Mức ít nhất 150% |
x |
Số giờ làm thêm |
Trong đó:
a) Tiền lương giờ thực trả của công
việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực
trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm
thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc
vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo
quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều
104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ,
nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp
và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc
chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số
giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày
người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng
và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo
quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);
b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền
lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng
đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương
giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối
với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% số với tiền
lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc
bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có
hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương
đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Đối với người lao động hưởng lương
theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc
bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng
sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và
được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm |
= |
Đơn giá tiền lương |
x |
Mức ít nhất 150% |
x |
Số sản phẩm làm |
Trong đó:
Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng
đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng
200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc
bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm
của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ
lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
3. Người lao động
làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần
thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường
hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần
thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Điều 56. Tiền
lương làm việc vào ban đêm
Tiền lương làm việc vào ban đêm theo khoản 2 Điều 98 của Bộ luật Lao động, được tính theo công thức
sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương
theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền |
= |
Tiền lương giờ thực |
+ |
Tiền lương giờ thực |
x |
Mức ít nhất 30% |
x |
Số giờ làm việc |
Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của
công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản
1 Điều 55 Nghị định này.
2. Đối với người lao động hưởng lương
theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền |
= |
Đơn giá tiền lương |
+ |
Đơn giá tiền lương |
x |
Mức ít nhất 30% |
x |
Số giờ làm việc |
Điều 57. Tiền
lương làm thêm giờ vào ban đêm
Người lao động làm thêm giờ vào ban
đêm theo khoản 3 Điều 98 của Bộ luật Lao động, được hưởng
tiền lương tính theo công thức sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương
theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền |
= |
Tiền lương giờ thực |
x |
Mức ít nhất 150% |
+ |
Tiền lương giờ thực |
x |
Mức ít nhất 30% |
+ |
20% |
x |
Tiền lương giờ vào |
x |
Số giờ làm thêm |
Trong đó:
a) Tiền lương giờ thực trả của công
việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1
Điều 55 Nghị định này;
b) Tiền lương giờ vào ban ngày của
ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết,
ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
b1) Tiền lương giờ vào ban ngày của
ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực
trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người
lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ
vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc
đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm
thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
b2) Tiền lương giờ vào ban ngày của
ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả
của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường;
b3) Tiền lương giờ vào ban ngày của
ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất
bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
2. Đối với người lao động hưởng lương
theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền |
= |
Đơn giá tiền lương |
x |
Mức ít nhất 150% |
+ |
Đơn giá tiền lương |
x |
Mức ít nhất 30% |
+ |
20% |
x |
Đơn giá tiền lương |
x |
Số sản phẩm làm |
Trong đó, đơn giá tiền lương sản phẩm
vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định
như sau:
a) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào
ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với
trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày
của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc
bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của
ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
b) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào
ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng
200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm
của ngày làm việc bình thường;
c) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào
ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất
300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc
bình thường.
THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều 58. Thời giờ
được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ
quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao
theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết
trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động
cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ
khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo
quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được
người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề
trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là
thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng
để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát
hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng
lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện
theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của
người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra
sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng
nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân
sự.
Điều 59. Sự đồng
ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức
làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động
tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao
động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số
01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 60. Giới hạn
số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50%
số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình
thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời
giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc
bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời
gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm
không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12
giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1
Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng,
trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c
khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Điều 61. Các trường
hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Ngoài các trường hợp quy định tại các
điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao
động, các trường hợp sau đây được
tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:
1. Các trường hợp phải giải quyết
công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động
công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
2. Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
3. Công việc trực tiếp sản xuất, kinh
doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44
giờ trong một tuần.
Điều 62. Thông
báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
1. Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông
báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại các nơi
sau:
a) Nơi người sử dụng lao động tổ chức
làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
b) Nơi đặt trụ sở
chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ
trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến
300 giờ trong một năm.
3. Văn bản thông báo theo Mẫu số
02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 63. Ca làm
việc và tổ chức làm việc theo ca
1. Ca làm việc là khoảng thời gian
làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc
và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian
nghỉ giữa giờ.
2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố
trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một
vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).
3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục
để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức
làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm
việc đó có đủ các điều kiện sau:
a) Người lao động làm việc trong ca từ
06 giờ trở lên;
b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca
làm việc liền kề không quá 45 phút.
Điều 64. Nghỉ
trong giờ làm việc
1. Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45
phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật
Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ
làm việc ban đêm quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động.
2. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính
vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản
3 Điều 63 Nghị định này ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì
được tính ít nhất 45 phút.
3. Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được
bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.
4. Ngoài trường hợp làm việc theo ca
liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này, khuyến khích các bên
thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc.
Điều 65. Thời
gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao
động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo
quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động
tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời
gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng
lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ
việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng
ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng
dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của
tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc
theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc
không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là
không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Điều 66. Cách
tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
1. Số ngày nghỉ hằng năm của người
lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều
113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số
ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm
việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
2. Trường hợp người lao động làm việc
chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người
lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động)
chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc
bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được
tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
3. Toàn bộ thời gian người lao động
làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp
nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ
hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều
114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Điều 67. Tiền
tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và
các ngày nghỉ có hưởng lương khác
1. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày
đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm
theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa
thuận.
2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người
lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương
theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1
Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời
điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng
lương.
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người
lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết
số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động
là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động
thôi việc, bị mất việc làm.
Điều 68. Một số
công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Ngoài các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao
động, các công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi khác gồm:
a) Các công việc phòng chống thiên
tai, hỏa hoạn và dịch bệnh;
b) Các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao;
c) Sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm;
d) Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ
thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội quy định cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
3. Các bộ, ngành quản lý quy định cụ
thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với các công việc có tính chất đặc biệt quy định
tại Điều 116 của Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều này sau
khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
KỶ LUẬT LAO ĐỘNG,
TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
Nội quy lao động tại Điều
118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải ban
hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao
động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc
ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật
lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
2. Nội dung nội quy lao động không được
trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật
có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca
làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu
có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải
lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng
năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định
phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục;
tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
c) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi
làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo
đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các
phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại
nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc:
người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định
tại Điều 85 Nghị định này;
đ) Bảo vệ tài sản và bí mật kinh
doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: quy định
danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ;
trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm
tài sản và bí mật;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển
người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động: quy định cụ thể các trường
hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc
khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 29
của Bộ luật Lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động
của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động; quy định cụ thể
hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với
hành vi vi phạm;
h) Trách nhiệm vật chất: quy định các
trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có
hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu
hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại;
người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật
lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng
lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động
hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
3. Trước khi ban hành nội quy lao động
hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý
kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại
diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao
động tại cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định này.
4. Nội quy lao động sau khi ban hành
phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và
thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những
nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Điều 70. Trình tự,
thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như
sau:
1. Khi phát hiện người lao động có
hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử
dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo
pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động
phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy
ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao
động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động,
người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước
ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về
nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên
người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến
các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản
1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông
báo trước khi diễn ra cuộc họp;
b) Khi nhận được thông báo của người
sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm
b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc
họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự
không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động
và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường
hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời
gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp
xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm
a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định
tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động
không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến
hành họp xử lý kỷ luật lao động.
3. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật
lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và
có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm
c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào
biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội
dung biên bản.
4. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao
động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động,
người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật
lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm
b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
Điều 71. Trình tự,
thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường
thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động được
quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành
vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng
lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác
gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định
mức cho phép thì người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng
văn bản về vụ việc.
2. Trong thời hiệu xử lý bồi thường
thiệt hại quy định tại Điều 72 Nghị định này, người sử dụng lao động tiến hành
họp xử lý bồi thường thiệt hại như sau:
a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi
tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động thông báo đến
các thành phần phải tham dự họp bao gồm: các thành phần quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, thẩm định
viên về giá (nếu có); bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi
diễn ra cuộc họp. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành
họp xử lý bồi thường thiệt hại; họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt hại và
hành vi vi phạm;
b) Khi nhận được thông báo của người
sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này
phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong
các thành phần không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì
người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa
điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động
quyết định thời gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp
xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại
điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp
quy định tại điểm a khoản này không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì người sử
dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật.
3. Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường
thiệt hại phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp
và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều
này, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ
tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
4. Quyết định xử lý bồi thường thiệt
hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Quyết định xử
lý bồi thường thiệt hại phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt hại; mức bồi
thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các
thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5. Các trường hợp bồi thường thiệt hại
khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Điều 72. Thời hiệu
xử lý bồi thường thiệt hại
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như
sau:
1. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ,
thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do
người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người
sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
2. Không xử lý bồi thường thiệt hại đối
với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều
122 của Bộ luật Lao động.
3. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động, nếu hết thời hiệu hoặc
còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý bồi thường
thiệt hại nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Điều 73. Khiếu nại
về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm
đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy
không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan
có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
lao động hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy
định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động quyết
định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải trái quy định của pháp luật
thì ngoài nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực lao động hoặc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo
trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động
thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều
41 của Bộ luật Lao động.
LAO ĐỘNG NỮ VÀ BẢO
ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI
Mục 1. QUY ĐỊNH
CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NỮ VÀ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI
Điều 74. Người sử
dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ
Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều
lao động nữ là người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Sử dụng từ 10 lao động nữ đến dưới
100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động.
2. Sử dụng từ 100 lao động nữ đến dưới
1.000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao
động.
3. Sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở
lên.
Điều 75. Nơi có
nhiều lao động
Nơi có nhiều lao động được xác định
như sau:
1. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi tắt là khu công nghiệp) có từ
5.000 người lao động trở lên đang làm việc trong các doanh nghiệp và có tham
gia đóng bảo hiểm xã hội trên địa bàn khu công nghiệp.
2. Xã, phường, thị trấn có từ 3.000
người lao động trở lên đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú tại xã, phường,
thị trấn đó.
Điều 76. Phòng vắt,
trữ sữa mẹ
Phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không
gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước,
bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện
sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng
để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa.
Điều 77. Nhà trẻ,
lớp mẫu giáo
Nhà trẻ, lớp mẫu giáo là cơ sở giáo dục
mầm non theo quy định tại Điều 26 của Luật Giáo dục, gồm:
1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ
em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi.
2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc
lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi.
3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập
là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến
06 tuổi.
Mục 2. BẢO ĐẢM
BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
Điều 78. Quyền
làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng
giới
1. Quyền bình đẳng của người lao động:
a) Người sử dụng lao động có trách
nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện
pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương,
khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật
chất và tinh thần;
b) Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng của
lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới về
các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách
nhiệm tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những
vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của phụ nữ. Việc tham khảo ý kiến
của đại diện lao động nữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị
định này.
3. Nhà nước khuyến khích người sử dụng
lao động:
a) Ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ
vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả
nam và nữ; ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với lao động nữ trong trường
hợp hợp đồng lao động hết hạn;
b) Thực hiện các chế độ, chính sách đối
với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.
Điều 79. Tăng cường
phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc
1. Người sử dụng lao động bảo đảm có
đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động
phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:
a) Lập kế hoạch, thực hiện các giải
pháp để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm
việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc
làm tại nhà, đào tạo nâng cao tay nghề; lao động nữ được đào tạo thêm nghề dự
phòng phù hợp với đặc điểm cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ;
b) Xây dựng cơ sở văn hóa, thể thao,
y tế, nhà ở và các cơ sở vật chất khác phục vụ người lao động tại nơi có nhiều
lao động.
Điều 80. Chăm
sóc sức khỏe đối với lao động nữ
1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động
nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y
tế ban hành.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động
tạo điều kiện cho lao động nữ đang mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn
quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của
lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành
kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền
lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ
trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế
tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng
tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp
lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định
tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa
thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại
nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có
nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc
thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a
khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo
công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được
nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
4. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới
12 tháng tuổi:
a) Lao động nữ trong thời gian nuôi
con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút
trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ
ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu
nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa
thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực
tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có
nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc
thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động
được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời
gian được nghỉ.
5. Khuyến khích người sử dụng lao động
lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc,
nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người
sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt
phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
6. Khuyến khích người sử dụng lao động
tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ
tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận
với người sử dụng lao động.
Điều 81. Tổ chức
nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm:
a) Bố trí dành quỹ đất xây dựng nhà
trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động trong kế hoạch sử dụng đất của địa
phương;
b) Xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo bảo
đảm đáp ứng nhu cầu của người lao động;
c) Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng một
phần hoặc toàn bộ công trình hoặc sử dụng quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có cho
các tổ chức, cá nhân thuê để thành lập nhà trẻ, lớp mẫu giáo phục vụ nhu cầu của
người lao động;
d) Chỉ đạo thực hiện nghiêm các cơ chế,
chính sách về xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi về đất, vốn vay và
thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà
trẻ, lớp mẫu giáo phục vụ nhu cầu của người lao động;
đ) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà
nước về giáo dục theo quy định của pháp luật.
2. Nhà trẻ, lớp mẫu giáo dân lập, tư
thục ở nơi có nhiều lao động được hưởng các chính sách áp dụng cho cơ sở giáo dục
mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp quy định tại Điều 5 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của
Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
3. Trẻ em mầm non là con của người
lao động làm việc tại nơi có nhiều lao động được hưởng chính sách như đối với
trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp quy định tại
Điều 8 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm
2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
4. Giáo viên mầm non làm việc tại nhà
trẻ, lớp mẫu giáo dân lập, tư thục ở nơi có nhiều lao động được hưởng các chính
sách áp dụng cho giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập,
tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp quy định tại Điều 10 Nghị
định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định
chính sách phát triển giáo dục mầm non.
5. Khuyến khích người sử dụng lao động
tổ chức, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí xây dựng
nhả trẻ, lớp mẫu giáo.
Điều 82. Giúp đỡ,
hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động
Căn cứ điều kiện cụ thể, người sử dụng
lao động xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ
tại nhà trẻ, lớp mẫu giáo đối với người lao động có con trong độ tuổi gửi trẻ,
mẫu giáo bằng tiền hoặc hiện vật. Người sử dụng lao động quyết định mức và thời
gian hỗ trợ sau khi trao đổi, thảo luận với bên người lao động thông qua đối
thoại tại nơi làm việc quy định tại Điều 63, Điều 64 của Bộ luật
Lao động và Chương V Nghị định này.
Điều 83. Chính
sách hỗ trợ người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động đầu tư xây
dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình
phúc lợi khác bảo đảm các điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định về
chính sách khuyến khích xã hội hóa thì được hưởng các ưu đãi theo quy định về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho
người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Nhà ở.
Trường hợp đầu tư, tổ chức nhà trẻ, lớp
mẫu giáo thì được miễn hoặc giảm tiền thuê cơ sở vật chất.
2. Người sử dụng lao động được Nhà nước
hỗ trợ như sau:
a) Người sử dụng lao động sử dụng nhiều
lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Các khoản chi tăng thêm cho lao động
nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Mục 3. PHÒNG, CHỐNG
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC
Điều 84. Quấy rối
tình dục tại nơi làm việc
1. Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng
trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy
bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất
tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên
khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và
cuộc sống của người bị quấy rối.
2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
bao gồm:
a) Hành vi mang tính thể chất gồm
hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý
tình dục;
b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm
lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình
dục hoặc có ngụ ý tình dục;
c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm
ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên
quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
3. Nơi làm việc quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động là bất cứ địa điểm nào mà
người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng
lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc
như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa
ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử,
phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc
và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người
sử dụng lao động quy định.
Điều 85. Quy định
của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Quy định của người sử dụng lao động
về phòng, chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban
hành kèm theo nội quy lao động, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục
tại nơi làm việc;
b) Quy định chi tiết, cụ thể về các
hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của
công việc và nơi làm việc;
c) Trách nhiệm, thời hạn, trình tự,
thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm
cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và các quy định có liên quan;
d) Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối
với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật
tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;
đ) Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân
và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Các quy định của người sử dụng lao
động về khiếu nại, tố cáo về quấy rối tình dục và xử lý đối với hành vi quấy rối
tình dục phải bảo đảm các nguyên tắc:
a) Nhanh chóng,
kịp thời;
b) Bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại,
tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
Điều 86. Trách
nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện
các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục
tại nơi làm việc;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;
c) Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về
hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời
ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an
toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố
cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
2. Người lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tham gia xây dựng môi trường làm
việc không có quấy rối tình dục;
c) Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối
tình dục tại nơi làm việc.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại
cơ sở có trách nhiệm:
a) Tham gia xây dựng, thực hiện, giám
sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối
tình dục tại nơi làm việc;
b) Cung cấp thông tin, tư vấn và đại
diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục;
c) Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình
dục tại nơi làm việc.
4. Khuyến khích người sử dụng lao động
và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tiến hành thương lượng
tập thể.
Mục 4. TRÁCH NHIỆM
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Điều 87. Tổ chức
thực hiện chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền,
phổ biến các chính sách đối với lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng,
chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 83 Nghị định
này.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều 81 Nghị định
này.
4. Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn tiêu chuẩn về buồng tắm, buồng vệ sinh quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định
này;
b) Ban hành danh mục khám chuyên khoa
phụ sản cho lao động nữ quy định tại khoản 1 Điều 80 Nghị định này;
c) Hướng dẫn triển
khai phòng vắt, trữ sữa mẹ quy định tại khoản 5 Điều 80 Nghị định này.
5. Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ, bảo đảm bình đẳng
giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Chương này;
b) Rà soát, xác định nơi có nhiều lao
động và tổ chức thực hiện quy định tại Điều 81 Nghị định này.
6. Đề nghị Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện quy định tại Chương này.
NHỮNG QUY ĐỊNH
RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Điều 88. Lao động
là người giúp việc gia đình
Lao động là người giúp việc gia đình
là người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật
Lao động có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản để làm những công việc
theo quy định tại khoản 1 Điều 161 của Bộ luật Lao động.
Điều 89. Một số
quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Quy định về hình thức hợp đồng lao
động theo Điều 14 và khoản 1 Điều 162; nghĩa vụ cung cấp
thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo Điều 16; nội
dung hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21; đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 35, khoản 3 Điều 36 và
khoản 2 Điều 162; nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40, Điều 41; trợ cấp
thôi việc theo Điều 46 của Bộ luật Lao động được thực hiện
như sau:
a) Khi nhận người lao động vào làm việc
thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Hình
thức hợp đồng lao động ký kết phải bằng văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 162 của Bộ
luật Lao động;
b) Trước khi ký kết hợp đồng lao động,
người lao động và người sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo
quy định tại Điều 16 của Bộ luật Lao động, đồng thời người
sử dụng lao động phải cung cấp rõ các thông tin về phạm vi công việc phải làm,
điều kiện ăn ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động và những
thông tin cần thiết khác liên quan đến việc bảo đảm an toàn sức khỏe trong việc
thực hiện công việc mà người lao động yêu cầu;
c) Nội dung hợp đồng lao động theo
quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động. Căn cứ
Mẫu số 01/PLV Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, người sử dụng lao động
và người lao động có trách nhiệm thỏa thuận cụ thể các quyền, nghĩa vụ và lợi
ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động để thực hiện phù hợp với điều kiện thực
tế nhưng phải bảo đảm các nội dung chủ yếu quy định tại khoản
1 Điều 21 của Bộ luật Lao động;
d) Trong quá trình thực hiện hợp đồng
lao động, mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần
lý do nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày, trừ các trường hợp sau thì không phải
báo trước:
d1) Người lao động đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động vì các lý do: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm
làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường
hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động; không được
trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động; bị người sử dụng lao động
ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại
nơi làm việc; lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động; đủ tuổi nghỉ hưu theo
quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác; người sử dụng lao động cung cấp thông tin không
trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động
làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;
d2) Người sử dụng lao động đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do: Người lao động không có mặt tại nơi
làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động;
người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc
liên tục trở lên;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng
quy định tại điểm d khoản này. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật thì người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều
40, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động. Trường hợp người sử dụng lao động
vi phạm thời hạn báo trước theo điểm d khoản này thì phải trả cho người lao động
một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày
không báo trước;
e) Khi hợp đồng lao động chấm dứt
theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và khoản 7 Điều 34
của Bộ luật Lao động và điểm d khoản này, người sử dụng lao động có trách nhiệm
trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều
46 của Bộ luật Lao động; hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản
tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
2. Người lao động và người sử dụng
lao động thỏa thuận về tiền lương, thưởng và thực hiện trả lương, thưởng theo
quy định tại Chương VI (trừ Điều 93)
của Bộ luật Lao động, trong đó tiền lương của người lao động thỏa thuận trong hợp
đồng lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 90 của Bộ
luật Lao động bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản
bổ sung khác nếu có. Mức lương theo công việc bao gồm cả chi phí tiền ăn, ở của
người lao động tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có) không được thấp hơn
mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Người sử dụng lao động và người
lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), tối
đa không quá 50% mức lương theo công việc ghi trong hợp đồng lao động.
3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi thực hiện theo quy định tại Chương VII của Bộ luật Lao động
và Chương VII Nghị định này, trong đó thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc
bình thường, ngày nghỉ hằng tuần được thực hiện như sau:
a) Vào ngày làm việc bình thường,
ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, người
sử dụng lao động phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất
8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;
b) Người lao động được nghỉ hằng tuần
theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động, trường hợp
người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người
lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
4. Người sử dụng lao động có trách
nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng
lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người
lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trường hợp người lao động đồng thời
giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia đình thì trách nhiệm trả tiền
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được thực hiện theo từng
hợp đồng lao động.
5. An toàn, vệ sinh lao động đối với
lao động là người giúp việc gia đình được thực hiện như sau:
a) Người sử dụng lao động có trách
nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống
cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến công việc của người lao động; trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong quá trình làm việc;
b) Khi người lao động bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm đối
với người lao động theo quy định tại Điều 38, Điều 39 của Luật
An toàn, vệ sinh lao động;
c) Người lao động có trách nhiệm chấp
hành đúng hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ; bảo
đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, dân cư nơi cư trú.
6. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật
chất đối với người lao động được thực hiện như sau:
a) Người sử dụng lao động và người
lao động xác định cụ thể các hành vi, hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách
nhiệm vật chất theo quy định tại khoản 2 Điều 118 và Điều 129
của Bộ luật Lao động và ghi trong hợp đồng lao động hoặc thể hiện bằng hình
thức thỏa thuận khác;
b) Hình thức xử lý kỷ luật lao động
áp dụng đối với người lao động bao gồm khiển trách, sa thải theo khoản 1, khoản 4 Điều 124 của Bộ luật Lao động;
c) Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được
người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp: Người lao động có hành vi
vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 125 của Bộ
luật Lao động hoặc người lao động có hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc có lời
nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự đối
với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình;
d) Khi phát hiện người lao động có
hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động xem xét, xử lý kỷ
luật lao động theo hình thức quy định tại điểm b khoản này đối với người lao động.
Trường hợp người lao động là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người sử
dụng lao động phải thông báo việc xử lý kỷ luật lao động đến người đại diện
theo pháp luật của người lao động;
đ) Việc xử lý kỷ luật lao động đối với
người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại điểm a, điểm c khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều
122 của Bộ luật Lao động.
Điều 90. Nghĩa vụ
của người sử dụng lao động, người lao động
1. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định
tại các Điều 163, 164 và 165 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động phải thông
báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp
xã) việc sử dụng lao động, chấm dứt sử dụng lao động tương ứng theo Mẫu số
02/PLV, Mẫu số 03/PLV Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều 91. Trách
nhiệm quản lý lao động là người giúp việc gia đình
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội thực hiện tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động là người
giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy định về lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội: Hướng dẫn công chức cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quy định
pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lao động là người giúp việc gia
đình trên địa bàn.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy
định pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình theo hướng dẫn của Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) Phân công đầu mối theo dõi, quản
lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động là người
giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý;
c) Tiếp nhận thông báo về việc sử dụng,
chấm dứt sử dụng lao động là người giúp việc gia đình quy định tại khoản 2 Điều
90 Nghị định này; tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng lao động là người giúp việc
gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý khi có yêu cầu của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền.
GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Điều 92. Tiêu
chuẩn hòa giải viên lao động
1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo
đức tốt.
2. Có trình độ đại học trở lên và có
ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
3. Không thuộc diện đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Điều 93. Trình tự
và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động
1. Lập kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm
hòa giải viên lao động
a) Quý I hằng năm, Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát nhu cầu tuyển chọn, bổ nhiệm hòa
giải viên lao động thuộc thẩm quyền quản lý để lập kế hoạch và báo cáo Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 3 hằng năm;
b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tổng hợp kế hoạch của các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và kế hoạch của
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để xây dựng thành kế hoạch chung của toàn tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt.
2. Trình tự, thủ tục tuyển chọn, bổ
nhiệm hòa giải viên lao động
a) Căn cứ kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm
hòa giải viên lao động được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo công khai việc tuyển chọn hòa
giải viên lao động trên địa bàn thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan,
đơn vị và trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời gửi Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội để phối hợp thực hiện;
b) Trong thời hạn đăng ký ghi trong
thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động của Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội, cá nhân trực tiếp đăng ký hoặc được các cơ quan, đơn vị của nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác giới thiệu tham
gia dự tuyển hòa giải viên lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ dự tuyển gồm: Đơn dự tuyển hòa
giải viên lao động; sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền; giấy chứng
nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế; bản
sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối
chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan; văn bản giới thiệu tham gia làm hòa giải
viên lao động của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày hết hạn nộp hồ sơ ghi trong thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động,
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát người đủ tiêu chuẩn,
tổng hợp, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định;
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội thẩm định các hồ sơ dự tuyển (kể cả các hồ sơ do Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội trực tiếp nhận), lựa chọn và lập danh sách vị trí
bổ nhiệm của từng hòa giải viên lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội và của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, bổ nhiệm;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động. Thời
hạn bổ nhiệm hòa giải viên lao động tối đa không quá 05 năm.
3. Bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động
a) Ít nhất 03 tháng trước khi kết
thúc thời hạn bổ nhiệm, nếu hòa giải viên lao động có nhu cầu tiếp tục làm hòa
giải viên lao động thì gửi đơn đề nghị bổ nhiệm lại đến Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội;
b) Căn cứ kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm
hòa giải viên lao động hằng năm đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt; kết quả rà soát tiêu chuẩn, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của
hòa giải viên lao động theo phân cấp quản lý, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đơn đề nghị bổ nhiệm lại của hòa giải viên lao động, Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội có văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm lại đối với các trường hợp đủ
tiêu chuẩn, điều kiện.
4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội công khai, cập nhật, đăng tải danh sách
họ tên, địa bàn phân công hoạt động, số điện thoại, địa chỉ liên hệ của hòa giải
viên lao động được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trên cổng thông tin điện tử của cơ
quan, đơn vị và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa
phương để người lao động, người sử dụng lao động biết và liên hệ.
Điều 94. Miễn
nhiệm hòa giải viên lao động
1. Hòa giải viên lao động miễn nhiệm
khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đơn xin thôi làm hòa giải viên
lao động;
b) Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định
tại Điều 92 Nghị định này;
c) Có hành vi vi phạm pháp luật làm
phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ
của hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật;
d) Có 02 năm bị đánh giá không hoàn
thành nhiệm vụ theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
đ) Từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần
trở lên khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về
hợp đồng đào tạo nghề mà không có lý do chính đáng theo quy định tại quy chế quản
lý hòa giải viên lao động.
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm hòa giải
viên lao động
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm
a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn
xin thôi làm hòa giải viên lao động của hòa giải viên lao động, Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem
xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
b) Đối với các trường hợp quy định tại
các điểm b, c, d, và đ khoản 1 Điều này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
căn cứ báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và kết quả rà soát,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động.
Điều 95. Thẩm
quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
1. Việc cử hòa giải viên lao động thực
hiện nhiệm vụ hòa giải do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động
– Thương binh và Xã hội thực hiện theo phân cấp trong quy chế quản lý hòa giải
viên lao động.
2. Trình tự, thủ tục cử hòa giải viên
lao động
a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và yêu cầu hỗ trợ phát triển quan
hệ lao động được gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động
– Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động.
Trường hợp hòa giải viên lao động trực
tiếp nhận đơn yêu cầu từ đối tượng tranh chấp đề nghị giải quyết thì trong thời
hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, hòa giải viên lao động phải chuyển cho Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
đang quản lý hòa giải viên lao động để phân loại xử lý;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được yêu cầu, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phân loại và
có văn bản cử hòa giải viên lao động giải quyết theo quy định.
Trường hợp tiếp nhận đơn từ hòa giải
viên lao động theo quy định tại điểm a khoản này thì trong thời hạn 12 giờ kể từ
khi tiếp nhận đơn, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội ra văn bản cử hòa giải viên lao động
theo quy định.
3. Tùy theo tính chất phức tạp của vụ
việc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội có thể cử một hoặc một số hòa giải viên lao động cùng tham gia giải quyết.
Điều 96. Chế độ,
điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động
1. Hòa giải viên lao động được hưởng
các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ
của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng
mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động
làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ
ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định
số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem
xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định áp dụng mức bồi dưỡng cao hơn
mức quy định tại điểm này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương;
b) Được cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi
đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia thực hiện
nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;
c) Được áp dụng chế độ công tác phí
quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian thực hiện
nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;
d) Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức;
đ) Được khen thưởng theo quy định của
Luật Thi đua, khen thưởng về thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ của hòa
giải viên lao động theo quy định;
e) Được hưởng các chế độ khác theo
quy định của pháp luật.
2. Cơ quan cử hòa giải viên lao động
quy định tại Điều 95 Nghị định này có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện
làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện cần thiết khác để hòa giải
viên lao động làm việc.
3. Kinh phí chi trả các chế độ, điều
kiện hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này do ngân sách nhà nước bảo
đảm. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 97. Quản lý
hòa giải viên lao động
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm
quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về hòa giải
viên lao động;
b) Tuyên truyền, hướng dẫn, thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về hòa giải lao động;
c) Xây dựng nội dung, chương trình và
tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với hòa
giải viên lao động.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm
và quản lý hoạt động của hòa giải viên lao động trên địa bàn cấp tỉnh.
Đối với những tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có nhiều doanh nghiệp, lao động, phát sinh nhiều tranh chấp
lao động có thể xem xét, bổ nhiệm một số hòa giải viên lao động chuyên trách
thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Hòa giải viên lao động chuyên trách
có nhiệm vụ tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào
tạo nghề, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động và giúp Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội quản lý công tác hòa giải lao động trên địa bàn. Tiêu chuẩn tuyển chọn,
bổ nhiệm, nhiệm vụ của hòa giải viên lao động chuyên trách thực hiện theo quy
chế quản lý hòa giải viên lao động;
b) Ban hành quy chế quản lý hòa giải
viên lao động, phân cấp quản lý hòa giải viên lao động thuộc Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
c) Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện
chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng đối với hòa giải viên lao động theo
quy định.
3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
b) Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn;
c) Lập và thực hiện kế hoạch tuyển chọn,
bổ nhiệm hòa giải viên lao động hằng năm;
d) Cử hòa giải viên lao động thực hiện
nhiệm vụ giải quyết tranh chấp và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động theo phân
cấp quản lý; bảo đảm điều kiện làm việc đối với hòa giải viên lao động; đánh
giá hoạt động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hòa giải viên lao động; thực hiện
chế độ bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng đối với hòa giải viên lao động theo quy
định; thực hiện quản lý hồ sơ hòa giải viên lao động, hồ sơ các vụ việc giải
quyết tranh chấp và các tài liệu liên quan khác;
đ) Chủ trì, phối hợp với đơn vị
chuyên môn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho hòa giải viên lao động trên địa bàn;
e) Thực hiện thanh tra, kiểm tra,
giám sát công tác hòa giải lao động theo quy định của pháp luật;
g) Hằng năm, tổng hợp tình hình hòa
giải lao động báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội.
4. Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội:
a) Thực hiện quản lý hòa giải viên
lao động trên địa bàn cấp huyện theo phân cấp;
b) Lập và thực hiện kế hoạch tuyển chọn,
bổ nhiệm hòa giải viên lao động hằng năm theo phân cấp;
c) Cử hòa giải viên lao động thực hiện
nhiệm vụ giải quyết tranh chấp và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động theo phân
cấp quản lý; bảo đảm điều kiện làm việc cho hòa giải viên lao động; đánh giá hoạt
động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hòa giải viên lao động, thực hiện chế độ
bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng đối với hòa giải viên lao động; quản lý, lưu trữ
hồ sơ các vụ việc giải quyết tranh chấp và các tài liệu liên quan khác;
d) Cử hòa giải viên lao động tham gia
các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức;
đ) Hằng năm, tổng hợp tình hình hòa
giải lao động trên địa bàn báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Mục 2. HỘI ĐỒNG
TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG
Điều 98. Tiêu
chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động
1. Là công dân Việt Nam, có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất
đạo đức tốt, có uy tín, công tâm.
2. Có trình độ đại học trở lên, hiểu
biết pháp luật và có ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến
quan hệ lao động.
3. Không thuộc diện đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản
án nhưng chưa được xóa án tích.
4. Được Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội hoặc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao
động trên địa bàn tỉnh đề cử làm trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động.
5. Không phải là thẩm phán, kiểm sát
viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm
sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.
Điều 99. Bổ nhiệm
trọng tài viên lao động
1. Căn cứ số lượng trọng tài viên lao
động của Hội đồng trọng tài lao động quy định tại khoản 2 Điều
185 của Bộ luật Lao động và tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động
quy định tại Điều 98 Nghị định này, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, tổ chức đại diện
người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh lập hồ sơ đề cử người tham gia làm trọng
tài viên lao động gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động của
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa
bàn tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định,
đồng thời đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động để tổng hợp chung,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm trọng tài viên lao động.
Việc đề cử người tham gia làm trọng
tài viên lao động của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải bảo đảm đúng
thành phần quy định tại điểm a khoản 2 Điều 185 của Bộ luật
Lao động để bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài
lao động.
3. Hồ sơ đề cử bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan đề cử;
b) Đơn đề nghị tham gia làm trọng tài
viên lao động của người được đề cử;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ
quan có thẩm quyền;
d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ
quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế;
đ) Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng
thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng
chỉ liên quan.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm trọng tài viên lao động để tham gia
Hội đồng trọng tài lao động.
Thời gian bổ nhiệm của trọng tài viên
lao động theo nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động. Trong nhiệm kỳ của Hội
đồng trọng tài lao động, nếu có sự bổ sung, thay thế đối với trọng tài viên lao
động bị miễn nhiệm theo quy định tại Điều 100 Nghị định này thì thời gian bổ
nhiệm đối với trọng tài viên lao động được bổ sung, thay thế được tính theo thời
gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng trọng tài lao động.
Khi kết thúc thời gian bổ nhiệm, trọng
tài viên lao động đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 98 Nghị định này
và được các cơ quan quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều
185 của Bộ luật Lao động tiếp tục đề cử thì được xem xét bổ nhiệm lại làm
trọng tài viên lao động theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều này.
Điều 100. Miễn
nhiệm trọng tài viên lao động
1. Trọng tài viên lao động miễn nhiệm
khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đơn xin thôi làm trọng tài viên
lao động;
b) Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều
kiện theo quy định tại Điều 98 Nghị định này;
c) Cơ quan đề cử có văn bản đề nghị
miễn nhiệm, thay thế trọng tài viên lao động;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật làm
phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ
của trọng tài viên lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Có 02 năm bị đánh giá không hoàn
thành nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm trọng
tài viên lao động
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm
a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn
xin thôi làm trọng tài viên lao động của trọng tài viên lao động, Chủ tịch Hội
đồng trọng tài lao động có văn bản báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Hội đồng
trọng tài lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trao đổi với cơ quan đề
cử và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm
trọng tài viên lao động;
b) Đối với các trường hợp quy định tại
điểm b, c, d, và đ khoản 1 Điều này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ
văn bản báo cáo của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động để rà soát, trao đổi với
cơ quan đề cử và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định
miễn nhiệm trọng tài viên lao động;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm trọng tài viên lao động.
Điều 101. Thành
lập Hội đồng trọng tài lao động
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động với nhiệm kỳ 05 năm, bao gồm
các trọng tài viên lao động được bổ nhiệm theo quy định tại Điều 99 Nghị định
này, trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội được bổ nhiệm trọng tài viên lao động, làm việc
theo chế độ kiêm nhiệm;
b) Thư ký Hội đồng là công chức Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội được bổ nhiệm trọng tài viên lao động, là thường
trực của Hội đồng, làm việc theo chế độ chuyên trách;
c) Thành viên khác của Hội đồng là
các trọng tài viên lao động còn lại, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
d) Hội đồng trọng tài lao động được sử
dụng con dấu riêng.
2. Hội đồng trọng tài lao động có
trách nhiệm:
a) Giải quyết tranh chấp lao động
theo quy định tại các Điều 189, 193 và 197 của Bộ luật Lao động;
b) Giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích ở nơi sử dụng lao động không được đình công theo quy định tại Mục
3 Chương này;
c) Giải quyết tranh chấp lao động
khác theo quy định của pháp luật;
d) Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động
trên địa bàn tỉnh theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;
đ) Định kỳ hằng năm báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa
bàn tỉnh kết quả hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
3. Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động
có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chế hoạt động của Hội
đồng trọng tài lao động sau khi lấy ý kiến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa
bàn tỉnh;
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
trọng tài viên lao động và điều hành các hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;
c) Quyết định thành lập Ban trọng tài
lao động; tham gia và thực hiện nhiệm vụ của Ban trọng tài lao động theo quy định
tại Điều 102 Nghị định này;
d) Hằng năm, chủ trì họp Hội đồng trọng
tài lao động để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng trọng tài viên
lao động theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động, tổng hợp báo
cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Thư ký Hội đồng trọng tài lao động
có trách nhiệm:
a) Làm nhiệm vụ thường trực, thực hiện
các công việc hành chính, tổ chức, hậu cần bảo đảm các hoạt động của Hội đồng
trọng tài lao động;
b) Giúp Hội đồng trọng tài lao động lập
kế hoạch công tác, tổ chức các cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động của Ban
trọng tài lao động;
c) Tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh
chấp lao động, tham mưu, đề xuất cho Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động lựa
chọn và thành lập Ban trọng tài lao động;
d) Tham gia và thực hiện nhiệm vụ của
Ban trọng tài lao động theo quy định tại Điều 102 Nghị định này;
đ) Phân loại, lưu trữ hồ sơ giải quyết
tranh chấp lao động theo quy định;
e) Thực hiện các công việc khác theo
phân công của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động và quy chế hoạt động của Hội
đồng trọng tài lao động.
5. Trọng tài viên lao động có trách
nhiệm:
a) Tham gia và thực hiện nhiệm vụ của
Ban trọng tài lao động theo quy định tại Điều 102 Nghị định này;
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động và phân công của Chủ tịch Hội
đồng trọng tài lao động.
Điều 102. Thành
lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các
điểm a, b và c khoản 2 Điều 101 Nghị định này, Hội đồng trọng tài lao động có
trách nhiệm thành lập Ban trọng tài lao động.
2. Thành phần Ban trọng tài lao động
được xác định theo quy định tại các điểm a, b, và c khoản 4 Điều
185 của Bộ luật Lao động. Trường hợp một bên hoặc cả hai bên tranh chấp
không lựa chọn trọng tài viên lao động theo quy định tại điểm
a khoản 4 Điều 185 của Bộ luật Lao động thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao
động quyết định lựa chọn thay cho bên tranh chấp không đưa ra lựa chọn đó.
Trường hợp hai trọng tài viên lao động
được lựa chọn không thống nhất chọn một trọng tài viên lao động khác làm Trưởng
Ban trọng tài lao động theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều
185 của Bộ luật Lao động thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định
chọn một trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động.
3. Khi Ban trọng tài lao động được
thành lập hoặc đang trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu có bằng chứng rõ
ràng về việc trọng tài viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp không vô
tư, khách quan, có thể làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bên tranh chấp
thì bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động thay đổi
trọng tài viên lao động đó.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
thành lập, Ban trọng tài lao động có trách nhiệm:
a) Tìm hiểu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng
chứng theo thẩm quyền quy định tại Điều 183 của Bộ luật Lao động
để lên phương án giải quyết tranh chấp;
b) Tiến hành tổ chức cuộc họp giải
quyết tranh chấp lao động;
c) Ra quyết định giải quyết tranh chấp
lao động theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 185 của Bộ
luật Lao động và gửi cho các bên tranh chấp.
Quyết định của Ban trọng tài lao động
phải có các nội dung chính: Thời gian (ngày, tháng, năm) ban hành quyết định;
tên, địa chỉ của các bên tranh chấp; nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp;
các căn cứ để giải quyết tranh chấp; nội dung cụ thể các phán quyết giải quyết
tranh chấp của Ban trọng tài lao động; chữ ký của Trưởng Ban trọng tài lao động
và đóng dấu của Hội đồng trọng tài lao động.
Trường hợp không ra quyết định thì
Ban trọng tài lao động có văn bản thông báo cho các bên tranh chấp. Đối với các
trường hợp tranh chấp lao động tập thể về quyền quy định tại điểm
b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật Lao động mà xác định có hành vi vi
phạm pháp luật thì Ban trọng tài lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu
đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Trình tự tiến hành tổ chức cuộc họp
giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này được
thực hiện như sau:
a) Ít nhất 05 ngày trước khi tổ chức cuộc
họp, Ban trọng tài lao động phải có văn bản triệu tập tham gia cuộc họp gửi tới
các bên tranh chấp, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp;
b) Khi nhận được văn bản triệu tập,
các bên tranh chấp phải phản hồi cho Ban trọng tài lao động về việc tham gia
phiên họp. Trường hợp một trong các bên có lý do chính đáng, không thể tham dự
cuộc họp theo thời gian, địa điểm triệu tập thì có thể đề nghị Ban trọng tài
lao động thay đổi thời gian tổ chức phiên họp vào thời điểm thích hợp. Ban trọng
tài lao động có thẩm quyền quyết định cuối cùng việc thay đổi thời gian tiến
hành cuộc họp và thông báo cho các bên;
c) Tại cuộc họp giải quyết tranh chấp
lao động phải có mặt đại diện các bên tranh chấp hoặc người được ủy quyền theo
quy định. Trường hợp một trong các bên vắng mặt, kể cả trường hợp có đề nghị
thay đổi thời gian họp nhưng không được chấp thuận thì Ban trọng tài lao động vẫn
tiến hành phiên họp;
d) Trong phiên họp, Ban trọng tài lao
động phải nêu rõ nội dung các bên đề nghị giải quyết, nghe các bên trình bày cụ
thể về nội dung vụ việc và ghi thành biên bản, có chữ ký của từng trọng tài
viên lao động và các bên tranh chấp tham gia phiên họp.
Điều 103. Chế độ,
điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
1. Trọng tài viên lao động được hưởng
các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ
vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động
theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng
tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức
lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng
11 năm 2019 của Chính phủ).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem
xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định áp dụng mức bồi dưỡng cao hơn
mức quy định tại điểm này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương;
b) Được cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi
đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia Hội đồng trọng
tài lao động, Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp;
c) Được áp dụng chế độ công tác phí
quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian tham gia
Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp;
d) Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức;
đ) Được khen thưởng theo quy định Luật
Thi đua, khen thưởng về thành tích trong thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên
lao động theo quy định;
e) Được hưởng các chế độ khác theo
quy định của pháp luật.
2. Thư ký Hội đồng trọng tài lao động
được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,5 so với mức lương cơ sở theo
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Khi
Chính phủ ban hành chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21
tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về
cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng
vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp thì thực hiện chế độ phụ cấp
trách nhiệm công việc theo quy định mới.
3. Điều kiện hoạt động của trọng tài
viên lao động, Ban trọng tài lao động, Hội đồng trọng tài lao động:
a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm
và các điều kiện cần thiết khác để trọng tài viên lao động, Ban trọng tài lao động,
Hội đồng trọng tài lao động hoạt động;
b) Hội đồng trọng tài lao động được bố
trí địa điểm làm việc tại trụ sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
c) Kinh phí hoạt động của Hội đồng trọng
tài lao động do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí hằng năm cùng với dự
toán chi thường xuyên của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Việc lập dự
toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Hội đồng trọng tài
lao động thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 104. Quản
lý nhà nước đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm
quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về trọng tài
viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động;
b) Tuyên truyền, hướng dẫn, thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về trọng tài viên lao động,
Hội đồng trọng tài lao động theo quy định;
c) Xây dựng chương trình, nội dung và
tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với trọng
tài viên lao động.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm trọng tài
viên lao động, thành lập Hội đồng trọng tài lao động;
b) Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện
chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng
trọng tài lao động theo quy định tại Nghị định này.
3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Thẩm định hồ sơ và đề nghị bổ nhiệm,
miễn nhiệm trọng tài viên lao động, thành lập Hội đồng trọng tài lao động;
b) Tham gia ý kiến để Chủ tịch Hội đồng
trọng tài lao động ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;
c) Bảo đảm điều kiện làm việc của trọng
tài viên lao động, Ban trọng tài lao động, Hội đồng trọng tài lao động; thực hiện
chi trả các chế độ, thi đua, khen thưởng đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng
trọng tài lao động; quản lý, lưu trữ hồ sơ về trọng tài viên lao động, Hội đồng
trọng tài lao động, hồ sơ vụ việc giải quyết tranh chấp lao động của Ban trọng
tài lao động và các tài liệu liên quan khác theo quy định;
d) Chủ trì, phối hợp với đơn vị
chuyên môn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn và bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ đối với trọng tài viên lao động trên địa bàn;
đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra,
giám sát công tác trọng tài lao động theo quy định của pháp luật;
e) Hằng năm, tổng hợp tình hình hoạt
động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Mục 3. DANH MỤC
NƠI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
TẠI NƠI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG
Điều 105. Danh
mục nơi sử dụng lao động không được đình công
Ban hành Danh mục nơi sử dụng lao động
không được đình công gồm những doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp mà việc đình
công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe con người
theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 106. Giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi
sử dụng lao động không được đình công
1. Tranh chấp lao động cá nhân được
giải quyết theo quy định tại các Điều 187, 188, 189 và 190 của
Bộ luật Lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền
được giải quyết theo quy định tại các Điều 191, 192, 193 và
194 của Bộ luật Lao động.
Điều 107. Giải
quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại nơi sử dụng lao động không được
đình công
1. Tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động
trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
2. Giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích của hòa giải viên lao động
a) Giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích của hòa giải viên lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 196 của Bộ luật Lao động;
b) Trường hợp hòa giải không thành hoặc
hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật
Lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong
các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên
tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
3. Giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động
a) Giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 197 của Bộ luật Lao động;
b) Trường hợp hết thời hạn quy định tại
khoản 2 Điều 197 của Bộ luật Lao động mà Ban trọng tài lao
động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản
3 Điều 197 của Bộ luật Lao động mà Ban trọng tài không ra quyết định giải
quyết tranh chấp hoặc một trong hai bên không thực hiện quyết định giải quyết
tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì một trong các bên có quyền yêu cầu Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết vụ việc tranh chấp.
Trong thời gian Hội đồng trọng tài
lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, các bên không được
đồng thời đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
4. Giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối
hợp với các cơ quan liên quan đề xuất giải quyết tranh chấp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công tiến hành giải quyết
tranh chấp lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp
với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và cơ quan có liên quan tìm hiểu vụ việc, hướng
dẫn các bên tranh chấp tiến hành thương lượng giải quyết vụ việc tranh chấp.
Trường hợp các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận thì Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội lập biên bản có chữ ký của đại diện các bên tranh chấp và có văn bản
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo kết quả thỏa thuận giải quyết
tranh chấp lao động. Trường hợp khi hết thời hạn 10 ngày làm việc mà các bên
tranh chấp không đạt được thỏa thuận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp
theo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh
và cơ quan có liên quan đề xuất phương án giải quyết tranh chấp lao động, báo
cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được phương án giải quyết tranh chấp lao động do Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội đề xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì cuộc họp
mời các bên tranh chấp, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các cơ quan, tổ
chức có liên quan cho ý kiến về phương án giải quyết tranh chấp và ra quyết định
giải quyết tranh chấp lao động.
Quyết định giải quyết tranh chấp lao
động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định cuối cùng mà các bên
tranh chấp phải chấp hành.
Điều 108. Giải
quyết tranh chấp liên quan đến quyền thương lượng tập thể tại nơi sử dụng lao động
không được đình công
Tranh chấp giữa các bên liên quan đến
quyền thương lượng tập thể tại nơi sử dụng lao động không được đình công được
thực hiện theo quy định của Chính phủ về giải quyết tranh chấp giữa các bên
liên quan đến quyền thương lượng tập thể theo quy định tại khoản
4 Điều 68 của Bộ luật Lao động.
Mục 4. HOÃN, NGỪNG
ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 109. Các
trường hợp hoãn, ngừng đình công
1. Hoãn đình công là việc Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định lùi thời điểm bắt đầu cuộc đình công đã ấn
định trong quyết định đình công của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
2. Ngừng đình công là việc Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tạm dừng cuộc đình công đang diễn ra cho đến
khi không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi
ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của
con người.
3. Các trường hợp hoãn đình công:
a) Đình công dự kiến tổ chức tại các
đơn vị cung cấp điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục
vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày lễ, tết quy định tại khoản 1
Điều 112 của Bộ luật Lao động;
b) Đình công dự kiến tổ chức tại địa
bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa
hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
4. Các trường hợp ngừng đình công:
a) Đình công diễn ra trên địa bàn xuất
hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy
định của pháp luật;
b) Đình công diễn ra đến ngày thứ ba
tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường,
điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;
c) Đình công diễn ra có các hành vi bạo
động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại
nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc
phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
Điều 110. Trình
tự, thủ tục thực hiện hoãn đình công
1. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận
được quyết định đình công của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền
tổ chức và lãnh đạo đình công, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải
xem xét, nếu thấy cuộc đình công thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
109 Nghị định này thì có văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định hoãn cuộc đình công.
Văn bản đề nghị hoãn đình công gửi Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải bao gồm các nội dung cơ bản sau: tên người sử
dụng lao động nơi dự kiến diễn ra đình công, tên tổ chức đại diện người lao động
tổ chức và lãnh đạo đình công; địa điểm dự kiến diễn ra đình công; thời điểm dự
kiến bắt đầu đình công; yêu cầu của tổ chức đại diện người lao động; lý do cần
thiết phải hoãn cuộc đình công; kiến nghị hoãn đình công, thời hạn hoãn đình
công và các biện pháp để thực hiện quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận
được báo cáo của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định hoãn đình công. Trong thời hạn 12 giờ
kể từ khi ra quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Chủ tịch
Hội đồng trọng tài lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền
tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi dự kiến diễn ra đình
công. Quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực
kể từ ngày ký.
3. Căn cứ quyết định của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức
và lãnh đạo đình công, người lao động, người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ
chức liên quan phải thực hiện ngay việc hoãn đình công theo quy định.
Điều 111. Trình
tự, thủ tục thực hiện ngừng đình công
1. Khi xét thấy cuộc đình công thuộc
các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 109 Nghị định này, Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về
việc ngừng đình công.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận
được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện xem xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ngừng
đình công, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Đề nghị
ngừng đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung cơ bản
sau: Tên người sử dụng lao động nơi đang diễn ra đình công; tên tổ chức đại diện
người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công; địa điểm đình công; thời điểm bắt
đầu đình công; phạm vi diễn ra đình công; số lượng người lao động đang tham gia
đình công; yêu cầu của tổ chức đại diện người lao động; lý do ngừng đình công;
kiến nghị về việc ngừng đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định ngừng
đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận
được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội phải có ý kiến để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem
xét quyết định ngừng đình công.
3. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận
được ý kiến của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định ngừng đình công. Trong thời hạn 12 giờ
kể từ khi ra quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Chủ tịch
Hội đồng trọng tài lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền
tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi đang diễn ra đình
công. Quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu
lực kể từ ngày ký.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định ngừng đình công, tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người lao động,
người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện ngay việc
ngừng đình công theo quy định.
5. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi
nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về
kết quả thực hiện ngừng đình công.
Điều 112. Giải
quyết quyền lợi của người lao động khi hoãn, ngừng đình công
1. Trong thời gian thực hiện quyết định
hoãn, ngừng đình công theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, phối
hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi bị
hoãn, ngừng đình công và các cơ quan liên quan hỗ trợ các bên thương lượng, hòa
giải để giải quyết quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác liên quan.
2. Khi hết thời hạn hoãn, ngừng đình
công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hai bên không
thương lượng giải quyết được quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác
có liên quan thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và
lãnh đạo đình công có thể tiếp tục tổ chức đình công nhưng phải thông báo bằng
văn bản cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp
tục đình công.
Điều 113. Quyền,
trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công
1. Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định về việc ngừng đình công, người lao động phải trở lại làm việc
và được trả lương.
2. Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định về việc ngừng đình công mà người lao động không trở lại làm việc
thì không được trả lương, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Tùy theo mức
độ vi phạm, người lao động bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động
và quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực
thi hành, các Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16
tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ
luật Lao động về việc làm;
b) Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 09
tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
Lao động về hợp đồng lao động; Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm
2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của
Bộ luật Lao động; Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12
tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
nội dung của Bộ luật Lao động;
c) Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20
tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản
3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao
động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
d) Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày
07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3
Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi
làm việc;
đ) Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
Lao động về tiền lương; Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
Lao động về tiền lương;
e) Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10
tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
g) Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01
tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động
về chính sách đối với lao động nữ;
h) Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07
tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
Lao động về lao động là người giúp việc gia đình;
i) Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10
tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
Lao động về tranh chấp lao động;
k) Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08
tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều
220 của Bộ luật Lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được
đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động
không được đình công.
3. Các doanh nghiệp cho thuê lại lao
động đã được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trước ngày Nghị định
này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động
cho đến khi giấy phép hết hạn. Các trường hợp gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy
phép thì thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Nghị định này.
4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới
10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành
quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định
này. Người sử dụng lao động là cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị
định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế
độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngay 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch
công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công
việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng
áp dụng của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ
về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập thì không phải thực hiện tổ chức đối thoại và thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tại Chương V Nghị định này.
5. Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân do các văn bản pháp luật khác quy định; trường hợp
các văn bản pháp luật khác không quy định thì áp dụng các quy định tại Chương
VII của Nghị định này.
6. Hòa giải viên lao động được bổ nhiệm
trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà đang trong thời gian bổ nhiệm
thì tiếp tục làm hòa giải viên lao động cho đến hết thời hạn được bổ nhiệm, trừ
trường hợp thuộc diện miễn nhiệm quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều
94 Nghị định này.
7. Trường hợp các văn bản được viện dẫn
tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới
ban hành.
Điều 115. Trách
nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. Nguyễn Xuân Phúc |
PHỤ LỤC I
(Kèm
theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu số 01/PLI |
Báo cáo tình hình sử dụng lao động |
Mẫu số 02/PLI |
Báo cáo tình hình sử dụng lao động |
TÊN DOANH NGHIỆP,
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
——-
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:
…/….
……,
ngày … tháng … năm …
Kính gửi (1): …………………………………………………
1. Thông tin chung về doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức: Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; địa chỉ, điện thoại, fax,
email, website, mã số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; lĩnh
vực hoạt động, ngành, nghề kinh doanh chính.
2. Thông tin tình hình sử dụng lao động
của đơn vị:
STT |
Họ tên |
Mã số BHXH |
Ngày |
Giới |
Số CCCD/ |
Cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, nơi làm việc |
Vị trí việc làm (2) |
Tiền lương |
Ngành/nghề nặng nhọc, độc hại |
Loại và hiệu lực hợp đồng lao động |
Thời điểm đơn vị bắt đầu đóng BHXH |
Thời điểm đơn vị kết thúc đóng BHXH |
Ghi chú |
|||||||||||||
Nhà quản lý |
Chuyên môn kỹ thuật bậc cao |
Chuyên môn kỹ thuật bậc |
Khác |
Hệ số/ Mức lương |
Phụ cấp |
Ngày bắt đầu HĐLĐ không xác định thời hạn |
Hiệu lực HĐLĐ xác định thời hạn |
Hiệu lực HĐLĐ khác (dưới 1 tháng, thử việc) |
||||||||||||||||||
Chức vụ |
Thâm niên VK (%) |
Thâm niên nghề (%) |
Phụ cấp lương |
Các khoản bổ sung |
Ngày bắt đầu |
Ngày kết thúc |
Ngày bắt đầu |
Ngày kết thúc |
Ngày bắt đầu |
Ngày kết thúc |
||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẠI DIỆN DOANH
NGHIỆP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Chữ ký, dấu)
Ghi chú:
(1) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn
phòng đại diện
(2) Vị trí việc làm phân loại theo:
– Cột (8) Nhà quản lý: Nhóm này bao gồm
những nhà lãnh đạo, quản lý làm việc trong các ngành, các cấp và trong các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều
hành từ trung ương tới cấp xã;
– Cột (9) Chuyên môn kỹ thuật bậc
cao: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi phải có kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm ở trình độ cao (đại học trở lên) trong
lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục, kinh doanh và quản lý, công
nghệ thông tin và truyền thông, luật pháp, văn hóa, xã hội;
– Cột (10) Chuyên môn kỹ thuật bậc
trung: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở trình độ
bậc trung (cao đẳng, trung cấp) về các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe,
kinh doanh và quản lý, luật pháp, văn hóa, xã hội, thông tin và truyền thông,
giáo viên, giáo dục, công nghệ thông tin.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/ THÀNH PHỐ…
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI……
——-
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:
…./….
…,
ngày … tháng … năm ….
Kính gửi
(1): …………………………………..
STT |
Người |
Tổng |
Vị |
Loại |
Ghi |
||||||||
Tổng |
Lao |
Lao |
Số |
Nhà |
Chuyên |
Chuyên |
Khác |
Số |
Số |
Số |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
1 |
Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Cơ quan, tổ chức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GIÁM |
Ghi chú:
(1) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
(2) Vị trí việc làm phân loại theo:
– Cột (7) Nhà quản lý: Nhóm này bao gồm
những nhà lãnh đạo, quản lý làm việc trong các ngành, các cấp và trong các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều
hành từ trung ương tới cấp xã;
– Cột (8) Chuyên môn kỹ thuật bậc
cao: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
và kinh nghiệm ở trình độ cao (đại học trở lên) trong lĩnh vực khoa học và kỹ
thuật, sức khỏe, giáo dục, kinh doanh và quản lý, công nghệ thông tin và truyền
thông, luật pháp, văn hóa, xã hội;
– Cột (9) Chuyên môn kỹ thuật bậc
trung: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở trình độ
bậc trung (cao đẳng, trung cấp) về các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe,
kinh doanh và quản lý, luật pháp, văn hóa, xã hội, thông tin và truyền thông,
giáo viên, giáo dục, công nghệ thông tin.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO
THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)
STT |
Công |
1 |
Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký |
2 |
Thư ký/Trợ lý hành chính |
3 |
Lễ tân |
4 |
Hướng dẫn du lịch |
5 |
Hỗ trợ bán hàng |
6 |
Hỗ trợ dự án |
7 |
Lập trình hệ thống máy sản xuất |
8 |
Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền |
9 |
Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc |
10 |
Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy |
11 |
Biên tập tài liệu |
12 |
Vệ sĩ/Bảo vệ |
13 |
Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện |
14 |
Xử lý các vấn đề tài chính, thuế |
15 |
Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô |
16 |
Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang |
17 |
Lái xe |
18 |
Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục |
19 |
Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, |
20 |
Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo |
PHỤ LỤC III
(Kèm
theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2020 của Chính phủ)
Mẫu số 01/PLIIl
Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động
cho thuê lại lao động
Mẫu số 02/PLIII
Văn bản rút tiền ký quỹ
Mẫu số 03/PLIII
Quyết định trích tiền ký quỹ kinh
doanh hoạt động cho thuê lại lao động
Mẫu số 04/PLIII
Giấy phép hoạt động cho thuê lại
lao động
Mẫu số 05/PLIII
Đơn đề nghị cấp (gia hạn, cấp lại) giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Mẫu số 06/PLIII
Đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt
động cho thuê lại lao động
Mẫu số 07/PLIII
Lý lịch tự thuật
Mẫu số 08/PLIII
Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động
cho thuê lại lao động
Mẫu số 09/PLIII
Báo cáo tình hình hoạt động cho
thuê lại lao động
Mẫu số 10/PLIII
Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động
cho thuê lại lao động
Mẫu số 11/PLIII
Báo cáo tình hình nhận tiền ký quỹ
kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động
Mẫu số 12/PLIII
Danh mục mã tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
TÊN
NGÂN HÀNG
——-
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:
……….
………., ngày … tháng … năm …
GIẤY CHỨNG NHẬN TIỀN KÝ QUỸ HOẠT ĐỘNG
CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP
ngày …. tháng … năm … của Chính phủ …. (ghi theo tên Nghị định của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về nội dung cho thuê lại lao
động theo khoản 2 Điều 54 của Bộ luật Lao động).
Ngân hàng: ……………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:
…………………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại liên hệ:
…………………………………………………………………………………………………………..
CHỨNG
NHẬN
Tên doanh nghiệp:
………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính:
………………………………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp:
…………………………………………………………………………………………………….
Chủ tài khoản:…………………………………………………….
(1) ……………………………………………………
Chức danh của chủ tài khoản: ……………………………………..
(2) …………………………………………….
Đã nộp tiền ký quỹ hoạt động cho thuê
lại lao động như sau:
Số tiền ký quỹ: …………………………………………………………………………………………………………….
Số tiền bằng chữ:
…………………………………………………………………………………………………………
Số tài khoản ký quỹ:
……………………………………………………………………………………………………..
Tại ngân hàng:
……………………………………………………………………………………………………………..
Ngày ký quỹ:
……………………………………………………………………………………………………………….
Số hợp đồng ký quỹ:
………………………………………. ngày ……………………………………….
Được hưởng lãi suất:
……………………………………………………………………………………………………..
ĐẠI
DIỆN NGÂN HÀNG
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Chủ tài khoản ký quỹ là người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
(2) Chức danh của người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
ỦY
BAN NHÂN DÂN … (1)
——-
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
V/v
thông báo đồng ý về việc rút tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động
………., ngày …. tháng …. năm ….
Kính gửi: |
…………(3)……….. |
Căn cứ Nghị định số …/…./NĐ-CP ngày
….tháng ….năm …. của Chính phủ …. (ghi theo tên Nghị định của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về nội dung cho thuê lại lao
động theo khoản 2 Điều 54 của Bộ luật Lao động);
Theo đề nghị của …(3)… đề
nghị rút tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động và hồ sơ kèm theo, …(1)…
có ý kiến như sau:
1. Đồng ý với đề nghị rút tiền ký quỹ
hoạt động cho thuê lại lao động của …..(3)…………, địa chỉ doanh nghiệp
……………., mã số doanh nghiệp: …………., mã số giấy phép (nếu có): …….. để thực hiện
……(5)……..
2. …(3)……. Ngân hàng ….(4),
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố …. có trách nhiệm thực hiện
đúng các quy định về ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động./.
|
CHỦ Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo
công văn.
(3) Tên doanh nghiệp cho thuê lại đề
nghị rút tiền ký quỹ.
(4) Tên ngân hàng nhận ký quỹ.
(5) Ghi lý do rút tiền ký quỹ theo
quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
(6) Trường hợp cấp phó được giao ký
thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới
thì ghi Phó Chủ tịch.
ỦY
BAN NHÂN DÂN … (1)
——-
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:
…/QĐ-UBND
……,
ngày …. tháng …. năm ….
Về việc trích tiền ký quỹ hoạt động
cho thuê lại lao động
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN …(1)…
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày … tháng… năm ….. của Chính
phủ …. (ghi tên Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành về nội dung cho thuê lại lao động theo khoản 2 Điều 54 của Bộ luật Lao động);
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố…..
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Trích tiền từ tài khoản ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động của …(2)…,
mã số doanh nghiệp …(3)… địa chỉ trụ sở chính …(4)… để thực
hiện thanh toán chế độ, quyền lợi của người lao động theo danh sách kèm theo
Quyết định này.
1. Số tài khoản ký quỹ ……………..(5)
………………… tại ………..……(6)………………………
2. Số tiền trích: ……………………..(7)………………………………………………………………..
(Bằng chữ:
………………………(8)………………………………………………………………………………..)
3. Ngân hàng ………..(6)……………………….
thực hiện trích tiền ký quỹ và thanh toán chế độ cho người lao động thuê lại.
4. …………………….(2)…………………….
có trách nhiệm nộp bổ sung tiền ký quỹ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền
được rút ra khỏi tài khoản ký quỹ.
Điều 2.
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố …….(9)…
Ngân hàng …(6)…, Giám đốc …(2)……… chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng …. năm …./.
|
CHỦ |
Ghi chú:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm
quyền trích tiền ký quỹ.
(2) Tên doanh nghiệp bị trích tiền ký
quỹ hoạt động cho thuê tại lao động.
(3) Mã số doanh nghiệp theo giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
(4) Địa chỉ trụ
sở chính của doanh nghiệp bị trích tiền ký quỹ.
(5) Số tài khoản ký quỹ hoạt động cho
thuê lại lao động.
(6) Tên ngân hàng nhận tiền ký quỹ hoạt
động cho thuê lại lao động.
(7) Số tiền trích từ tài khoản ký quỹ.
(8) Số tiền trích từ tài khoản ký quỹ
bằng chữ.
(9) Chức danh người đại diện theo
pháp luật của ngân hàng nhận ký quỹ.
(10) Trường hợp cấp phó được giao ký
thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới
ghi Phó Chủ tịch.
ỦY |
CỘNG |
HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Mã số giấy phép: …(2)…/…(3)…/…(4)…
Cấp lần
đầu: ngày… tháng… năm …(5)
Thay đổi
lần thứ: …., ngày…. tháng… năm…
(………….(6)………..)
1. Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt:
…(7)……………………………………………………………..
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước
ngoài (nếu có): …(8)………………………………………..
2. Mã số doanh nghiệp: …(9)
………………………………………………………………………………..
3. Địa chỉ trụ sở chính:
…………………………………………………………………………………………
Điện thoại:
………………………………………….. Fax: ……………………
Email: ……………………..
4. Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp
Họ tên:
…………………………………………. Giới tính: ……………..
Sinh ngày: ……………………..
Chức danh: …………………………………………………………..(10)……………………………………….
Số giấy chứng thực cá nhân:
………………………………………………………………………………..
Ngày cấp:
……………………………………………………… Nơi cấp:
…………………………………….
5. Thời hạn hiệu lực của giấy phép
Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày
…tháng …năm … và có thời hạn là….tháng (11)./.
|
CHỦ |
Ghi chú:
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành giấy phép.
(2) Số thứ tự giấy phép.
(3) Năm ban hành.
(4) Mã tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương theo Mẫu số 12/PLIII Phụ lục III ban hành kèm
theo Nghị định này.
(5) Ngày, tháng, năm của giấy phép được
cấp lần đầu, trường hợp giấy phép đã được cấp theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định
số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013. Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 3
năm 2019 của Chính phủ thì viết ngày tháng năm của giấy phép đã được cấp.
(6) Ghi: gia hạn hoặc cấp lại theo một
trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 hoặc khoản 1 Điều 27 Nghị định
này. Ví dụ: gia hạn giấy phép hoặc cấp lại giấy phép do thay đổi địa chỉ trụ sở
chính.
(7) Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng
Việt theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(8) Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng
nước ngoài theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(9) Mã số doanh nghiệp theo giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
(10) Chức danh người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp ghi theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(11) Trường hợp cấp lại giấy phép cho
thuê lại lao động mà thời hạn cấp lại có ngày lẻ không trọn tháng thì ghi rõ số
tháng, số ngày.
(12) Trường hợp cấp phó được giao ký
thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
TÊN |
CỘNG |
|
……., ngày … tháng … năm … |
…(2)… giấy phép hoạt
động cho thuê lại lao động
Kính gửi:
…(3)……………
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: ……………………………………………….(1)………………
2. Mã số doanh nghiệp:
…………………………………………………..(4)………………………………….
3. Địa chỉ trụ sở chính:
……………………………………………………………………………………………
Điện thoại:
……………………………………; Fax: ……………….; E-mail:
………………………………
4. Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp
Họ tên: …………………………………………..
Giới tính: …………… Sinh ngày: ………………………
Chức danh(5):
……………………………………………………………………………………………………….
Số giấy chứng thực cá nhân:
…………………………………………………………………………………..
Ngày cấp:
……………………………………………….. Nơi cấp:
……………………………………………
5. Mã số giấy phép hoạt động cho thuê
lại lao động …(6)…. ngày cấp ….(7)….
Đề nghị …(3)… giấy phép
hoạt động cho thuê lại lao động đối với …(1)…
………..(8)…………………………………………………………………………………………
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ
trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
Hồ sơ kèm theo gồm:
……………………………………………………………………………………………
|
ĐẠI |
Ghi chú:
(1) Tên doanh nghiệp đề nghị cấp hoặc
cấp lại hoặc gia hạn giấy phép.
(2) Ghi: cấp hoặc gia hạn hoặc cấp lại
theo đề nghị của doanh nghiệp.
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
(4) Mã số doanh nghiệp theo giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
(5) Chức danh người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp ghi theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(6) Mã số giấy phép hoạt động cho
thuê lại lao động đã được cấp (nếu có); đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy
phép theo mẫu quy định tại Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013
hoặc Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ thì ghi
cụ thể cả phần số và chữ của giấy phép (ví dụ: 11/LĐTBXH-GP hoặc 01/2019/SAG).
(7) Ngày cấp của giấy phép đã được cấp
(nếu có).
(8) Ghi lý do quy định tại khoản 1 Điều
27 Nghị định này nếu thuộc trường hợp cấp lại giấy phép.
(9) Chức danh của người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
TÊN |
CỘNG |
|
…….., ngày … tháng … năm … |
Thu hồi giấy phép hoạt động cho
thuê lại lao động
Kính gửi:
…………..(2) …………..
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng
Việt: ………………………….(1)…………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở chính:
……………………………………………………………………………………………
Điện thoại:
………………………………….; Fax:…………………;
Email: …………………………………
3. Mã số doanh nghiệp:
……………………………………………(3)…………………………………………
4. Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp
Họ tên:
………………………………………. Giới tính: ………….. Sinh
ngày: ………………………….
Chức danh:
………………………………………………………..(4)…………………………………………….
5. Mã số giấy phép hoạt động cho thuê
lại lao động:……………………………………………………
Ngày cấp:
…………………………………………….. Thời hạn:
…………………………………………….
Đề nghị ………………..(2)…………………
thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với ………………..
(1)………………………………
Lý do thu hồi:………………………………………………………………………………………………………
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ
trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
Hồ sơ kèm theo gồm:
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
|
ĐẠI |
Ghi chú:
(1) Tên doanh nghiệp theo giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
(3) Mã số doanh nghiệp theo giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
(4) Chức danh của người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp ghi theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ảnh chân dung 4×6
I.
SƠ YẾU LÝ LỊCH
1. Họ tên:
…………………. Giới tính:
………………………………………………………………………
2. Loại giấy tờ chứng thực cá nhân:
……………………………………………………….. Số giấy chứng
thực cá nhân ………………………………………………………………….
Ngày cấp
…………………………………………………………… Nơi cấp
……………………………………
3. Ngày tháng năm sinh:
…………………………………………………………………………………………
4. Tình trạng hôn nhân:
…………………………………………………………………………………………..
5. Quốc tịch gốc:
………………………………………………………………………………………………….
6. Quốc tịch hiện tại:
……………………………………………………………………………………………..
7. Trình độ học vấn/trình độ chuyên
môn:
……………………………………………………………………
8. Nơi làm việc cuối cùng hoặc hiện tại:
……………………………………………………………………..
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
III.
QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BẢN THÂN
9. Làm việc ở nước ngoài:
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
10. Làm việc ở Việt Nam
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
IV.
LÝ LỊCH VỀ TƯ PHÁP
11. Vi phạm pháp luật Việt Nam (Thời
gian vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức xử lý)
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
12. Vi phạm pháp luật nước ngoài (Thời
gian vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức xử lý)
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan lời khai trên là
đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.
|
….., |
ỦY |
CỘNG |
Số: |
……, |
Về việc thu hồi giấy phép hoạt động
cho thuê lại lao động
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN …(1)…
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày … tháng… năm ….. của Chính
phủ …. (ghi theo tên Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành về nội dung cho thuê lại lao động theo khoản 2 Điều 54 của Bộ luật Lao
động);
Theo đề nghị của …(2)….(3) tại …(4)…
về việc đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
Theo đề nghị của ….(5)….
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mã số giấy phép …………
cấp lần đầu ngày …. tháng …. năm…………thay đổi lần thứ …….., ngày
…. tháng …… năm …… cấp cho ………..(3)………., địa chỉ trụ sở
chính tại …………, mã số doanh nghiệp …………
Lý do thu hồi:
………………………………………
Điều 2.
…(3)… thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số
………./2020/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm …. của Chính phủ.
Điều 3.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện …(6)…
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …./.
|
CHỦ |
Ghi chú:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm
quyền thu hồi giấy phép.
(2) Chức danh người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại.
(3)Tên
doanh nghiệp đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
(4) Số hiệu, ngày tháng năm ban hành
văn bản đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động của doanh
nghiệp.
(5) Cơ quan thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn về lĩnh vực cho thuê lại lao động theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(6) Ghi cụ thể cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định.
(7) Trường hợp cấp phó được giao ký
thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Chủ tịch, bên dưới ghi Phó Chủ tịch.
TÊN |
CỘNG |
|
…., |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ
LẠI LAO ĐỘNG
Kính gửi: |
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội |
…(1)… Báo cáo tình hình hoạt
động cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm……. (hoặc năm….) như sau:
Loại hình chủ sở hữu: (2) □ Doanh
nghiệp nhà nước □ Doanh nghiệp tư nhân □ Doanh nghiệp FDI
1. Tình hình sử dụng lao động của
doanh nghiệp cho thuê lại
Chỉ |
Đầu kỳ |
Tăng trong kỳ |
Giảm trong kỳ |
Cuối |
Số |
Ghi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
1. Tổng số lao động theo hợp đồng |
|
|
|
|
|
|
a) Số lao động làm việc tại doanh |
|
|
|
|
|
|
– Số lao động có hợp đồng lao động |
|
|
|
|
|
|
– Số lao động có hợp đồng lao động |
|
|
|
|
|
|
b) Số lao động cho thuê lại, chia |
|
|
|
|
|
|
– Thời hạn cho thuê lại dưới 03 |
|
|
|
|
|
|
– Thời hạn cho thuê lại từ 03 tháng |
|
|
|
|
|
|
– Thời hạn cho thuê lại từ 06 tháng |
|
|
|
|
|
|
2. Số lao động đang cho thuê lại của |
|
|
|
|
|
|
– Trong địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
– Ngoài địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình hoạt động cho
thuê lại lao động
TT |
Công (5) |
Số |
Số |
Số |
Các |
Ghi |
||||||
Trong |
Ngoài |
Trong |
Ngoài |
Dưới |
Từ |
Khác |
Tiền |
Thu |
Chế |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẠI |
Ghi chú:
(1) Tên doanh nghiệp thực hiện báo
cáo.
(2) Đánh dấu X vào ô tương ứng với loại
hình chủ sở hữu của doanh nghiệp thực hiện báo cáo.
(3) Số lao động được tham gia bảo hiểm
bắt buộc: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.
(4) Số lao động cho thuê và các loại
lao động khác.
(5) Liệt kê công việc cho thuê lại
lao động.
(6) Số lượng doanh nghiệp thuê lại
lao động để thực hiện công việc đã liệt kê tại cột II.
(7) Tên các loại phúc lợi mà người
lao động thuê lại được hưởng, ví dụ: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội tự nguyện,
tiền lễ, tết, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, các loại dịch vụ người lao động thuê lại
được hưởng…..
(8) Chức danh người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
ỦY |
CỘNG |
Số: |
………, |
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
(Báo
cáo 06 tháng hoặc năm…)
Kính gửi: |
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; – Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố |
Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh,
thành phố ……………………. báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại
lao động trên địa bàn như sau:
1. Tình hình doanh nghiệp cho thuê
lại lao động đang hoạt động
Chỉ |
Số |
Loại |
Tổng |
Số |
Ghi |
||||
Doanh |
Doanh |
Doanh |
Số |
Số |
Trong |
Ngoài |
|||
1. Số doanh nghiệp đã được cấp phép |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Số doanh nghiệp được cấp giấy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Số doanh nghiệp được gia hạn giấy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Số doanh nghiệp được cấp lại giấy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Tổng số doanh nghiệp giảm trong |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Doanh nghiệp hết hạn giấy phép mà |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Số doanh nghiệp có giấy phép |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình hoạt động cho
thuê lại lao động
TT |
Công việc cho thuê lại |
Số doanh nghiệp được cấp giấy phép cho thuê lại lao động (3) |
Số lao động cho thuê lại (người) |
Số lao động theo thời hạn cho thuê lại lao động (người) |
Các chế độ của người lao động thuê lại |
Số lao động thuê lại tham gia bảo hiểm bắt buộc (người) |
Ghi chú |
||||||
Trong địa bàn tỉnh |
Ngoài địa bàn tỉnh |
Của doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh |
Của doanh nghiệp ngoài địa bàn tỉnh |
Dưới 6 tháng |
Từ 6 – 12 tháng |
Khác |
Tiền lương bình quân (đồng/ |
Thu nhập bình quân (đồng/ |
Chế độ phúc lợi |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GIÁM |
Ghi chú:
(1) Số lượng doanh nghiệp thuê lại
lao động của các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép.
(2) Số doanh nghiệp có giấy phép đang
hoạt động cuối kỳ (mục 6) = số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đầu kỳ (mục
1) + số doanh nghiệp được cấp giấy
phép lần đầu (mục 2) – số doanh nghiệp giảm trong kỳ (mục 5).
(3) Số doanh nghiệp được cấp giấy phép đang thực hiện công việc cho thuê lại lao động tại cột II.
(4) Tiền lương bình quân của người
lao động cho thuê lại thực hiện công việc tại cột II.
(5) Thu nhập bình quân của người lao
động cho thuê lại thực hiện công việc tại cột II bao gồm tiền lương, tiền thưởng
và thu nhập khác.
(6) Tên các loại phúc lợi mà người
lao động thuê lại được hưởng, ví dụ: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội tự nguyện,
tiền lễ, tết, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, các loại dịch vụ người lao động thuê lại
được hưởng….
(7) Số lao động thuê lại được tham
gia bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
(8) Giám đốc:
trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Giám
đốc, bên dưới ghi Phó Giám đốc.
TÊN |
CỘNG |
Số: |
….., |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬN VÀ QUẢN LÝ TIỀN
KÝ QUỸ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
(Báo
cáo quý ….. năm …..)
Kính gửi: |
– Ngân hàng nhà nước chi nhánh, tỉnh, – Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội |
Tên ngân hàng:
…………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:
……………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ………………………………. Số Fax:
…………………………………………………
Tên |
Số |
Số |
Số |
Ngày |
Số tiền ký quỹ tại thời điểm báo cáo |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
ĐẠI |
DANH MỤC MÃ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG
STT |
Tên tỉnh, thành phố |
Mã |
1 |
An Giang |
SAG |
2 |
Bà Rịa – Vũng |
SBRVT |
3 |
Bắc Cạn |
SBC |
4 |
Bắc Giang |
SBG |
5 |
Bạc Liêu |
SBL |
6 |
Bắc Ninh |
SBN |
7 |
Bến Tre |
SBT |
8 |
Bình Định |
SBĐ |
9 |
Bình Dương |
SBD |
10 |
Bình Phước |
SBP |
11 |
Bình Thuận |
SBTH |
12 |
Cà Mau |
SCM |
13 |
Cần Thơ |
SCT |
14 |
Cao Bằng |
SCB |
15 |
Đà Nẵng |
SĐN |
16 |
Đắk Lắk |
SDL |
17 |
Đắk Nông |
SĐKN |
18 |
Điện Biên |
SĐB |
19 |
Đồng Nai |
SĐGN |
20 |
Đồng Tháp |
SĐT |
21 |
Gia Lai |
SGL |
22 |
Hà Giang |
SHG |
23 |
Hà Nam |
SHN |
24 |
Hà Nội |
SHNI |
25 |
Hà Tĩnh |
SHT |
26 |
Hải Dương |
SHD |
27 |
Hải Phòng |
SHP |
28 |
Hậu Giang |
SHG |
29 |
Hòa Bình |
SHB |
30 |
Hưng Yên |
SHY |
31 |
Khánh Hòa |
SKH |
32 |
Kiên Giang |
SKG |
33 |
Kon Tum |
SKT |
34 |
Lai Châu |
SLC |
35 |
Lâm Đồng |
SLĐ |
36 |
Lạng Sơn |
SLS |
37 |
Lào Cai |
SLCI |
38 |
Long An |
SLA |
39 |
Nam Định |
SNĐ |
40 |
Nghệ An |
SNA |
41 |
Ninh Bình |
SNB |
42 |
Ninh Thuận |
SNT |
43 |
Phú Thọ |
SPT |
44 |
Phú Yên |
SPY |
45 |
Quảng Bình |
SQB |
46 |
Quảng Nam |
SQN |
47 |
Quảng Ngãi |
SQNI |
48 |
Quảng Ninh |
SQNH |
49 |
Quảng Trị |
SQT |
50 |
Sóc Trăng |
SST |
51 |
Sơn La |
SSL |
52 |
Tây Ninh |
STN |
53 |
Thái Bình |
STB |
54 |
Thái Nguyên |
STNG |
55 |
Thanh Hóa |
STH |
56 |
Thừa Thiên Huế |
STTH |
57 |
Tiền Giang |
STG |
58 |
TP Hồ Chí Minh |
SHCM |
59 |
Trà Vinh |
STV |
60 |
Tuyên Quang |
STQ |
61 |
Vĩnh Long |
SVL |
62 |
Vĩnh Phúc |
SVP |
63 |
Yên Bái |
SYB |
PHỤ LỤC IV
(Kèm
theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu số 01/PLIV |
Văn bản thỏa thuận làm thêm giờ |
Mẫu số 02/PLIV |
Công văn thông báo làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG |
|
…., |
VĂN BẢN THỎA THUẬN LÀM THÊM GlỜ (1)
– Thời gian làm thêm: Kể từ ngày
………….. đến ngày … tháng …. năm ……….
– Địa điểm làm thêm:
………………………………………………………………………………….
– Lý do làm thêm:
………………………………………………………………………………………
STT |
Họ |
Nghề, |
Số |
Số |
Chữ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……., |
Ghi chú:
(1) Mẫu này lập khi ký văn bản với
nhiều người lao động; trường hợp ký riêng từng người lao động thì điều chỉnh
các thông tin tương ứng.
(2) Trường hợp đã sử dụng bảng chấm
công và công việc, giờ làm việc không thay đổi trong nhiều ngày, nhiều tháng đã
ghi trong bảng chấm công thì không bắt buộc có các cột này trong bản thỏa thuận.
(3) Có thể ghi thỏa thuận riêng theo
từng ngày hoặc theo tuần, theo tháng hoặc thỏa thuận kết hợp nhiều nội dung về
thời giờ làm thêm.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ
SẢN XUẤT, KINH DOANH
——-
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
V/v
tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm
….,
ngày … tháng … năm ….
Kính gửi:
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội …………
Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh năm ……, doanh nghiệp, đơn vị ………. có một số trường hợp làm thêm từ trên
200 giờ đến 300 giờ trong năm, cụ thể như sau:
1. Trường hợp phải làm thêm từ trên
200 giờ đến 300 giờ trong năm:
STT |
Các trường hợp phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm (1) |
Ghi |
1. |
|
|
… |
|
|
2. Thời gian bắt đầu có người lao động
thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm:
………………………………………………….
3. Cam kết khi tổ chức thực hiện làm
thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm (2)
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
– Như trên; – …………. |
NGƯỜI (Ký |
Ghi chú:
(1) Phải phù hợp với các trường hợp
được quy định.
(2) Khuyến khích các thỏa thuận có lợi
hơn cho người lao động khi tham gia làm thêm giờ, như: tăng cường bồi dưỡng bằng
hiện vật, thực hiện ăn ca, tăng cường kiểm tra sức khỏe…
PHỤ LỤC V
(Kèm
theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu số 01/PLV |
Hợp đồng lao động giúp việc gia |
Mẫu số 02/PLV |
Thông báo về việc sử dụng lao động |
Mẫu số 03/PLV |
Thông báo về việc chấm dứt hợp đồng |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Căn cứ vào Bộ luật Lao động năm
2019;
Căn cứ Nghị định số
…../…./NĐ-CP ngày … tháng … năm …. của
Chính phủ ….(ghi theo tên Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành về nội dung lao động là người giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều
161 của Bộ luật Lao động).
1. BÊN A: NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Ông/bà:
………………………………………………………………………………………………………………
Đại diện cho hộ gia đình gồm (ghi
họ tên từng người trong hộ):
…………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ nơi cư trú:
………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:
…………………………………………………………………………………………………………..
Số thẻ Căn cước công dân/CMND/hộ chiếu:
…………. cấp ngày
…………………. tại ……………….
2. BÊN B: NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI
GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
Ông/bà:
………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ nơi cư trú:
………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:
…………………………………………………………………………………………………………..
Số thẻ Căn cước công dân/CMND/hộ chiếu:
…………… cấp ngày ………….. tại …………………….
Thông tin liên hệ trong trường hợp khẩn
cấp: ………………………………………………………………
Ông/bà:
………………………………………………………………………………………………………………
Mối quan hệ với người lao động:
……………………………………………………………………………..
Địa chỉ nơi cư trú:
………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:
…………………………………………………………………………………………………………..
Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng
lao động với những điều khoản sau đây:
Điều 1. Thời hạn hợp đồng
– Hợp đồng lao động: Không xác định
thời hạn hoặc có thời hạn ……….tháng.
Ngày bắt đầu làm việc: Từ ngày…
tháng … năm…
– Thời gian thử việc (nếu có): từ
ngày… tháng… năm…. đến ngày…. tháng … năm…
Điều 2. Công việc và địa điểm làm
việc
– Địa điểm làm việc (ghi rõ địa chỉ
nơi người lao động thực hiện công việc giúp việc gia đình):
…………………………………………………………………
– Công việc phải làm (ghi rõ các công
việc người lao động phải thực hiện hằng ngày ví dụ như: vệ sinh nhà cửa, nấu
ăn, giặt giũ, chăm sóc trẻ em….):
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 3. Tiền lương, thưởng và các
khoản phụ cấp, bổ sung khác
– Mức lương:
…………………………………… đồng/tháng (hoặc tuần hoặc ngày hoặc
giờ), trong đó chi phí ăn, ở của người lao động (nếu có):
…………………….đồng.
– Các khoản phụ cấp, bổ sung (nếu
có):
…………………………………………………………………….
– Hình thức trả lương (tiền mặt/chuyển
khoản): …………………………………………………………….
– Kỳ hạn trả lương: tiền lương được
trả vào ngày/giờ …………….. hằng tháng/tuần/ngày.
– Khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động trả cho người
lao động cùng kỳ trả lương: …………… đồng.
– Chế độ nâng lương (ghi rõ thời
gian, điều kiện và các trường hợp được nâng lương nếu có):
…………………………………………………………………………………………………………….
– Thưởng (ghi rõ điều kiện và các trường
hợp được thưởng, mức thưởng nếu có):
……………………………………………………………………………………………………………..
– Tiền tàu xe về nơi cư trú của người
lao động (ghi rõ các trường hợp được hỗ trợ tiền tàu xe về nơi cư trú, mức hỗ
trợ): …………………………………………..
– Hỗ trợ học nghề, học văn hóa (nếu
có)……………………………………………………………………
Điều 4. Thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi
– Thời giờ làm việc:
……………………………………………………………………………………………….
– Thời giờ người lao động được nghỉ
liên tục trong ngày: ……………………………………………….
– Ngày nghỉ hằng tuần:
…………………………………………………………………………………………..
– Ngày nghỉ hằng năm:
…………………………………………………………………………………………..
– Ngày nghỉ lễ, tết:
…………………………………………………………………………………………………
Điều 5. Điều kiện làm việc
– Trang bị bảo hộ lao động (nếu có):
…………………………………………………………………………
– Chỗ ăn, ở của người lao động (đối với
người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động
……………………………………………………………………………………………………………………………
– Các điều kiện khác:
……………………………………………………………………………………………..
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người
lao động
1. Quyền của người lao động:
– Về thanh toán tiền lương, các khoản
phụ cấp, bổ sung khác; thưởng; tiền tàu xe về nơi cư trú theo thỏa thuận trong
hợp đồng lao động:
……………………………………………………….
– Về nghỉ ngơi; hỗ trợ học nghề, học
văn hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:
……………………………………………………………………………………..
– Về bố trí chỗ ăn, ở; trang bị bảo hộ
lao động; bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:
……………………………
2. Nghĩa vụ của người lao động:
– Về hoàn thành công việc theo hợp đồng
lao động: …………………………………………………….
– Về thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng
trang thiết bị, máy móc, đồ dùng và phòng chống cháy nổ, bảo đảm các yêu cầu vệ
sinh môi trường của hộ gia đình, khu dân cư nơi cư trú: ………………………………………………..
– Về bồi thường cho người sử dụng lao
động nếu làm mất, hư hỏng tài sản trong gia đình người sử dụng lao động theo
quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa hai bên:
…………………………………………………………..
– Về cung cấp tài liệu hợp pháp cho
người sử dụng lao động để đăng ký tạm trú (đối với người lao động sống cùng người
sử dụng lao động nếu thuộc đối tượng phải đăng ký tạm trú):
……………………………………………
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng lao động
1. Quyền của người sử dụng lao động:
– Về quản lý, điều hành người lao động
thực hiện các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:
……………………………………………………………
– Về bồi thường thiệt hại nếu người
lao động làm mất, hư hỏng tài sản trong gia đình người sử dụng lao động theo
quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa hai bên:
…………………………………………………………………
2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
– Về thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn
tiền lương và các chế độ, quyền lợi khác của người lao động theo thỏa thuận
trong hợp đồng:
…………………………………………………………………………………………………………………
– Về bố trí chỗ ăn, ở cho người lao động
(đối với người lao động sống cùng người sử dụng lao động): …………………………………………………..
– Về đăng ký tạm trú cho người lao động
(đối với người lao động sống cùng người sử dụng lao động thuộc đối tượng phải
đăng ký tạm trú): …………………………………………………………………………………………………..
– Về tạo điều kiện cho người lao động
học nghề, học văn hóa: ……………………………………….
Điều 8. Kỷ luật lao động
– Các trường hợp người sử dụng lao động
được áp dụng hình thức khiển trách:
…………………………………………………………………………………………………………………………
– Các trường hợp người sử dụng lao động
được áp dụng hình thức sa thải:
…………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 9. Bồi thường thiệt hại (nếu
có)
– Các trường hợp người lao động phải
bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động:
…………………………………………………………………………………………………………………………
– Các trường hợp người sử dụng lao động
phải bồi thường thiệt hại cho người lao động:
…………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 10. Thỏa thuận khác (nếu có)
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 11. Điều khoản thi hành
Hợp đồng này được lập thành 02 bản có
giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực từ ngày ……… tháng
……….. năm ……….
NGƯỜI
LAO ĐỘNG
(BÊN
B)
NGƯỜI
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(BÊN
A)
NGƯỜI
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (đối với
người lao động dưới 18 tuổi)
– Họ tên:
……………………………………………………………………………………………………………..
– Địa chỉ nơi cư trú:
………………………………………………………………………………………………..
– Điện thoại (nếu có):
……………………………………………………………………………………………..
– Số thẻ Căn cước công dân/CMND/Hộ
chiếu: ………… cấp ngày …………. tại …………………..
– Ký tên:
NGƯỜI
LÀM CHỨNG (nếu có):
– Họ tên:
……………………………………………………………………………………………………………..
– Số thẻ Căn cước công dân/CMND/Hộ
chiếu: …………. cấp ngày …………… tại …………………
– Địa chỉ nơi cư trú:
………………………………………………………………………………………………..
– Số điện thoại (nếu có):
…………………………………………………………………………………………
– Ký tên:
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Về việc sử dụng lao động là người
giúp việc gia đình
Kính gửi
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn: ………………..
Họ tên:
……………………………………, Giới tính: ………….. Quốc tịch:
……………………
Số thẻ Căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu:
……………….. cấp ngày ………….. tại ……………….
Địa chỉ nơi cư trú:
………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ nơi ở hiện tại:
……………………………………………………………………………………………..
Thông báo với Ủy ban nhân dân (xã/phường/thị
trấn) …………………………. về việc sử dụng lao động là người giúp việc
gia đình như sau:
1. Người lao động:
– Họ tên:
……………………………………………………………………………………………………………..
– Ngày sinh:
………………………………………………….. giới tính:
……………………………………….
– Số thẻ Căn cước công dân/CMND/Hộ
chiếu: …………….., ngày cấp ………….., nơi cấp ………
– Địa chỉ nơi cư trú:
………………………………………………………………………………………………..
– Địa chỉ nơi ở hiện tại:
……………………………………………………………………………………………
2. Người đại diện theo pháp luật của
người lao động (nếu có):
– Họ tên:
……………………………………………………………………………………………………………..
– Số thẻ Căn cước công dân/CMND/Hộ
chiếu: …………… cấp ngày ………….. tại …………………
– Địa chỉ nơi ở hiện tại:
……………………………………………………………………………………………
3. Địa điểm làm việc:
……………………………………………………………………………………………..
4. Công việc chính theo hợp đồng lao
động: ………………………………………………………………
5. Thời hạn hợp đồng lao động: Không
xác định thời hạn hoặc có thời hạn …………… tháng.
6. Thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng
lao động: từ ngày ……… tháng ……… năm ……….
7. Chỗ ở của người lao động trong thời
gian thực hiện hợp đồng lao động: ………………………
8. Các nội dung khác, nếu có:
…………………………………………………………………………………
……..….,
ngày … tháng … năm ….
Người thông báo
(Ký, họ tên)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Về việc chấm dứt hợp đồng lao động
giúp việc gia đình
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn: ………………………..
Họ tên:
……………………………………………………………………………………………………………….
Số thẻ Căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu: ………………… cấp ngày ………….. tại ……………….
Địa chỉ nơi cư trú:
………………………………………………………………………………………………….
Thông báo với Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông/bà …………………………………… theo thông báo về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ngày … tháng … năm…
Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động:
Từ ngày ………… tháng ……….. năm ………..
Lý do chấm dứt hợp đồng lao động:
…………………………………………………………………………
|
………., ngày … tháng … năm …. |
PHỤ LỤC VI
DANH MỤC NƠI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG
(Kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)
I. SẢN XUẤT, TRUYỀN TẢI, ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN
1. 03 đơn vị thuộc Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam, gồm: Công ty Thủy điện Hòa Bình; Công ty Thủy điện Sơn La; Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.
2. Công ty Nhiệt điện Duyên Hải thuộc Tổng Công ty Phát điện 1.
3. Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ thuộc Tổng Công ty Phát điện 3.
4. Các Công ty truyền tải điện thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia.
II. THĂM DÒ, KHAI THÁC, SẢN XUẤT, CUNG CẤP DẦU KHÍ
1. Công ty Điều hành đường ống Tây Nam thuộc Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
2. 02 đơn vị thuộc Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí, gồm: Công ty điều hành Thăm dò khai thác Dầu khí trong nước; Công ty liên doanh điều hành Vietgazprom.
3. 08 đơn vị thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam, gồm: Công ty Chế biến khí Vũng Tàu; Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ; Công ty kinh doanh sản phẩm khí; Công ty khí Cà Mau; Công ty đường ống khí Nam Côn Sơn; Công ty cổ phần LPG Việt Nam; Công ty cổ phần kinh doanh khí Miền Nam; Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam.
4. Liên doanh Việt – Nga Vietsopetro.
III. BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG KHÔNG, AN TOÀN HÀNG HẢI
1. Các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
2. Các cảng hàng không thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Cần Thơ.
3. Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc.
4. Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa tiêu hàng hải TKV.
6. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam.
IV. CUNG CẤP HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1. Tổng Công ty Hạ tầng mạng thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
2. Tổng Công ty Mạng lưới Viettel thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
V. CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP NƯỚC SẠCH, THOÁT NƯỚC, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHO CÁC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
VI. TRỰC TIẾP PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH
Các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định tại Nghị định số 93/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh./.