Các quy định pháp lý về Tiền ảo, tiền điện tử, tài chính phi tập trung tại Việt Nam và vai trò của Luật sư trong quá trình tư vấn cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
Phần 1: Tài sản số là gì? Tương lai gì cho tài khoản số trên toàn cầu?
Trong 10 năm trở lại đây với sự phát triển như vũ bão của Công nghệ thông tin tiến lên từ các nền tảng kỹ thuật 2.0, 3.0 tới 4.0 thì hàng loạt các loại hình tài sản mới ra đời hòa cùng các hoạt động thương mại, tài chính tấp nập của hệ thống tài chính toàn cầu.
Khởi đầu các tài sản dạng số chỉ là các loại thẻ nạp điện thoại, nạp game, vật dụng, đồ chơi dạng số trong những Game, tiến hơn là các loại tiền nạp, tiền ảo, tài khoản VIP, chứng nhận số có tác dụng với 1 hệ sinh thái nhất định, xa hơn nữa các loại hình chứng nhận sở hữu tương đương như 1 USD ảo ghi nhận trong tài khoản có giá trị tương đương 1 USD thật ngoài thị trường v.v…
Hệ thống máy tính internet chứng nhận ngang hàng phi tập trung như trong công nghệ Blockchain ra đời đã khiến các loại tài sản này tiến sang 1 bước tiến mới: các tài khoản số phi tập trung. Tuy vậy khi những loại hình tài sản này ra đời đã làm lúng túng những nhà làm luật. Họ không thể hình dung nổi có một loại tài sản lại không dựa vào bất kỳ yếu tố vật chất nào làm nền tảng đảm bảo cho giá trị của nó chẳng hạn như Bitcoin và Ethereum.
Để định tên các loại tài sản này đã là một sự khó khăn, hơn nữa lại phải xây dựng một hành làng pháp lý cho chúng. Những phản ứng tiêu cực ban đầu là cấm, không thừa nhận, chối bỏ. Nhưng lệnh cấm hay sự chối bỏ của các chính phủ không giúp ích gì cho họ vì nó vẫn tồn tại và thách thức các nhà làm luật.
Những vụ án trộm cắp, lừa đảo, tống tiền, trốn thuế hay che dấu tài sản tiếp tục làm các nhà làm luật phải đau đầu. Công nhận hay chối bỏ? Các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… đã xây dựng một hành lang pháp lý cho các loại tài sản này và gọi nó là tài sản số. Các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Ripple, Chainlink… trở thành 1 dạng hàng hóa số có thể định danh và xác định giá trị. Các quy định pháp lý nghiệm ngặt về KYC sinh ra áp dụng mạnh mẽ với các sàn giao dịch điện tử để chống các hoạt động rửa tiền.
Để hiểu về tài sản số và có thể tư vấn cho khách hàng liên quan thì các công ty Luật như WINCO không phải chỉ thông thạo về các quy định pháp luật mà còn phải đủ kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ Blockchain, hiểu về bản chất và các quy định pháp lý quy định trong việc quản lý các tài sản này.
Chúng tôi đã tiến xa trước các hãng luật khác ở Việt Nam cả chục năm trong việc nắm bắt những bước tiến của công nghệ 4.0. Hợp tác cùng các chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu chúng tôi luôn đi trước đón đầu, giúp bảo vệ các sáng chế hàng đầu về sự cải tiến của công nghệ Blockchain tại Việt Nam cho nhiều nhà sáng chế tiến tới xin cấp bằng độc quyền tại cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Không những vậy với nền tảng hiểu biết sâu sắc về hành lang pháp lý của Việt Nam, WINCO luôn đồng hành hỗ trợ tư vấn cho các khách hàng biết được thế nào là hợp lý trong việc bảo vệ tài khoản số của quý vị phù hợp luật pháp Việt Nam. Điều gì nên làm và nên tránh khi các quy định pháp lý về tài sản số đang dần hoàn thiện tại Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về các quy định pháp lý hiện hành với các tài sản số như Bitcoin, Ethereum, Litecoin… và các quy định pháp lý liên quan xin các bạn đọc thêm phần 2: Hành lang pháp lý quản lý các dạng tài sản như tiền điện tử, tiền ảo tại Việt Nam hiện nay như thế nào?