Khái niệm sáng chế và giải pháp hữu ích theo quy định của luật sở hữu trí tuệ có những điểm giống và khác nhau như thế nào ? Các phương thức, cách thức để đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích sẽ được Luật Minh Khuê tư vấn và phân tích cụ thể như sau
1. Sáng chế là gì? Giải pháp hữu ích là gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 4.12, Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).
Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật và giải pháp đó được công nhận là có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới khi: Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật không trùng với giải pháp kỹ thuật đã được mô tả và đã nộp cho cơ quan cấp bằng độc quyền về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích trước đó. Thứ hai, trước đó giải pháp kỹ thuật này chưa bộc lộ công khai ở trong hay ngoài nước dưới hình thức sử dụng hay mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình có thể thực hiện giải pháp kỹ thuật đó.
Giải pháp kỹ thuật được công nhận có trình độ sáng tạo nếu giải pháp đó là bước tiến sáng tạo và cho đến ngày ưu tiên của đơn so với trình độ kỹ thuật của trong và ngoài nước, giải pháp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Giải pháp kỹ thuật được công nhận có khả năng áp dụng nếu căn cứ vào bản chất của giải pháp kỹ thuật được mô tả trong sáng chế, giải pháp hữu ích, có thể thực hiện được giải pháp đó trong việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm, hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và đạt được kết quả ổn định (Điều 60, Điều 61, Điều 62 Luật SHTT).
Căn cứ pháp lý :
– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
2. Đơn đăng ký sáng chế được xem xét theo trình tự nào
Đơn đăng ký sáng chế được Cục sở hữu trí tuệ xem xét theo các bước cơ bản sau:
Đơn được tiếp nhận nếu đủ các tài liệu thiết yếu. Đơn được thẩm định hình thức để đánh giá về yêu cầu của hình thức và quyết định từ chối hay chấp nhận đơn hợp lệ . Đơn được công bố trên công báo của Cục sở hữu trí tuệ. Theo yêu cầu của người nộp đơn hoặc bất ký người thứ ba nào, đơn được thẩm định nội dung để dánh giá sáng chế nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ hoặc từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế / Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Yêu cầu thẩm định nội dung phải làm theo mẫu quy định phải được nộp trong thời hạn 42 tháng đối với sáng chế hoặc 36 tháng đối với giải pháp hữu ích từ ngày ưu tiên của đơn và người yêu cầu phải nộp phí theo quy định.
>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, uy tín và chất lượng
Trình tự xem xét đơn sáng chế được thể hiện trong sơ đồ sau:
– Đơn được tiếp nhận sau khi đơn tới Cục sở hữu trí tuệ. Nếu không, Cục sở hữu trí tuệ sẽ không thông báo từ tiếp nhận đơn trong thời hạn 15 ngày tình từ ngày nhận được đơn.
– Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế, Cục sở hữu thẩm định hình thức đơn và thông báo cho người nộp đơn về quyết định chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ
– Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung (nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc từ ngày công bố đơn (nếu yêu cầu thẩm định được nộp trước ngày công bố đơn), người nộp đơn và người thứ ba yêu cầu thẩm định nội dung sẽ được cục sở hữu trí tuệ thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn, trong đó nêu rõ đối tượng có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không.
3. Cần phải làm gì khi tiến hành đăng ký sáng chế ?
– Trường hợp được cục sở hữu trí tuệ thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc dự định từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế/ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Người nộp đơn cần phải sửa chữa những thiếu sót của đơn (nếu có thể) hoặc nêu ý kiến phản bác lý do dẫn đến từ chối cấp bằng độc quyền không xác định của Cục sở hữu trí tuệ.
– Trường hợp được Cục sở hữu trí tuệ thông báo về việc có người khác phản đối việc cấp Bằng độc quyền sáng chế/ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Người nộp đơn có thể sửa đổi bản mô tả nhằm thu hẹp yêu cầu của đơn bảo hộ (nhưng không được làm thay đổi bản chất) của sáng chế hoặc nêu ý kiến phản bác những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối
– Để khắc phục thiếu sót của đơn. Người nộp đơn có thể sửa đổi đơn, tuy nhiên việc thay đổi không làm thay đổi bản chất sáng chế và không được mỏ rông yêu phạm vi yêu cầu bảo hộ sáng chế.
– Nếu không đồng ý với các quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Người nộp đơn có thể khiếu nại lên cục trưởng cục sở hữu trí tuệ.Trường hợp không đồng ý với giải quyết khiếu nại lần đâu, người nộp đơn có thể khiếu nại lên bộ trưởng bộ khỏa học công nghệ hoặc khởi kiện vụ án hành chính ra tòa.
4. Đơn đăng ký sáng chế có thể nộp bằng cách nào ?
Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể tự mình nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc đại diện sở hữu công nghiệp.
Hoặc bạn có thể ủy quyền cho Winco thực hiện việc này thay bạn.
Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH WINCO
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: winco@winco.vn
Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: (84-24) 3 7628119 / (84-24) 3 7628185 để được giải đáp.