Đó là các loại túi xách, thắt lưng, ví, đồng hồ v.v. không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả các nhãn hiệu nổi tiếng như Valentino, Calvin Klein, Prada, Montblanc, Gucci, Cartier, Rolex, Seiko, Chanel, Rayban, Burberry, Dior, Hermes v.v..
Ước tính số lượng khoảng 1.500 sản phẩm bị tạm giữ này trị giá gần 150 triệu đồng (146.195.000 đồng), đang được cơ quan chức năng lập hồ sơ xử lý.
Đây được nhận định là 2 điểm nóng về kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại TP.HCM thời gian qua. Tuy bị liên tục kiểm tra, thu giữ, xử phạt nhiều lần nhưng sự việc cứ tái diễn liên tục.
Chẳng hạn vào đầu tháng 1.2020, lực lượng quản lý thị trường cũng đã mở 3 đợt kiểm tra đối với Sài Gòn Square và cũng đã thu giữ hàng nghìn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.
Cơ quan chức năng nhận định, để dẹp bỏ thực trạng này phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng và đặc biệt là vai trò của chính quyền địa phương.
Hoạt động này nằm trong kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020 tại địa bàn TP.HCM.
Hàng giả, nhái nhãn hiệu nổi tiếng thường được bán với giá rẻ hơn để đánh vào ham muốn xài hàng hiệu nhưng giá rẻ của người tiêu dùng, cũng có lúc nó được bán bằng hoặc cao hơn giá hàng thật để giả vờ là hàng có giá trị.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cần luôn nhớ rằng hàng giả và hàng nhái không những làm ảnh hưởng đến người sản xuất và nền kinh tế, mà còn trực tiếp là mối hiểm họa cho sức khỏe và cuộc sống của mỗi người.
NGUỒN CONGTHUONG.VN