-
Định nghĩa:
Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa rõ ràng thế nào là nhãn hiệu âm thanh. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, nhãn hiệu là một đối tượng sở hữu công nghiệp dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau,… ( Khoản 16, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2022). Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA) đưa ra định nghĩa rằng nhãn hiệu âm thanh là loại nhãn hiệu có thể bao gồm một giai điệu, một đoạn nhạc hoặc âm thanh khác. Bên cạnh đó, tại Mỹ và một số quốc gia Châu Âu cho rằng nhãn hiệu âm thanh là loại dấu hiệu âm thanh xác định, phân biệt một sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua âm thanh thay vì phương tiện hình ảnh và tạo ra tâm trí người nghe sự liên tưởng âm thanh đến sản phẩm, dịch vụ đó.
Từ đó, ta có thể hiểu Nhãn hiệu âm thành là nhãn hiệu được tạo ra từ các dấu hiệu âm hưởng, giúp lôi cuốn, hấp dẫn người dùng không chỉ thông qua thị giác mà còn bằng thính giác nhằm gia tăng cường độ nhận diện sản phẩm giữa khách hàng và các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
-
Lịch sử:
Một trong những dạng nhãn hiệu âm thanh đầu tiên trên thế giới được ghi nhận là tín hiệu trống phát từ làng này sang làng khác báo hiệu các sự kiện nhất định . Nhãn hiệu âm thanh đầu tiên được bảo hộ trên thế giới là nhãn hiệu “3 hồi chuông” (số 916522) của Đài NBC từ năm 1971 cho dịch vụ phát thanh tại Hoa Kỳ. Ba nốt Sol, Mi và Đô đã đánh dấu tên tuổi NBC: bất kể ai nghe thấy cũng lập tức liên tưởng âm thanh đó là NBC.
Một nghiên cứu nổi tiếng của giáo sư Pavlov từng đoạt giải Nobel từ năm 1904 đã chứng minh các dấu hiệu âm thanh thậm chí có thể vượt trội hơn so với các dấu hiệu khác khi tác động lên trí não của con người vì thính giác là cơ quan được cảm nhận tự nhiên hơn là các giác quan khác thường có sự chủ động của con người. Ví dụ được cho là điển hình nhất cho tính tác động trực quan của âm thanh chính là nhãn hiệu có tên “tiếng rít tạo ra do ma sát ngón tay trên dụng cụ rửa chén bát” số 247094 của Unilever PLC do cơ quan Nhãn hiệu New Zealand cấp bảo hộ cho sản phẩm nước rửa chén bát. Khi phát ra nhãn hiệu âm thanh này, người tiêu dùng được kết nối tới cảm giác sạch sẽ cho sản phẩm và nhờ đó thu hút được một lượng khách hàng .
-
Các Nhãn hiệu âm thanh đã được bảo hộ
Tuy đã trải qua gần 70 năm, nhưng số lượng nhãn hiệu âm thanh đăng ký được bảo hộ vẫn còn khá ít. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu (EUIPO) cho thấy, tính đến tháng 9/2021, mới có 321 nhãn hiệu âm thanh được đăng ký bảo hộ, chiếm khoảng 0,02% tổng số nhãn hiệu được đăng ký khác.
Nhiều người có thể thấy xa lạ nhưng trên thực tế, có những doanh nghiệp Việt Nam đã từng sử dụng loại nhãn hiệu này, thậm chí rất có thể lúc đó họ còn chưa ý thức được đó là một loại “nhãn hiệu”, ví dụ như giai điệu “Kangaroo” được hát theo kiểu yodel từng rất phổ biến trong các quảng cáo máy lọc nước của công ty Kagaroo.
Một số nhãn hiệu âm thanh đã được bảo hộ và sử dụng rộng rãi như tiếng gầm của sư tử cho dịch vụ giải trí truyền hình của hãng MGM (Mỹ), tiếng chuông điện thoại mặc định của hãng NOKIA (Phần Lan), tiếng sấm rền của hãng mô tô Harley – Davison (Mỹ) hoặc bốn nốt nhạc lên bổng xuống trầm của hãng HISAMISU (Nhật Bản)…
-
Cơ sở bảo hộ Nhãn hiệu Âm thanh tại Việt Nam:
– Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022:
Khoản 1 – Điều 72: “ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;”
Về hiệu lực thi hành của quy định trên, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022: “ Quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 01 năm 2022 ”. Theo đó, tuy đến ngày 01/01/2023 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 mới có hiệu lực thi hành, nhưng các quy định về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh có hiệu lực từ ngày 14/01/2022. Như vậy, các tổ chức và cá nhân có thể đăng ký nhãn hiệu âm thanh từ ngày 14/01/2022.
– Hiệp định TRIPs:
Khoản 1 Điều 15 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) quy định: “ Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp dấu hiệu, bao gồm dấu hiệu nhìn thấy được (như các chữ cái, các chữ số, các yếu tố hình họa) và dấu hiệu không nhìn thấy được (như âm thanh, mùi vị) có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa ”
-
Dịch vụ tư vấn, bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại WINCO:
Việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh không bắt buộc nhưng rất cần thiết bởi lẽ bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn và nhãn hiệu. Nếu không đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu âm thanh của bạn có thể bị sử dụng một cách bất hợp phát, gây nên việc khó phân biệt các nhãn hiệu tổn hại hại đến uy tín của tổ chức. Hiểu được điều đó, dịch vụ tư vấn, bảo hộ của WINCO sẽ giải đáp pháp luật, hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng pháp luật, cung cấp các dịch pháp lý nhằm giúp khách hàng thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Với đội ngũ nhân viên là các Luật sư, chuyên gia pháp lý nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm với nghề, WINCO cam kết sẽ đem lại cho khách hàng dịch vụ tư vấn bảo hộ nhãn hiệu âm thanh một cách nhanh chóng, hiệu quả với giá thành hợp lý nhất.
Trần Vy Khanh tổng hợp lại.