THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 509/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG DU LỊCH THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 933/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Báo cáo thẩm định số 60/BC-HĐTĐQH ngày 29 tháng 02 năm 2024 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với những nội dung sau:
- PHẠM VI QUY HOẠCH
- Phạm vi quy hoạch: Toàn bộ lãnh thổ trên đất liền, các đảo, quần đảo và vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
- Đối tượng lập quy hoạch:
Đối tượng lập quy hoạch bao gồm các thành phần của hệ thống du lịch quốc gia; cụ thể: Sản phẩm du lịch; thị trường du lịch; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch (hệ thống cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển khách du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, ăn uống…); nguồn nhân lực du lịch và hệ thống cơ sở đào tạo du lịch; tổ chức, quản lý hoạt động du lịch và liên kết phát triển du lịch; tổ chức không gian lãnh thổ du lịch (vùng du lịch, khu vực trọng điểm phát triển du lịch, tuyến du lịch quốc gia, Khu du lịch quốc gia và các địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia).
- QUAN ĐIỂM
- Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và đi vào chiều sâu; chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy các ngành và lĩnh vực khác; góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
- Phát triển du lịch quốc tế đồng thời với tăng cường khai thác có hiệu quả du lịch nội địa; phát huy hiệu quả vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; tăng cường hiệu quả liên kết ngành giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực khác và liên kết vùng, địa phương và quốc tế.
- Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế quốc gia, phát huy yếu tố con người, lấy giá trị văn hóa Việt Nam làm nền tảng; gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phát triển du lịch gắn với chuyển đổi số, tận dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.
- Phát triển du lịch bền vững, sáng tạo, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc; bảo vệ môi trường, ứng phó linh hoạt và hiệu quả với rủi ro, biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
III. MỤC TIÊU
- Mục tiêu tổng quát
- a) Năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới.
- b) Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.
- Mục tiêu cụ thể
- a) Giai đoạn đến năm 2030
– Về các chỉ tiêu phát triển ngành:
+ Khách du lịch: Năm 2025 phấn đấu đón từ 25 – 28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8 – 9%/năm. Đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 – 15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4 – 5%/năm;
+ Đóng góp của du lịch trong GDP: Năm 2025 đóng góp trực tiếp 8 – 9% trong GDP; đến năm 2030 đóng góp trực tiếp từ 13 – 14% trong GDP;
+ Nhu cầu buồng lưu trú: Năm 2025 khoảng 1,3 triệu buồng; đến năm 2030 khoảng 2 triệu buồng;
+ Tạo việc làm: Năm 2025 tạo ra khoảng 6,3 triệu việc làm, trong đó khoảng 2,1 triệu việc làm trực tiếp; đến năm 2030 tạo ra khoảng 10,5 triệu việc làm, trong đó khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp.
– Về văn hóa – xã hội: Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, tạo sinh kế cho cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của người dân.
– Về môi trường: Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, 100% các khu, điểm du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.
– Về an ninh, quốc phòng: Góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
- b) Tầm nhìn đến năm 2045
– Khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế; điểm đến nổi bật toàn cầu, trong nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
– Về các chỉ tiêu chính: Phấn đấu đón 70 triệu khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 7.300 nghìn tỷ đồng; đóng góp 17 – 18% trong GDP.
- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
- Định hướng phát triển thị trường
- a) Thị trường nội địa
– Giai đoạn 2021 – 2025: Phục hồi và giữ vững đà tăng trưởng của thị trường khách nội địa.
– Giai đoạn 2026 – 2030: Đẩy mạnh khai thác các phân đoạn thị trường chi trả cao, lưu trú dài ngày, các thị trường mới về du lịch gôn, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm.
- b) Thị trường quốc tế
– Giai đoạn 2021 – 2025: Phục hồi các thị trường truyền thống, kết hợp thu hút các thị trường mới nổi: Ấn Độ, các nước Trung Đông.
– Giai đoạn 2026-2030: Duy trì và mở rộng quy mô các thị trường truyền thống: các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Nga và Đông Âu, Châu Đại dương; đa dạng hóa các thị trường, chuyển dịch theo hướng tăng thị phần khách có khả năng chi trả cao.
- Định hướng phát triển sản phẩm
- a) Phát triển các dòng sản phẩm chính
– Khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển. Phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.
– Phát huy giá trị văn hóa vùng, miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực; kết nối các di sản Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới; gắn kết hiệu quả du lịch với công nghiệp văn hóa.
– Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên lợi thế về tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo tồn biển; coi trọng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái miệt vườn, sinh thái hang động, sông, hồ.
– Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các đô thị trung tâm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; các đô thị đặc thù, như: Đô thị di sản Hội An (Quảng Nam), Huế (Thừa Thiên Huế); các đô thị trọng điểm phát triển du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); chú trọng gắn kết du lịch với công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế ban đêm.
- b) Phát triển các loại hình du lịch mới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với những xu hướng mới của thị trường: du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch thể thao, thể thao mạo hiểm; du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch giáo dục; du lịch du thuyền; du lịch công nghiệp;
- c) Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, nổi trội theo vùng; hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và tạo dựng thương hiệu du lịch vùng trên cơ sở tăng cường liên kết vùng
- Định hướng tổ chức không gian du lịch
Quy hoạch phát triển không gian du lịch Việt Nam gồm: 06 vùng, 03 cực tăng trưởng, 08 khu vực động lực, 05 hành lang du lịch chính, 11 trung tâm du lịch; hình thành hệ thống các Khu du lịch quốc gia và địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.
- a) Định hướng phát triển và liên kết phát triển du lịch theo các vùng kinh tế – xã hội được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia
– Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các cộng đồng các dân tộc. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch về nguồn; du lịch tìm hiểu văn hóa – lịch sử, du lịch trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số; du lịch khám phá thiên nhiên, thể thao mạo hiểm; du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái núi, sinh thái hồ;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Sơn La – Yên Bái; Lai Châu – Lào Cai – Hà Giang; Lào Cai – Phú Thọ – Yên Bái; Cao Bằng – Lạng Sơn; Thái Nguyên – Tuyên Quang. Liên kết với vùng đồng bằng sông Hồng, với Trung Quốc và CHDCND Lào theo hành lang du lịch Đông – Tây phía Bắc (hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội).
– Vùng Đồng bằng sông Hồng:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ thống di sản thế giới, các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên biển, đảo, hệ sinh thái đa dạng, các đô thị. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: tham quan và trải nghiệm di sản thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); du lịch tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng dân gian; du lịch làng nghề, lễ hội; du lịch đô thị gắn với công nghiệp văn hóa và kinh tế ban đêm;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Quảng Ninh – Hải Phòng; Thái Bình – Nam Định. Liên kết với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, với Trung Quốc theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình); với vùng Trung du và Miền núi phía Bắc theo hành lang du lịch Đông – Tây phía Bắc (hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội).
– Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ tài nguyên du lịch biển đảo, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, hệ thống di sản thế giới, các di tích văn hóa lịch sử. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch “Con đường di sản miền Trung”; du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; du lịch tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử và cách mạng; du lịch sinh thái hang động; du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh; Quảng Bình – Quảng Trị; Thừa thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Quảng Ngãi – Phú Yên – Bình Định; Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận. Liên kết với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông; với vùng Tây Nguyên theo hành lang du lịch Đông – Tây (miền Trung).
– Vùng Tây Nguyên:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và bản sắc văn hóa đặc trưng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch khám phá, trải nghiệm thiên nhiên vùng đất cao nguyên, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”; du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch sinh thái;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Gia Lai – Kon Tum; Lâm Đồng; Đắk Lắk – Đắk Nông. Liên kết với vùng Đông Nam Bộ theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Tây; với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, với CHDCND Lào theo hành lang du lịch Đông – Tây (miền Trung).
– Vùng Đông Nam Bộ:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng, các đô thị, tài nguyên du lịch biển đảo. Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng vùng: du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE), du lịch đô thị gắn với công nghiệp văn hóa và kinh tế ban đêm, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Đồng Nai – Bình Dương; Bình Phước – Tây Ninh; Bà Rịa – Vũng Tàu. Liên kết với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung theo hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông và phía Tây; với Campuchia theo hành lang du lịch Đông – Tây phía Nam.
– Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ sinh thái sông nước, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch biển, đảo, di tích lịch sử văn hóa cùng các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch sông nước miệt vườn; tìm hiểu di sản văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, vui chơi giải trí;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: An Giang – Đồng Tháp – Long An; Tiền Giang
– Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng; Kiên Giang – Cà Mau. Liên kết với vùng Đông Nam Bộ theo các hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông và phía Tây, với Campuchia, Thái Lan theo hành lang ven biển phía Nam (Hà Tiên – Rạch Giá – Cà Mau).
- b) Hình thành 03 cực tăng trưởng du lịch chủ đạo gắn với các cực tăng trưởng quốc gia, gồm:
– Thủ đô Hà Nội: Cực tăng trưởng quốc gia ở khu vực phía Bắc, đóng vai trò cửa ngõ và trung tâm phân phối khách cho các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng và cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
– Thành phố Hồ Chí Minh: Cực tăng trưởng quốc gia ở khu vực phía Nam, đóng vai trò cửa ngõ thu hút khách quốc tế lớn nhất Việt Nam, lan tỏa và dẫn dắt du lịch toàn bộ vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
– Thành phố Đà Nẵng: Cực tăng trưởng quốc gia ở khu vực miền Trung, đóng vai trò là cửa ngõ thu hút khách theo đường không, đường biển và đường bộ (hành lang kinh tế Đông – Tây) và là động lực thúc đẩy phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và cả vùng Tây Nguyên.
- c) Xây dựng và hình thành 08 khu vực động lực phát triển du lịch để tập trung nguồn lực, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, lan tỏa, thúc đẩy những lợi ích và giá trị của du lịch
– Đến 2030, tập trung hình thành 06 khu vực động lực:
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh
– Ninh Bình: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng, rộng hơn là cả khu vực miền Bắc, gắn kết đa dạng và bổ trợ lẫn nhau về sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử với du lịch biển, di sản thế giới;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh: Tạo sự hỗ trợ theo hướng kết hợp đa dạng sản phẩm du lịch gắn với sinh thái, di sản thế giới, văn hóa lịch sử, tín ngưỡng với du lịch biển, du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng gắn với các dân tộc thiểu số vùng núi;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; kết nối các di sản thế giới trong nước với quốc tế, gắn kết các sản phẩm du lịch văn hóa với du lịch đô thị và nghỉ dưỡng biển;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Khánh Hòa – Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận: Thúc đẩy phát triển du lịch trên cơ sở tăng cường liên kết giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với vùng Tây Nguyên; đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở kết nối giữa du lịch nghỉ dưỡng núi với nghỉ dưỡng biển, văn hoá vùng đồng bằng với không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa
– Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đông Nam Bộ, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế phía Nam;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Cần Thơ – Kiên Giang – Cà Mau: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế ven biển thuộc hành lang kinh tế phía Nam.
– Giai đoạn sau 2030, hình thành 02 khu vực động lực:
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Lào Cai – Hà Giang: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc kết nối với thị trường khách du lịch ở Vân Nam (Trung Quốc) và gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên: Thúc đẩy phát triển du lịch cho khu vực tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Đông Tây theo quốc lộ 6.
- d) Phát triển 05 hành lang du lịch kết nối các khu vực động lực phát triển du lịch, các trung tâm du lịch, các Khu du lịch quốc gia; tăng cường liên kết với các quốc gia trong khu vực, gồm:
– Hành lang du lịch Bắc – Nam phía Đông: Hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Bắc – Nam, gồm trục giao thông Bắc – Nam phía Đông và hệ thống đường ven biển;
– Hành lang du lịch Bắc – Nam phía Tây: Hình thành trên cơ sở đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc – Nam phía Tây;
– Hành lang du lịch Đông – Tây phía Bắc: Hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, kết nối với Trung Quốc (Vân Nam) qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai;
– Hành lang du lịch Đông – Tây (miền Trung): Hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Lao Bảo – Đông Hà – Đà Nẵng, kết nối với CHDCND Lào và các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và hành lang kinh tế Nam Giang (Quảng Nam) – Đà Nẵng, kết nối với CHDCND Lào qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang;
– Hành lang du lịch Đông – Tây phía Nam: Hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Mộc Bài – Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu, kết nối với Campuchia và các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài;
Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển các hành lang du lịch nội vùng, liên vùng khác trên cơ sở các hành lang kinh tế được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
đ) Phát triển 11 trung tâm du lịch gắn với các đô thị có tiềm năng và lợi thế nổi trội, gồm: Hạ Long (Quảng Ninh), Ninh Bình (Ninh Bình), Huế (Thừa Thiên – Huế), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang) để ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ gắn với các định hướng phát triển kinh tế ban đêm (theo Đề án Phát triển Kinh tế ban đêm ở Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ).
- e) Phát triển hệ thống các Khu du lịch quốc gia
– Ưu tiên đầu tư đồng bộ và nâng cao chất lượng các Khu du lịch quốc gia đã được cấp có thẩm quyền công nhận.
– Quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư cơ sở vật chất để thúc đẩy các địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.
(Danh mục địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia tại Phụ lục I).
- Định hướng đầu tư phát triển du lịch
- a) Tổng nhu cầu đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phân kỳ đầu tư:
– Tổng nhu cầu đầu tư (dự kiến): Khoảng 3.600 nghìn tỷ đồng, tương đương 160 tỷ USD, theo tỷ giá hiện hành; trong đó: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 3% – 5% (bao gồm cả vốn ODA); nguồn vốn huy động từ khu vực tư nhân chiếm 95% – 97% (bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài).
– Phân kỳ đầu tư: Giai đoạn 2021 – 2025: khoảng 1.600 nghìn tỷ đồng và Giai đoạn 2026-2030: khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng.
- b) Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư
– Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
– Phát triển sản phẩm du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia.
– Phát triển nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến quảng bá và phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch.
- c) Các khu vực tập trung ưu tiên đầu tư
– Các khu vực động lực phát triển du lịch.
– Các địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.
Trên cơ sở định hướng tổ chức không gian lãnh thổ du lịch, định hướng phát triển thị trường, sản phẩm du lịch, xác định các dự án lớn, có tính chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, theo vùng để ưu tiên đầu tư và thu hút đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.
- Tổ chức, phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch
Phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch có thương hiệu, năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng du lịch khu vực và thế giới; đa dạng hóa các mô hình doanh nghiệp du lịch phù hợp với xu hướng và yêu cầu phát triển.
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch
- a) Phát triển nguồn nhân lực bảo đảm đủ số lượng, yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với các định hướng phát triển sản phẩm, tổ chức không gian.
- b) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững; hướng tới xây dựng đội ngũ nhân lực của ngành du lịch có chất lượng cao, có ý thức, trách nhiệm trong việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường xanh sạch đẹp.
- c) Tập trung nâng cao kỹ năng nghề, năng lực quản trị và quản lý nhà nước về du lịch, đủ điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch toàn cầu.
- DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
- Tiêu chí lựa chọn dự án ưu tiên đầu tư phát triển
Các dự án ưu tiên đầu tư của ngành du lịch được đề xuất trong quy hoạch được phân thành các nhóm dự án về: Chuyển đổi số; đầu tư phát triển hạ tầng; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; quảng bá, phát triển thương hiệu; bảo tồn phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường…, có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết, tạo đột phá cho phát triển du lịch gắn với hình thành các khu vực động lực phát triển du lịch, các trung tâm du lịch, hệ thống các Khu du lịch quốc gia và các hành lang kết nối phát triển du lịch để thúc đẩy, lan tỏa phát triển du lịch, kinh tế – xã hội trên các vùng và cả nước.
- Danh mục dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư
- a) Danh mục dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống du lịch xác định trong quy hoạch này mang tính định hướng, làm cơ sở lập từng dự án cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch; có thể được xem xét điều chỉnh, bổ sung trong quá trình quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.
- b) Việc phân kỳ thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, điều chỉnh phù hợp tùy thuộc vào khả năng nguồn lực. Mục tiêu, quy mô, địa điểm, tổng mức đầu tư, nguồn vốn, nhu cầu sử dụng đất của từng dự án cụ thể sẽ được xác định trong quá trình chuẩn bị đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư dự án và phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
(Danh mục dự án ưu tiên đầu tư tại Phụ lục II).
- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
- Giải pháp về cơ chế, chính sách
- a) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch, nhất là trong các lĩnh vực quy hoạch du lịch, điều tra tài nguyên du lịch, Khu du lịch quốc gia, hỗ trợ phát triển du lịch… và các lĩnh vực liên quan đến du lịch; các quy định cụ thể tạo hành lang pháp lý để quản lý các hoạt động du lịch phù hợp với bối cảnh và các xu hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế ban đêm, công nghiệp văn hóa.
- b) Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa đầu tư tạo môi trường thông thoáng, ổn định để thu hút đầu tư phát triển du lịch, nhất là về du lịch cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo; ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, chất lượng tại các trung tâm du lịch, Khu du lịch quốc gia và các khu vực có tiềm năng để hình thành các điểm đến đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, thắng cảnh, bảo tồn và phục dựng các lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
- c) Đề xuất xây dựng và áp dụng thí điểm các chính sách, cơ chế cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm tại các đô thị, trung tâm du lịch.
- d) Cải tiến các thủ tục xuất, nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch; mở rộng phạm vi miễn thị thực nhập cảnh hướng đến các thị trường mục tiêu, có tầm quan trọng.
- Giải pháp tổ chức quản lý hoạt động du lịch
- a) Công bố Quy hoạch theo quy định của pháp luật; kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong các tổ chức chính trị, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân khi triển khai thực hiện.
- b) Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong quá trình thực hiện quy hoạch giữa trung ương và địa phương, bảo đảm các quy hoạch địa phương phải tuân thủ các định hướng phát triển của Quy hoạch này.
- c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý thực hiện quy hoạch; phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội trong giám sát thực hiện Quy hoạch.
- d) Ưu tiên nguồn lực tổ chức lập quy hoạch đối với các địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia; ưu tiên bố trí quỹ đất có vị trí thuận tiện và diện tích phù hợp để xây dựng công trình dịch vụ phục vụ du lịch trong quá trình lập và triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
đ) Tập trung nâng cao chất lượng các quy hoạch, đề án phát triển du lịch thông qua việc ban hành các quy định, tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan đến hoạt động lập quy hoạch các Khu du lịch quốc gia.
- e) Kiện toàn, nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý của các cơ quan quản lý du lịch từ Trung ương đến địa phương; tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; triển khai hiệu quả hoạt động quản lý các Khu du lịch quốc gia theo quy định; bổ sung chức năng quản lý du lịch cho bộ máy quản lý các di tích.
- Giải pháp liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch
- a) Đa dạng hóa hình thức liên kết, hợp tác; đẩy mạnh thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối, quy chế hoạt động, kế hoạch hành động vùng, liên vùng trong hoạt động du lịch.
- b) Đa dạng các hình thức hợp tác; mở rộng và đa phương hoá hợp tác quốc tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ; chủ động, tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã ký kết; chủ động xây dựng và đề xuất các dự án phát triển từ các nguồn vốn quốc tế; phối hợp với các địa phương, ban ngành đề xuất danh mục các dự án tài trợ cụ thể.
- c) Chú trọng xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các ngành trong việc phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hóa, kinh tế ban đêm, nhất là tại các trung tâm du lịch.
- Giải pháp về đầu tư thu hút nguồn lực
- a) Tăng cường xúc tiến đầu tư, ưu tiên lựa chọn các dự án du lịch có chất lượng cao, thân thiện với môi trường và các địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia. Đa dạng phương thức xúc tiến đầu tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả.
- b) Tăng cường hiệu quả huy động vốn đầu tư thông qua hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch; huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển du lịch; phát huy nguồn lực tài chính trong nhân dân và các tổ chức trong nước; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm
- a) Ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, tập trung vào thị trường du lịch trọng điểm và các thị trường mới. Duy trì hoạt động xúc tiến thị trường đối với các thị trường du lịch quốc tế truyền thống.
- b) Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thị trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường du lịch.
- c) Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch mang đặc trưng của địa phương, vùng. Phát triển các sản phẩm vui chơi giải trí gắn với kinh tế ban đêm và công nghiệp văn hóa, chú trọng các trung tâm du lịch.
- Giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch
- a) Nâng cao năng lực, bộ máy và cơ chế cho hoạt động xúc tiến quảng bá; tăng cường vốn ngân sách cho xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia, vùng; nghiên cứu thành lập các trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch tại các thị trường quốc tế trọng điểm.
- b) Đẩy mạnh chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, tập trung xúc tiến quảng bá theo trọng điểm, phù hợp với định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu du lịch.
- c) Xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành, tăng cường xã hội hóa xúc tiến quảng bá du lịch; Huy động sự hợp tác của các cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài; tận dụng tối đa sức mạnh truyền thông, nhất là truyền thông qua các mạng xã hội để quảng bá du lịch Việt Nam.
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch
- a) Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch; công bố và thực hiện chuẩn trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch từng bước hội nhập tiêu chuẩn nghề trong khu vực.
- b) Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế, giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch để phát triển nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp.
- c) Đa dạng các hình thức đào tạo: Đào tạo chính quy và đào tạo nghề; đào tạo bổ sung, đào tạo ngắn hạn; chú trọng đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng mới và tăng cường đào tạo tại doanh nghiệp, cho cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch.
- d) Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, giáo trình và tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo du lịch.
- Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ
- a) Phát triển hạ tầng công nghệ đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch, bảo đảm kết nối và tích hợp đồng bộ với hệ cơ sở dữ liệu quốc gia; ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch.
- b) Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, khai thác, thu thập và xử lý thông tin, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quản lý. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch.
- Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
- a) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; thực hiện đầy đủ các cam kết tại báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư phát triển du lịch; không ngừng cải thiện điều kiện, môi trường lao động và bảo đảm sức khỏe cho lao động ngành du lịch.
- b) Kết hợp giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của du lịch, của tài nguyên và môi trường với xây dựng chế tài xử phạt phù hợp đối với những hoạt động làm tổn hại tài nguyên và môi trường du lịch.
- c) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để kiểm soát các vấn đề về môi trường, quản lý và phát triển tài nguyên; kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch. Khuyến khích phát triển du lịch xanh, du lịch thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- d) Có chính sách hỗ trợ tài chính cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao nhận thức xã hội về tác động của biến đổi khí hậu và ưu tiên các dự án tăng cường khả năng thích ứng và năng lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
- Các giải pháp khác
- a) Nghiên cứu xây dựng quỹ hỗ trợ cộng đồng du lịch; khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương, ưu tiên hỗ trợ việc làm cho các đối tượng khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng.
- b) Giải pháp phát triển du lịch gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc gia; giữ gìn an ninh trật tự đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định này, quy định của pháp luật và các quy định có liên quan; lưu trữ, lưu giữ hồ sơ quy hoạch được duyệt theo đúng quy định.
- b) Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch; cung cấp dữ liệu có liên quan để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định; tham mưu đề xuất các giải pháp cần thiết theo quy định của Luật Quy hoạch và pháp luật liên quan.
- c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch. Định kỳ tổ chức báo cáo, đánh giá tình hình triển khai quy hoạch khi kết thúc từng giai đoạn trung hạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030; đồng thời rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu Quy hoạch để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với thực tiễn (nếu cần thiết).
- d) Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án phối hợp hỗ trợ, phù hợp với yêu cầu của Quy hoạch.
đ) Triển khai các chương trình, dự án, đề án để thúc đẩy phát triển kinh tế đêm và kinh tế chia sẻ trong hoạt động du lịch.
- e) Tăng cường phối kết hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy hoạch.
- g) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí ngân sách hàng năm thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan liên quan
- a) Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nội dung của quy hoạch bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất với việc thực hiện Chiến lược, quy hoạch khác có liên quan và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, từng ngành và địa phương.
- b) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông thương hiệu du lịch quốc gia gắn với quảng bá thương hiệu quốc gia.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương; quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy hoạch.
- b) Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, rà soát, xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch này; cập nhật nội dung các quy hoạch, đề án, dự án liên quan đang thực hiện trên địa bàn bảo đảm tuân thủ các định hướng về phát triển du lịch tại địa phương theo Quy hoạch này, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
- c) Trong quá trình triển khai lập các quy hoạch liên quan, cơ quan tổ chức lập quy hoạch phải bảo đảm khả năng tích hợp đồng bộ với Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt. Đồng thời, các địa phương chủ động quy hoạch bố trí quỹ đất phù hợp để thu hút đầu tư các Khu du lịch quốc gia và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối phù hợp với nguồn lực và nhu cầu của địa phương.
- d) Bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp khác để tổ chức triển khai các nội dung của Quy hoạch này, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục; – Lưu: VT, KGVX (03). |
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC ĐỊA ĐIỂM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Địa điểm tiềm năng | Vị trí |
I | Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc | |
1 | Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn | Hà Giang |
2 | Ô Quy Hồ | Lai Châu |
3 | Điện Biên Phủ – Pá Khoang | Điện Biên |
4 | Hồ Sơn La | Sơn La |
5 | Cao nguyên Sìn Hồ | Lai Châu |
6 | Thác Bà | Thác Bà |
7 | Mù Cang Chải | Yên Bái |
8 | Hồ Hòa Bình | Hòa Bình |
9 | Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng | Cao Bằng |
10 | Ba Bể | Bắc Kạn |
11 | Tân Trào | Tuyên Quang |
12 | Na Hang – Lâm Bình | Tuyên Quang |
13 | Mẫu Sơn | Lạng Sơn |
14 | Núi Cốc | Thái Nguyên |
15 | Vườn quốc gia Xuân Sơn | Phú Thọ |
Giai đoạn sau 2030, đề xuất nghiên cứu bổ sung Y Tý, Bắc Hà (Lào Cai), Tủa Chùa (Điện Biên) | ||
II | Vùng Đồng bằng sông Hồng | |
1 | Ba Vì | TP. Hà Nội |
2 | Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn | TP. Hà Nội |
3 | Khu vực Hồ Hoàn Kiếm – phụ cận và khu phố cổ Hà Nội | TP. Hà Nội |
4 | Cát Bà | TP. Hải Phòng |
5 | Vân Đồn – Cô Tô | Quảng Ninh |
6 | Yên Tử – Uông Bí | Quảng Ninh |
7 | Hồ Đại Lải | Vĩnh Phúc |
8 | Côn Sơn – Kiếp Bạc | Hải Dương |
9 | Tràng An | Ninh Bình |
10 | Kênh Gà – Vân Trình | Ninh Bình |
11 | Tam Chúc | Hà Nam |
Giai đoạn sau 2030, đề xuất nghiên cứu bổ sung Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam và hồ Đồng Mô (Hà Nội) | ||
III | Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung | |
1 | Sầm Sơn – Hải Tiến | Thanh Hóa |
2 | Kim Liên | Nghệ An |
3 | Vinh – Diễn Châu | Nghệ An |
4 | Thiên Cầm | Hà Tĩnh |
5 | Phong Nha – Kẻ Bàng | Quảng Bình |
6 | Cửa Việt – Cửa Tùng – Cồn Cỏ | Quảng Trị |
7 | Lăng Cô – Cảnh Dương | Thừa Thiên Huế |
8 | Sơn Trà | TP. Đà Nẵng |
9 | Bà Nà | TP. Đà Nẵng |
10 | Cù Lao Chàm | Quảng Nam |
11 | Lý Sơn | Quảng Ngãi |
12 | Mỹ Khê | Quảng Ngãi |
13 | Phương Mai | Bình Định |
14 | Vịnh Xuân Đài | Phú Yên |
15 | Vịnh Cam Ranh | Khánh Hòa |
16 | Vịnh Vân Phong | Khánh Hòa |
17 | Ninh Chữ | Ninh Thuận |
Giai đoạn sau 2030, đề xuất nghiên cứu bổ sung Pù Luông và Bến En (Thanh Hóa) | ||
IV | Vùng Tây Nguyên | |
1 | Măng Đen | Kon Tum |
2 | Biển Hồ – Chư Đăng Ya | Gia Lai |
3 | Yok Don | Đắk Lắk |
4 | Hồ Tà Đùng (thuộc Công viên ĐCTC Đắk Nông) | Đắk Nông |
5 | Đan Kia – Suối Vàng | Lâm Đồng |
Giai đoạn sau 2030, tiếp tục nghiên cứu bổ sung các địa điểm khác có tiềm năng | ||
V | Vùng Đông Nam Bộ | |
1 | Cần Giờ | TP. Hồ Chí Minh |
2 | Long Hải – Bình Châu | Bà Rịa – Vũng Tàu |
3 | Hồ Trị An | Đồng Nai |
4 | Núi Bà Đen | Tây Ninh |
5 | Bà Rá – Thác Mơ | Bình Phước |
Giai đoạn sau 2030, tiếp tục nghiên cứu bổ sung các địa điểm khác có tiềm năng | ||
VI | Vùng Đồng bằng sông Cửu Long | |
1 | Ninh Kiều | TP. Cần Thơ |
2 | Thới Sơn | Tiền Giang |
3 | Mang Thít | Vĩnh Long |
4 | Lung Ngọc Hoàng | Hậu Giang |
5 | Tràm Chim | Đồng Tháp |
6 | Hà Tiên | Kiên Giang |
7 | Nhà Mát – Bạc Liêu | Bạc Liêu |
8 | Mũi Cà Mau | Cà Mau |
* Ghi chú: Danh mục này là danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia thời kỳ 2021-2030 và sẽ được cập nhật, bổ sung trong thời kỳ quy hoạch.
– Giai đoạn sau 2030, tiếp tục nghiên cứu bổ sung các địa điểm khác có tiềm năng vào danh mục địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia.
PHỤ LỤC II
CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
xxMù Cang Chải (Yên Bái) xxVườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ)xx Hồ Hòa Bình (Hòa Bình)xx Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng (Cao Bằng) xxBa Bể (Bắc Kạn) xxTân Trào (Tuyên Quang) xxNa Hang- Lâm Bình (Tuyên Quang) xxMẫu Sơn (Lạng Sơn) xxNúi Cốc (Thái Nguyên) xxVùng Đồng bằng sông Hồng Ba Vì (Hà Nội)xx Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội)xx Khu vực Hồ Hoàn Kiếm – phụ cận và khu phố cổ Hà Nội (Hà Nội)xx Cát Bà (Hải Phòng)xx Vân Đồn – Cô Tô (Quảng Ninh) xx Yên Tử – Uông Bí (Quảng Ninh)xx Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc)xx Côn Sơn- Kiếp Bạc (Hải Dương)xx Tràng An (Ninh Bình)xxxxKênh Gà – Vân Trình (Ninh Bình)xx Tam Chúc (Hà Nam) xx Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung Sầm Sơn – Hải Tiến (Thanh Hóa)xx Kim Liên (Nghệ An)xx Vinh – Diễn Châu (Nghệ An) xxThiên Cầm (Hà Tĩnh)xx Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) xxCửa Việt – Cửa Tùng – Cồn Cỏ (Quảng Trị) xxLăng Cô – Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế) xxSơn Trà (Đà Nẵng) xxBà Nà (Đà Nẵng)xx Cù Lao Chàm (Quảng Nam)xx Lý Sơn (Quảng Ngãi) Mỹ Khê (Quảng Ngãi) xxPhương Mai (Bình Định) xxVịnh Xuân Đài (Phú Yên) xxVịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) xxVịnh Vân Phong (Khánh Hòa) xxNinh Chữ (Ninh Thuận)xx Vùng Tây Nguyên Măng Đen (Kon Tum)xx Biển Hồ – Chư Đăng Ya (Gia Lai) xxYok Đôn (Đắk Lắk) xxHồ Tà Đùng, thuộc Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông xxĐan Kia – Suối Vàng (Lâm Đồng) xxVùng Đông Nam Bộ Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh)xx Long Hải – Bình Châu (Bà Rịa -Vũng Tàu)xx Hồ Trị An (Đồng Nai) xxNúi Bà Đen (Tây Ninh)xx Bà Rá – Thác Mơ (Bình Phước)xx Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Ninh Kiều (Cần Thơ)xx Thới Sơn (Tiền Giang)xx Mang Thít (Vĩnh Long) xxLung Ngọc Hoàng (Hậu Giang) xxTràm Chim – Láng Sen (Đồng Tháp) xxHà Tiên (Kiên Giang) xxNhà Mát – Bạc Liêu (Bạc Liêu)xx Mũi Cà Mau (Cà Mau)xx Nhóm dự án về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịchĐào tạo nhân lực ngành du lịch có kỹ năng, trình độ chuyên nghiệpBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương liên quan Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịchxx Giáo dục cộng đồngxx Nhóm dự án đầu tư xúc tiến, quảng bá, phát triển thương hiệu du lịchĐổi mới, đa dạng hóa các hình thức marketing du lịch, ứng dụng công nghệ sốBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương liên quan Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khácNgân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác xxxxxxxxNgân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác x x x xxx x x xxx
TT | Dự án đầu tư | Mục tiêu chính | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Nguồn vốn | Thời gian thực hiện | |||||||
2021-2030 | 2030-2045 | ||||||||||||
I | Nhóm dự án chuyển đổi số trong ngành du lịch | Hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ các đối tượng | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác | ||||||||
1 | Xây dựng phần mềm/ứng dụng dành cho khách du lịch | x | |||||||||||
2 | Xây dựng phần mềm/ứng dụng dành cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch | x | |||||||||||
3 | Xây dựng phần mềm/ứng dụng cho hướng dẫn viên du lịch | x | |||||||||||
4 | Xây dựng phần mềm/ứng dụng dành cho cơ quan quản lý | x | |||||||||||
5 | Dự án phát triển hạ tầng công nghệ thông tin | x | |||||||||||
6 | Dự án bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ số, nâng cao năng lực lao động nghề và nhân lực quản lý nhà nước về du lịch | x | |||||||||||
II | Nhóm dự án phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch | Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch đảm bảo đồng bộ, kết nối và liên thông từ trung ương đến các địa phương | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác | ||||||||
1 | Điều tra, đánh giá, phân loại và số hoá tài nguyên du lịch Việt Nam | x | |||||||||||
2 | Xây dựng hệ thống thông tin số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch | x | |||||||||||
3 | Xây dựng hệ thống thông tin số về thị trường du lịch Việt Nam | x | |||||||||||
4 | Nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch ở trung ương và địa phương | x | |||||||||||
III | Nhóm dự án đầu tư phát triển hạ tầng các cực tăng trưởng chủ đạo gắn với các cực tăng trưởng quốc gia | Phát triển hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại bảo đảm các điều kiện kỹ thuật, góp phần tạo thuận lợi cho du khách, thu hút đầu tư phát triển du lịch. | Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc trung ương | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan | Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác | ||||||||
1 | Thành phố Hà Nội | x | |||||||||||
2 | Thành phố Hồ Chí Minh | x | |||||||||||
3 | Thành phố Đà Nẵng | x | |||||||||||
IV | Nhóm dự án đầu tư phát triển hạ tầng các trung tâm du lịch gắn với các đô thị có tiềm năng và lợi thế | Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc trung ương | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan | Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác | |||||||||
1 | Thành phố Hạ Long | x | |||||||||||
2 | Đô thị Ninh Bình | x | |||||||||||
3 | Thành phố Huế | x | |||||||||||
4 | Thành phố Đà Nẵng | x | |||||||||||
5 | Thành phố Hội An | x | |||||||||||
6 | Thành phố Quy Nhơn | x | |||||||||||
7 | Thành phố Nha Trang | x | |||||||||||
8 | Thành phố Đà Lạt | x | |||||||||||
9 | Thành phố Vũng Tàu | x | |||||||||||
10 | Thành phố Cần Thơ | x | |||||||||||
11 | Thành phố Phú Quốc | x | x | ||||||||||
V | Nhóm dự án đầu tư phát triển hạ tầng các Khu du lịch quốc gia đã được công nhận | Cải thiện, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch theo chiều sâu | Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc trung ương | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan | Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác | ||||||||
1 | Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai | x | |||||||||||
2 | Khu du lịch quốc gia Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ | x | |||||||||||
3 | Khu du lịch quốc gia Trà Cổ, tỉnh Quảng Ninh | x | |||||||||||
4 | Khu du lịch quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc | x | |||||||||||
5 | Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận | x | |||||||||||
6 | Khu du lịch quốc gia Tuyền Lâm, tỉnh Lâm Đồng | x | |||||||||||
7 | Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang | x | |||||||||||
8 | Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La | x | |||||||||||
9 | Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu | x | |||||||||||
VI | Nhóm dự án đầu tư phát triển hạ tầng địa điểm tiềm năng trở thành Khu du lịch quốc gia (bao gồm lập Quy hoạch chung xây dựng) | Đầu tư cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện các tiêu chí Khu du lịch quốc gia còn yếu, còn thiếu để được công nhận là Khu du lịch quốc gia | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan | Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác | ||||||||
1 | Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ | ||||||||||||
1.1 | Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) | x | |||||||||||
1.2 | Ô Quy Hồ (Lai Châu) | x | |||||||||||
1.3 | Điện Biên Phủ – Pá Khoang (Điện Biên) | x | |||||||||||
1.4 | Hồ Sơn La (Sơn La) | x | |||||||||||
1.5 | Cao nguyên Sìn Hồ (Lai Châu) | x | |||||||||||
1.6 | Thác Bà (Yên Bái) | ||||||||||||
1.7 | |||||||||||||
1.8 | |||||||||||||
1.9 | |||||||||||||
1.10 | |||||||||||||
1.11 | |||||||||||||
1.12 | |||||||||||||
1.13 | |||||||||||||
1.14 | |||||||||||||
1.15 | |||||||||||||
2 | |||||||||||||
2.1 | |||||||||||||
2.2 | |||||||||||||
2.3 | |||||||||||||
2.4 | |||||||||||||
2.5 | |||||||||||||
2.6 | |||||||||||||
2.7 | |||||||||||||
2.8 | |||||||||||||
2.9 | |||||||||||||
2.10 | |||||||||||||
2.11 | |||||||||||||
3 | |||||||||||||
3.1 | |||||||||||||
3.2 | |||||||||||||
3.3 | |||||||||||||
3.4 | |||||||||||||
3.5 | |||||||||||||
3.6 | |||||||||||||
3.7 | |||||||||||||
3.8 | |||||||||||||
3.9 | |||||||||||||
3.10 | |||||||||||||
3.11 | |||||||||||||
3.12 | |||||||||||||
3.13 | |||||||||||||
3.14 | |||||||||||||
3.15 | |||||||||||||
3.16 | |||||||||||||
3.17 | |||||||||||||
4 | |||||||||||||
4.1 | |||||||||||||
4.2 | |||||||||||||
4.3 | |||||||||||||
4.4 | |||||||||||||
4.5 | |||||||||||||
5 | |||||||||||||
5.1 | |||||||||||||
5.2 | |||||||||||||
5.3 | |||||||||||||
5.4 | |||||||||||||
5.5 | |||||||||||||
6 | |||||||||||||
6.1 | |||||||||||||
6.2 | |||||||||||||
6.3 | |||||||||||||
6.4 | |||||||||||||
6.5 | |||||||||||||
6.7 | |||||||||||||
6.8 | |||||||||||||
6.9 | |||||||||||||
VII | |||||||||||||
1 | |||||||||||||
2 | |||||||||||||
VIII | |||||||||||||
1 | Quảng bá và xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài | x | |||||||||||
2 | Quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước | x | |||||||||||
3 | Phát triển marketing điện tử phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch | x | |||||||||||
4 | Sản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến du lịch | x | |||||||||||
IX | Nhóm dự án bảo tồn phát huy giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch | Đảm bảo các mục tiêu phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và bao trùm | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan | Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác | ||||||||
1 | Dự án bảo tồn, tôn tạo các công trình di tích lịch sử văn hóa tại các khu vực động lực phát triển du lịch | x | |||||||||||
2 | Dự án xây dựng xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các khu du lịch quốc gia, khu vực động lực phát triển du lịch | ||||||||||||
3 | Dự án xây dựng, tu bổ kè hoặc nạo vét lòng hồ để bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch tại các khu du lịch quốc gia, khu vực động lực phát triển du lịch | ||||||||||||
4 | Dự án tôn tạo, xây dựng các công viên tại các trung tâm du lịch, các khu du lịch quốc gia, địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia và tại các đô thị trong các khu vực động lực phát triển du lịch. | ||||||||||||
5 | Dự án sửa chữa, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trung tâm du lịch, các khu du lịch quốc gia, địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia và tại các đô thị trong các khu vực động lực phát triển du lịch | x | |||||||||||
6 | Dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong đảm bảo môi trường xã hội cho phát triển du lịch | ||||||||||||
7 | Dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý giám sát môi trường tự nhiên trong du lịch | ||||||||||||
8 | Dự án phát triển giao thông công cộng (xe buýt điện) tại các trung tâm du lịch, các khu du lịch quốc gia đã được công nhận | ||||||||||||
9 | Các dự án nghiên cứu xây dựng quy định, hướng dẫn, tiêu chí, tiêu chuẩn phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch | x | |||||||||||